Chadlai

New Member

Download miễn phí Luận văn Đất và người xứ Huế trong ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường





Hoàng Phủ Ngọc Tường cảm nhận thế giới cỏ cây đường phố bằng tất cả các giác
quan và tấm lòng nặng tình, thấu suốt vạn vật của ông. Với những cây to, thô mộc như bàng,
xà cừ, vông, sầu đông, ông đều thấy ở nó những trở trăn, triết lí cuộc đời: “tưởng như cây
bàng vẫn y nhiên như thế từ trăm năm. Ai ngờ trên thân thể đại lão của nó là một linh hồn
rất trẻ, bởi không một chiếc lá nào của năm ngoái còn lại trên cây”; hoa vông “màu đỏ
thắm, trong như ngọc ( ) hoa và mặt người đã soi hồng cho nhau ( ) Và từ đó, màu hoa
thắm thiết tới muôn đời” (Mùa xuân thay áo trên cây) Ông thanh thản, bình yên nhưng
cũng đầy băn khoăn, suy tưởng trong những chiêm nghiệm không biết những chị công nhân
“sẽ mang đi đâu, bấy nhiêu lá rụng?” và trên cả vẫn là niềm vui sướng hòa mình tuyệt đối
vào sự biến chuyển, đổi thay lớn lao, vi diệu của đất trời, cuộc đời mỗi độ xuân về và chớm
hạ. Buồn vui trước sự sinh diệt của cây cối, trước những quy luật tất yếu của cuộc đời, tác
giả là con người biết sống hết mình và cống hiến tất cả cho đất đai, xứ sở.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Bình, Hoàng – những con người đã cống hiến và hy sinh hết cuộc đời mình khi Huế trải qua
những năm đau thương của bm đạn chiến tranh. Họ đã hiện diện chân thật, sống động, gần
gũi trong bút ký “Bản di chúc của cỏ lau”. Khác với các tác phẩm thơ và văn xuôi, ký có
phần phản ánh trung thực hơn con người, sự vật, hiện tượng. Chính vì lẽ đó, ở đây, các nhân
vật anh hùng của Hoàng Phủ Ngọc Tường rất chân thực, cụ thể. Đó là bức dáng mộc
mạc, giản dị, cảm giác dường như không hề tô vẽ, phóng đại một chi tiết nào. Họ khác khá
nhiều so với các nhân vật người lính cụ Hồ trong các tác phẩm cùng thời như “Dấu chân
người lính”, “Mảnh trăng cuối rừng” của Nguyễn Minh Châu, “Rừng xà nu” của Nguyễn
Trung Thành, “Mẫn và tôi” của Phan Tứ…
“Bản di chúc của cỏ lau” dựng lại rất thực những chiến công anh hùng của nhân vật
Hoàng. Khi sống, anh chiến đấu hết mình vì tổ quốc, đồng đội và khi chết lại hy sinh âm
thầm lặng lẽ để bảo toàn bí mật quân sự. Hoàng Phủ Ngọc Tường rất xúc động và đọng mãi
trong lòng một nỗi niềm “vào thời điểm đó, đương đầu với cả một cuộc chiến tranh vây bủa
tứ bề của kẻ địch, đã có lúc con người phải chiến đấu một mình, sống một mình và chết một
mình, bằng tất cả nhân phẩm trước tổ quốc” (Bản di chúc của cỏ lau). Hoàng là người lính
chân chất, ngay thẳng, luôn mang trong mình những lý tưởng cao đẹp với Đảng và đất nước.
Nhiều lần cùng Bình tiếp xúc với người dân miền núi, Hoàng luôn dùng nhiệt huyết của
mình để tuyên truyền, giác ngộ, khuyến khích đồng bào cùng chung sức đánh giặc cứu nước.
