Download miễn phí Luận văn Đóng góp của Phạm Thái trong văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX





MỤC LỤC
Trang phụbìa
Lời Thank
Mục lục
MỞ ĐẦU.1
Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀPHẠM THÁI
1.1. Bối cảnh thời đại.8
1.2. Chân dung Phạm Thái .16
1.3. Thơvăn Phạm Thái.19
Chương 2: NỘI DUNG THƠVĂN VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA
PHẠM THÁI
2.1. Thơvăn Phạm Thái và hiện thực xã hội đương thời .22
2.1.1. Hình ảnh xã hội thời tao loạn .22
2.1.2. Hình ảnh quan lại đương thời.24
2.2. Thơvăn Phạm Thái và hình ảnh con người cá nhân .29
2.2.1. Con người tài hoa, phong lưu, lãng mạn .30
2.2.2. Con người đa tình và tựdo trong tình yêu .36
2.2.3. Con người ngang tàng, cuồng phóng .45
2.2.4. Con người tuyệt vọng, chán đời .51
2.3. Thơvăn Phạm Thái và hình ảnh thiên nhiên .54
2.3.1. Những bức tranh thiên nhiên mĩmiều.54
2.3.2. Những bức tranh thiên nhiên ảm đạm .61
2.4. Thơvăn Phạm Thái và tôn giáo.66
2.4.1. Nho giáo .66
2.4.2. Phật giáo .70
2.4.3. Đạo giáo .78
Chương 3: NGHỆTHUẬT THƠVĂN VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA
PHẠM THÁI
3.1. Thểloại.92
3.1.1. Truyện thơ.92
3.1.1.1. Tựtruyện .92
3.1.1.2. Nhân vật.96
3.1.1.3. Kết cấu truyện.101
3.1.2. Thơtrữtình.109
3.1.2.1. Thơ Đường luật.109
3.1.2.2. Thơlục bát và song thất lục bát.114
3.1.3. Văn xuôi .122
3.1.3.1. Văn tế.122
3.1.3.2. Các tờphảkhuyến và bài văn khao thần ôn dịch .126
3.1.4. Phú.127
3.2. Từngữ.133
3.2.1. Từngữtrau chuốt, điêu luyện .133
3.2.2. Từngữbình dân, “quảng trường”, “chợbúa” .136
3.3. Giọng điệu.141
3.3.1. Giọng điệu cảm thương.142
3.3.2. Giọng điệu trào phúng .143
3.3.3. Giọng điệu bi tráng.148
KẾT LUẬN.154
TÀI LIỆU THAM KHẢO.158



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

tin về thuật phong thủy, tướng số, về cầu tiên giáng bút, về mộng mị… [26, tr. 5].
Thơ văn Phạm Thái ảnh hưởng nhiều từ tư tưởng của Đạo giáo. Trước tiên đó là
niềm tin vào thuật phong thủy. “Thuật phong thuỷ là cách áp dụng nguyên lí âm
dương và ngũ hành vào việc xem đất” [96, tr. 339]. Căn cứ vào hình thế đất đai và “tùy
theo sự tương sinh, tương khắc, chế hóa của ngũ hành mà thầy địa lý tán ra lợi hại
của thế đất ấy” [26, tr. 110 – 111] để quyết định dựng đình chùa, đặt tỉnh lỵ, kinh đô,
nhà ở, đặt mồ mả…. Trong các thế kỷ XVI - XIX, ở khắp nơi đâu đâu cũng thấy áp
dụng thuật phong thủy trong xây dựng đến “đặt mồ mả trong các gia đình bình thường
dân cùng kiệt cũng không thể thiếu được vai trò của ông thầy địa lý” [26, tr. 115].
Trong Sơ kính tân trang, nhà họ Phạm có lòng tin tuyệt đối vào thuật phong thủy
nên gia họ cho sửa sang lại phần mộ của tiền nhân. Phần mộ này đã được chôn cất theo
thuật phong thủy:
Sửa sang một cuộc âm phần,
Hàm thư đan phượng lắm phần tinh hoa.
Minh đường chung tú thay là,
Án Thai sơn trấn, chẩm Sa thủy triền.
Hai bên tốn bút, tân nghiên,
Huyệt hình tướng pháp hợp bên văn hình.
