Download miễn phí Luận văn Thơ ca Huyền Quang con đường của thiền và cái đẹp





Huyền Quang là một Thiền sư lỗi lạc trong vườn Thiền Trúc Lâm Việt
Nam. Nhưng bên cạnh đó, ông còn là mộttriết gia uyên thâm, suy tưởng những
luận điểm về thế giới và nhân sinh mà con người thường xuyên phải đối mặt như
tồn tại, mối quan hệ của con người và giới tự nhiên, vịtrí của con người giữa
cuộc đời v.vv.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ái có và ngược lại. Như khi
chàng Kim Trọng bước đến vườn thúy thì người ngọc đâu không thấy, chỉ có
“hoa đào năm ngoái còn cười gió đông” (Truyện Kiều – Nguyễn Du). Nhà thơ
tài tình chỉ nhắc đến cảnh hoa đào khoe sắc rực rỡ chơi đùa với gió xuân trước
mắt giống như cảnh năm ngoái, mà thể hiện được cái thiếu vắng bóng dáng
người thiếu nữ. Mối quan hệ có - không đó không ngừng vận động biến chuyển.
Và Thiền sư hiền minh Huyền Quang trong suốt cuộc đời mình đã làm cuộc dạo
chơi thảnh thơi an nhàn giữa hai thái cực tưởng chừng như đối lập ấy.
Con người tiếp xúc và cảm nhận thế giới xung quanh qua ngũ giác: thị
giác, thính giác, xúc giác, vị giác, khứu giác. Trong đó, thị giác giúp ta cảm nhận
thế giới biến chuyển không ngừng một cách trực quan nhất. Còn thính giác mang
lại cho chúng ta một thế giới không thể nhìn ngắm cụ thể mà chỉ có thể cảm
nhận, do đó càng thêm phong phú và nhiều tầng bậc. Thanh và vô thanh, có âm
60
thanh hay không có âm thanh, hoàn toàn phụ thuộc vào cảm giác. Nghe thấy hay
không nghe thấy, vì là cảm giác, cũng mang tính chất tương đối. So với cái nhìn
trực giác, cảm nhận bằng thính giác cũng phong phú nhưng mơ hồ và khó nắm
bắt hơn rất nhiều. Trong số thơ ca còn lại của Huyền Quang (không kể bài phú
Nôm Vịnh Hoa Yên Tự), âm thanh khá hiếm hoi. Tiếng chim cưu được nhắc đến
một lần trong bài Trú miên nhưng lại là tiếng chim đã tắt (Mộc tê song ngoại
thiên cưu tịch). Tiếng dế được nhắc đến một lần trong bài Sơn vũ (Cùng thanh
tức tức vị thùy đa). Tiếng thông reo được khắc họa một lần trong bài Tảo thu
(Tiêu tiêu đình thụ báo thu thanh). Tiếng chuông được nhắc đến nhiều nhất (hai
lần) trong bài Đề Đạm Thủy tự (Ủng phạm xao chung giản lạc hoa) và bài Diên
Hựu tự (Thượng phương thu dạ nhất chung lan).
Trong thơ Huyền Quang, thế giới của âm thanh hiện diện trong sự tương
tác giữa thanh và vô thanh. Vì không có âm thanh mà ta cảm nhận được âm
thanh có tồn tại. Tiếng chim cưu ríu ríùt được cảm nhận một cách sâu sắc nhất khi
nó đã tắt. Trong khung cảnh chiều quê cây cối tươt tốt, núi non xanh rờn quanh
co thấp thoáng dưới bóng tà dương, cái yếu tố còn thiếu ấy là tiếng chim cưu.
Tiếng chim trong thực tại thì không có nhưng được gọi lên bằng hồi ức của nhà
thơ, cùng với cảnh đẹp trước mắt làm nên một cảnh sắc hoàn mỹ. Đó là cách lấy
vô thanh để biểu đạt âm thanh hết sức tài tình. Có khi, nhà thơ lại dùng cái hữu
thanh để tương tác với cái tịch lặng vô hình như tiếng dế trong bài Sơn vũ. Dùng
tiếng dế gáy nỉ non để thể hiện lòng thiền tịch tĩnh (Dĩ hĩ thành thiền tâm nhất
phiến) của nhà thơ. Càng tịch tĩnh bao nhiêu thì âm thanh cất lên càng vang
động bấy nhiêu, càng làm nổi bật cái tịch tĩnh. Nguyên lý tương quan giữa thanh
61
và vô thanh được thể hiện một cách sinh động trong thế giới nghệ thuật của
Huyền Quang.
Âm thanh tiếng chuông vang vọng trong một phạm vi không gian rộng là
một biểu tượng quan trọng của Phật giáo. Thiền sư Thần Tú có một bài kệ nổi
tiếng về âm thanh:
Nhữ văn đả chung thanh, đả thời hữu, vị đả thời hữu? Thanh thị hà
thanh?