Tình yêu nước của anh lan tỏa, truyền đến tất cả mọi người và có hiệu quả cao trong việc
“bắt rễ” được với một số người dân ở vùng sâu. Nhờ đó, mà sự “chia lửa” của bà con đến
với cán bộ cách mạng thật kịp thời và ấm lòng biết bao. Sống gắn bó với những người đồng
đội, Hoàng luôn quan tâm, chia sẻ bao khó khăn, vất vả với các anh; luôn hy sinh cho bạn bè
của mình trong bất cứ hoàn cảnh nào. Là người lính trường dày dạn, anh nổi tiếng về thủ
pháp đánh lựu đạn. Và từ cái tài thao luyện đấy của anh đã khiến cho bao tên giặc phải khiếp
sợ. Nhưng điều mà khiến anh được kính nể trong mắt mọi người chính là niềm tin, lý tưởng
vững chắc của anh trước sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Là con người tháo vát, chu
đáo, nhỏ nhẹ, dịu dàng đôi khi cứ như đàn bà nhưng lại hết sức cương quyết, cứng rắn trong
các mệnh lệnh, chỉ thị và sống chết quyết liệt trong các cuộc chiến. Và sự quyết liệt đó đọng
lại nhiều nhất chính là trong cái chết của anh. Anh bị địch phục kích, bắn bị thương nặng
nhưng anh vẫn cố gắng bò về lán và để lại cho đồng đội những dòng chữ cuối cùng “Tổ quốc
muôn năm các đồng chí tiến lên!” Đó là những dòng chữ viết bằng máu, bằng lý tưởng và ý
chí đầy sức mạnh. Nó “không phải là câu khẩu hiện hô vang trước hàng vạn người, đây là
lời thề im lặng của dòng máu cuối cùng” (Bản di chúc của cỏ lau). Và sau đó, anh đã lặng
yên, thanh thản ra đi. Cái chết và những dòng di nguyện cuối cùng của anh khiến tác giả phải
lặng mình “có một thời kỳ lạ như vậy, Tổ quốc đã tạo ra nhân cách lớn lao cho những đứa
con của mình, ngang tầm với những vị thánh”. Và khi đứng trước cuốn sách đã ố vàng của
anh, ông cảm nhận nó đã “ấn lên tâm hồn tất cả sức nặng của một di sản” (Bản di chúc của
cỏ lau). Từ đó, cuốn sách đã được người đồng đội thân thiết với anh gìn giữ, trân trọng để
ước mong có một ngày trao lại cho con cháu, người thân của anh. Lặng lẽ nằm lại ở cánh
rừng già suốt hai mươi năm, giờ đây, bằng trí nhớ phi thường và tấm lòng gắn bó sâu nặng
của Bình – người bạn, người đồng đội chí cốt với Hoàng, mà anh đã được đưa về quê hương
trong tình cảm ấm áp của bạn bè, người thân.
Nhưng nhân vật làm nên những nét diệu kỳ trong khúc ca bi tráng của chiến tranh
lại là Bình. Những điều mà anh phải đối diện trong chiến tranh, những thử thách anh phải
trải qua tựa như chỉ có trong các câu chuyện thần thoại. Nhưng chúng ta không được cho
phép mình có quyền nghĩ đến chuyện thần thoại, cổ tích khi máu anh đổ ra kia là thật, xương
cốt anh vỡ vụn, gãy tan kia là bằng chứng lịch sử sống động nhất. Trải qua bao năm tháng, lạ
kì sao, tất cả những vết thương đó đã lành miệng như một phép thần kì của ý chí, sức sống
nơi con người. Trong những ngày ác liệt của chiến tranh, một mặt vừa gồng mình chống lại
bm đạn của giặc, mặt khác, anh còn phải chống lại sự tàn bạo của thiên nhiên. Anh từng bị
rắn hổ cắn, trăn quấn và hổ vồ. Cuộc đời con người ngắn ngủi có bao nhiêu năm mà những
tai họa khủng khiếp nhất đã dồn hết vào anh. Như người khác, chỉ bị một tai ương trong số
đó đã là cái gì hết sức khiếp sợ, huống gì anh. Cả ba cuộc chiến với thiên nhiên đều ác liệt
nhưng càng về sau, mức độ đấy càng tăng lên. Lần đầu, bị rắn cắn, may sao có ông thầy lang
và vợ anh cứu chữa kịp thời. Nhưng cả hai lần sau đều chỉ có một mình anh đơn độc chiến
đấu. Từ khi bị rắn cắn đến giờ, anh rất cảnh giác, song ngờ đâu, về sau khi đi câu cá cải thiện
bữa ăn giữa rừng, anh lại gặp trăn. Chưa kịp nhận ra nó, anh đã bị quấn kín từ chân đến đầu.