(Sơ kính tân trang)
Hình thế nơi chôn tiền nhân họ Phạm là: chim đỏ ngậm sách. Theo phép phong
thủy, huyệt chôn nơi có nước tụ mà hình đất lại quang đãng, sáng sủa thì gọi là “minh
đường” còn “Án Thai sơn trấn” là những ngôi mộ kết văn nghiệp thì đằng trước có
“án”. Ở đây, Phạm Thái cho rằng mộ tiền nhân họ Phạm chôn phía trước có những gò
đống chắn như một cái “án” phía trước. Đằng sau ngôi mộ có dòng nước chảy qua bãi
cát rồi bao quanh lấy ngôi mộ. Không những thế, nơi chôn tiền nhân họ Phạm hai bên
huyệt có những gò đống như cái bút, cái nghiên. Thế đất phải gắn liền với bốn phương
quy tụ, phía trước phải có gì làm tiểu án (như có núi chắn, sông ngăn). Ngoài ra, còn
có bàng sa triều cúng (bãi cát rộng chầu cúng vào). Phía sau phải có gì làm điểm dựa,
gọi là hậu chẩm, có long mạch như thúc vào… “Thuật phong thủy là lấy mỗi chỗ đứng
làm trung tâm, với bốn phương trời đất hội tụ chầu về, thành ngũ phương ngũ thần”
[26, tr. 117]. Như vậy, theo phong thủy, thế đất chôn tiền nhân họ Phạm là thế đất tốt,
con cháu sẽ có người tài giỏi. Thật vậy, sau này sinh ra một Phạm Kim rất tài hoa.
Đạo giáo còn ảnh hưởng rất rõ trong thơ văn Phạm Thái ở khía cạnh “niềm tin
tướng số” và hệ quả kéo theo đó là niềm tin vào việc đoán số tử vi. Cũng xuất phát từ
thuyết lý của Đạo giáo: người theo phép đất, đất theo phép trời, trời theo phép đạo, đạo
theo phép tự nhiên thì mỗi con người sinh ra là một tiểu vũ trụ, mỗi tiểu vũ trụ gắn liền
với đại vũ trụ. Đại vũ trụ, trăng sao, trời đất cho phối chặt chẽ mọi mặt đời sống của
mỗi con người, tiểu vũ trụ. Từ thuyết lý này, các nhà thần học Đạo giáo đặt ra thuật
xem tướng, đoán số [26, tr. 121].
Thuật xem tướng trước đây khá phổ biến ở nước ta, người hành nghề xem tướng
thường có chút ít Nho học, Đạo học, giỏi tính toán âm dương, ngũ hành. Thuật xem
tướng thường đánh giá là con người sinh ra, cha mẹ cho hình thể, trời cho nguyên khí (con
trời sinh tính). Tính khí được biểu hiện ra cốt tướng, nhìn tướng mạo ở mỗi người mà
đoán ra tính nết, tính cách của người ấy - “Trông mặt mà bắt hình dong”. “Xem tướng
thường xem ở chỗ ấn đường (giữa hai lông mày) xem hình thể các ngón tay, xem
những nếp gấp trong lòng bàn tay…mà đoán ra nhiều thứ ở mỗi con người như vận
mệnh, danh vị, tài lộc, sức khỏe, tình duyên…” [26; tr. 120 – 121]. Trong Sơ kính tân
trang, Nhạn đồng đã “cảnh báo” tướng mệnh của Quỳnh Thư cho chủ biết: “Hai cung
nhật nguyệt thần quang, Tài thông minh với văn chương rất kỳ. Song hiềm phúc ấn
tiêm đê, E đường thọ khảo kém bề nhân.”. Theo sách coi tướng, “Hai cung nhật
nguyệt thần quang” là hai con mắt sáng long lanh, linh hoạt như có “thần”, tướng
người thông minh, giỏi văn học. Nhạn đồng thấy Quỳnh Thư có “phúc ấn tiêm đê”
nghĩa là chỗ giữa trán, phía trên sống mũi, nhọn và thấp. Đó là tướng người yểu mệnh.
Tin vào tướng số nên người ta cũng tìm cách đoán số tử vi. Theo cách tính số tử vi
người ta không chỉ biết được số mệnh của một người cụ thể mà còn tính ra được ngày
giờ, tháng năm lành dữ của người đó. “Việc tin theo số tử vi ngày xưa khá thịnh hành
ở lớp người có chữ Nho học” [26, tr. 132]. “Theo quan niệm sinh tử của Đạo giáo, mỗi
con người sinh ra tồn tại gắn với một vì sao trên trời” [26, tr. 126 -128]. Vì sao trên
trời tắt thì con người gắn với vì sao ấy ở hạ giới cũng chết. Cai quản việc sinh tử đó là
Ngọc Hoàng, giúp việc cho Ngọc Hoàng có Nam Tào (coi việc sinh), Bắc Đẩu (coi
việc tử). Theo tư duy của Đạo giáo nên khi cha mẹ Phạm Kim chết, Phạm Thái đã viết:
“Sao chìm Bắc cực, mây lồng Nam tinh” (Sơ kính tân trang). Còn sao “chiếu mệnh”
của Phạm Kim là ngôi sao thứ nhất trong chùm sao Bắc đẩu (khôi tinh): “Cẩm đường
rạng vẻ khôi tinh một người”. Ngôi sao này ứng vào bản mệnh chức quan tể tướng của
triều đình. Phạm Kim mới ra đời có tướng mạo khác thường và khi xem số tử vi đã
thấy rõ:
Tử vi xem mới lạ dường,
Lộc Quyền chiếu mệnh, Khúc Xương giáp trì.