Nhữ văn đả chung thanh, chỉ tại tự nội hữu, thập phương thế giới
diệc hữu chung thanh bất? [81, tr.162]
(Anh nghe thấy tiếng chuông, lúc đánh chuông nghe thấy, hay khi
chưa đánh chuông nghe thấy? Âm thanh đó là cái nào?
Anh nghe thấy tiếng chuông, chỉ trong chùa nghe thấy, mười
phương thế giới có nghe thấy hay không?)
Thần Tú đưa ra một vấn đề rất thâm thúy: tiếng chuông lúc được đánh lên
thì nghe thấy, vậy lúc chưa đánh chuông có nghe thấy không? Nếu tiếng chuông
chỉ trong phạm vi chùa mới nghe thấy, vậy thì cả vũ trụ (mười phương thế giới)
phải chăng cũng có thể nghe được? Tiếng chuông là một hiện tượng vật lý, được
dùng để báo thời gian, rồi được nghe thành một âm thanh khác, là tiếng thuyết
Pháp của đức Phật Thích ca. Tiếng chuông vật lý có thể bị giới hạn về phạm vi
tiếng vang, còn tiếng thuyết pháp của Phật thì vượt qua mọi giới hạn về không
gian và thời gian. Ở đây, thanh và vô thanh được Thần Tú đề cập đến dưới góc
độ tương tác giữa âm thanh tiếng chuông thực tại và sự phản chiếu hết lớp này
đến lớp khác của tiếng chuông – tiếng Phật – trong tâm linh con người.
62
Tiếng chuông ấy được Huyền Quang ưu ái nhắc đến trong thơ mình hai
lần, mỗi lần đều khởi phát những cảm nhận khác nhau. Nếu như Thần Tú không
biết nghe thấy tiếng chuông khi đánh lên hay khi chưa đánh chuông thì trong
đêm thu ở chùa Diên Hựu, Huyền Quang nghe được âm thanh của tiếng chuông
đã tắt: Thượng phương thu dạ nhất chung lan (Đêm thu, trên chùa nghe một
tiếng chuông đã tàn). Cấu tạo của chuông khiến cho âm thanh có một vùng cộng
hưởng rộng, tiếng chuông thực sự đã dứt nhưng những lớp cộng hưởng của nó thì
cứ nối tiếp nhau đưa âm hưởng của tiếng chuông lan xa mãi. Trong buổi chiều
dạo chơi bên đình Đạm Thủy cỏ cây tươi tốt sau cơn mưa, bầu trời quang đãng
trong bóng tà dương nhàn nhạt, cảnh sắc mang một vẻ thanh tịch an nhiên, nhà
nghệ sỹ – thiền sư thản nhiên giúp nhà chùa thỉnh chuông và nhặt hoa rơi. Âm
thanh về bản chất vật lý là do sóng âm cấu thành, là một dạng động. Nhưng với
Huyền Quang thì âm thanh đó thuần túy là một hiện tượng xứng đáng được nâng
niu trân trọng như bao hiện tượng khác trong đời sống, chứ không mảy may làm
cái tâm tịch tĩnh của nhà thơ xao động. Đó là thứ năng lực thấy biết sự vật “như
thực”, không bắt nguồn từ bất kỳ kiến thức, học thuật, giáo điều nào. “Nó là
năng lực trực giác phát khởi trong trạng thái hiện hữu trọn vẹn, không có bóng
dáng của ý thức tư lượng phân biệt.”[2, tr.86] Khi nghe tiếng chuông như là
chính nó, tức là đã tiếp cận bản tính của âm thanh. Khi đó, âm thanh tiếng
chuông kì diệu như là lời giảng về Phật tính của Đức Phật vậy.
Nghe một hồi chuông ngân nga vào lúc nửa đêm ngân nga trên sóng nước
mênh mông như trong bài Diên Hựu tự dường như làm ta lạc vào một thế giới
khác. Tâm ta không cố ý tìm đón bắt tiếng chuông, cũng như mọi tiếng nhạc
khác của đất trời. Mà chính tiếng chuông đã đến với ta, tự nhiên như có như
63
không, như gần như xa… Thượng phương thu dạ nhất chung lan. Tiếng chuông
chùa tự thân phảng phất một âm hưởng siêu thoát, âm hưởng đưa đường, đưa
chúng sinh đi qua cây cầu mộng ảo của thế gian để đến bến bờ siêu thoát, như
trong tứ thơ tài hoa của công chúa Huệ Phổ (em gái vua Minh Mạng):
Tuyết bắc hương nam dữu mộng diêu
Nguyệt sắc chung thanh tống quá kiều
(Tuyết bắc hương nam dìu dắt cơn mộng
Tiếng chuông màu trăng tiễn qua cầu)
Trong thơ Thiền, ánh trăng và tiếng chuông thường là ẩn dụ của sự thức
tỉnh, của đời sống thanh thoát an nhiên tự tại. Bằng cái nhìn âm thanh trong
tương quan tùy thuộc lẫn nhau của nhiều hiện tượng, Huyền Quang thật sự đã
học được cách lắng nghe âm thanh, trong thời khắc đó nghe nó chỉ thuần túy là
âm thanh, thì tức là đã nghe được âm...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top