Với phản xạ nhanh nhạy, đầu óc tỉnh táo khi cái chết cận kề, anh dùng vốn hiểu biết về rừng
để chống chọi lại nó. Chỉ có ý chí sống còn mạnh mẽ của anh mới khiến anh dồn hết sức lực
lia một nhát rựa giết chết con trăn. Trong giờ phút sinh tử đó, anh không cho phép mình chần
chừ, mà chỉ có quyết định nhanh và hành động. Và anh đã chiến thắng. Người lính nhỏ bé
với cây rựa là vũ khí duy nhất trong tay bỗng trở thành hình tượng người anh hùng thần
thoại, người chiến binh quả cảm rực sáng giữa rừng. Về sau, khi đi an dưỡng với người dân
tộc ở miền núi, anh còn phải trải qua thử thách cuối cùng của thiên nhiên là đối mặt với chúa
tể sơn lâm. Đây cũng là cuộc chiến dữ dội một mất một còn trong cuộc đời anh. Tất cả chỉ
diễn ra trong vòng mười lăm phút mà kéo dài như cả một thế kỉ vì mỗi giây mỗi phút trước
sức mạnh ghê gớm của con cọp, con người ta đều có thể nhanh chóng bị nó xơi tái. Để có
thêm thời gian chờ người đến cứu, Bình tìm cách kéo dài trận đấu bằng cách né người trước
những đòn sinh tử của con cọp dữ. Và ít ra cũng có lúc, anh dùng tất cả sức lực dũng mãnh
của mình để phi thẳng hai bàn chân vào giữa bụng nó. Càng về cuối, sức lực anh càng cạn
kiệt, để con cọp kéo rê anh trên mặt đất. Nhưng lạ kì thay, đúng vào những lúc cận kề cái
chết, anh lại trở nên minh mẫn và có thêm sức sống được nuôi dưỡng, hun đúc bởi ý chí của
mình. Anh cố gắng bám vào thân cây để thoát khỏi lưng cọp và lúc đó, tiếng súng của dân
làng đã đuổi nó về hang. Và một lần nữa, anh đã chiến thắng. Nhưng cuộc chiến này, anh
phải...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
S Con người và vấn đề đào tạo nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa- Hiện đại hóa đất nước Luận văn Kinh tế 0
P Giải quyết việc làm và đảm bảo đời sống cho người lao động sau khi bị thu hối đất trong quá trình cô Kinh tế chính trị 0
C Giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu đô thị và khu Luận văn Kinh tế 0
N Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến thay đổi sử dụng đất và sinh kế người dân trên địa Khoa học Tự nhiên 0
M Pháp luật điều chỉnh quan hệ thuê đất giữa Nhà Nước và người sử dụng đất từ thực tiễn tại Hà Nội : L Luận văn Luật 0
D Pháp luật về thuê đất giữa nhà nước và người sử dụng đất ở Việt Nam Luận văn Luật 2
K Kể một số việc làm tốt của một người mà em biết và quý mến để góp phần xây dựng quê hương đất nước Văn học thiếu nhi 0
C Con người và vấn đề đào tạo nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nướ Tài liệu chưa phân loại 0
Q Luật đất đai của nước ta và có một số kiến nghị về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất Tài liệu chưa phân loại 0
Q Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với người dân bị thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quản Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top