Âm, Dương lưỡng điệu càng ghê,
Việt, Khôi, Tử, Phủ đóng về thân cung.
Còn e Dương, Kiếp, Đà Không,
Nửa trung vận chửa khỏi vòng truân chuyên.
(Sơ kính tân trang)
Theo phép xem số tử vi, “Hóa lộc” chủ về lương bổng, “Hóa quyền” chủ về địa vị.
“Văn khúc Văn Xương” là chủ về văn tài. Theo tinh thần Đạo giáo, thần Văn Xương
gắn với chòm sao Khuê. Theo phép xem số tử vi, phải xét những ngôi sao ở một cung,
chủ yếu là cung mệnh, những ngôi sao ở hai bên (giáp trì) và những ngôi sao ở các
cung khác chiếu tới. Xung quanh ngôi sao cung mệnh của Phạm Kim, ở cung thân có
các ngôi sao thể hiện số cực quý: Thiên Việt, Thiên Khôi, Tử Vi, Thiên Phủ. Nhưng
bên cạnh đó cũng có những ngôi sao xấu: Kình Dương, Địa Kiếp, Đà La, Thiên
Không. Chính những ngôi sao này đã báo trước số Phạm Kim “truân chuyên”. Cũng
là một cách “xem ngày giờ tốt xấu”, trong Sơ kính tân trang, Phạm Kim có tài bói
chân giò. Phạm Kim – Quỳnh Thư yêu nhau hai năm. Khi Phạm Kim có việc về quê.
Trong lúc ấy, Quỳnh Thư bị viên đô đốc chốn kinh kỳ ép duyên. Quỳnh Thư đã gửi
thư báo cho Phạm Kim biết việc đó. Phạm Kim nhận được thư, lòng lo âu nên tự bói:
Độn xem một quẻ mối âu,
Khắc âm hậu thổ, động câu, Đằng thần.
Bói thì quẻ thủy lôi truân,
Lục thần vương hổ, lục thân không tài.
Chân giò ủ cái, xung ngoài,
Vị Ly hỏa vượng, cung Đoài kim suy.
(Sơ kính tân trang)
Theo quẻ bói, Phạm Thái thấy móng giữa chân giò có vẻ “ủ ê”, móng ngoài có vẻ
“lo buồn”. Cũng theo phép xem chân giò, ở cung Ly hành hỏa vượng và ở cung Đoài
hành kim suy thì có chuyện bất hạnh xảy ra cho sáu loại người thân (cha, mẹ, anh, em,
vợ, con). Ở đây, chuyện bất hạnh xảy ra cho ng
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
M Phân tích những thuật lợi - Khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của công ty du lịch An Giang Kiến trúc, xây dựng 0
T Xây dựng mô hình xác định mức phí đóng góp của cộng đồng dân cư trực tiếp hưởng lợi từ việc cải thiệ Khoa học Tự nhiên 0
G Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu của Nhà xuất bản Thống kê Luận văn Kinh tế 0
S Đóng góp của các yếu tố đầu vào (K, L, TFP) tới sự tăng trưởng của Việt năm trong giai đoạn 1993 - 2 Luận văn Kinh tế 0
H Những đóng góp của Tự lực văn đoàn cho việc xây dựng một nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Luận án PTS Văn hóa, Xã hội 0
T Đóng góp của Xuân Diệu trong phê bình văn học trung đại qua các nhà thơ cổ điển Việt Nam Văn học 0
C Những đóng góp của Nguyễn Xuân Khánh vào tiến trình đổi mới tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua hai Văn học 0
T Hợp tác khu vực ASEAN những năm đầu thế kỷ XXI và những đóng góp của Việt Nam Kinh tế quốc tế 4
Z Những đóng góp của Trần Đình Sử về thi pháp học Văn học 2
N Những đóng góp của Thế Lữ vào giai đoạn văn học (1930-1945) Văn học 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top