chjp01

New Member

Download miễn phí Đề tài Thực trạng Mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình ở nông thôn hiện nay và những nhân tố ảnh hưởng (Qua nghiên cứu trường hợp tại xã Lộc Hòa, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định)





MỤC LỤC
 
ĐẶT VẤN ĐỀ 0
Chương I: 9
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 9
1. Cơ sở lý luận 9
1.1. Lý thuyết áp dụng 9
1.1.1. Lý thuyết xung đột 9
1.1.2. Lý thuyết vai trò 10
1.2. Các khái niệm công cụ 11
2. Cơ sở thực tiễn 14
2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 14
2.2. Đặc điểm về địa bàn nghiên cứu 16
2.2.1. Đặc điểm tự nhiên và dân cư 16
2.2.2. Đặc điểm về kinh tế 17
2.2.3. Văn hóa, xã hội, giáo dục 18
Chương II: 19
THỰC TRẠNG MÂU THUẪN VỢ CHỒNG TRONG GIA ĐÌNH 19
Ở XÃ LỘC HÒA, THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH – NAM ĐỊNH HIỆN NAY 19
1. Nhận thức của các cặp vợ chồng ở đây về mâu thuẫn 19
2. Thực trạng mâu thuẫn của các cặp vợ chồng ở xã Lộc Hòa, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định hiện nay 20
2.1. Mức độ xảy ra mâu thuẫn 20
2.2. Mức độ nghiêm trọng của các mâu thuẫn 27
2.3. Hình thức mâu thuẫn 29
2.4. Cách thức giải quyết mâu thuẫn 31
3. Ảnh hưởng của mâu thuẫn đến con cái và cuộc sống hôn nhân của những cặp vợ chồng tại địa phương 32
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 36
1. Kết luận 36
2. Khuyến nghị 37
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

gia đình và những yếu tố ảnh hưởng – NXB Khoa học xã hội- Hà Nôi—2003: Mâu thuẫn và sự căng thẳng trong quan hệ vợ và chồng trong đời sống hôn nhân và gia đình xảy ra do sự không phù hợp giữa kỳ vọng và sự thực hiện các vai trò.
Mặc dù có nhiều hành vi do những mâu thuẫn bên trong, ở đề tài này chúng ta chủ yếu xem xét những mâu thuẫn bên ngoài liên quan đến vấn đề hôn nhân. Mâu thuẫn thường là nhiều chiều và phức tạp. Trong quan hệ hôn nhân nếu người này không chú ý đến nhu cầu của người kia, mâu thuẫn không được giải quyết dẫn đến xung đột liên tục sẽ làm cho hôn nhân trở nên xấu đi.
*Khái niệm xung đột
Thuật ngữ xung đột ( từ gốc la tinh- conflictus) được hiểu như là sự va chạm, sự xung đột, sự xô xát, chống đối giữa những khuynh hướng đối lập nhau, không tương hợp nhau trong ý thức của một cá nhân riêng biệt, trong sự tác động liên nhân cách của cá thể hay của các nhóm người, gắn liền với những thể nghiệm xúc cảm tiêu cực, gay gắt.
Trong bài viết “Bất bình đẳng giới- nguồn gốc của sự xung đột tâm lý trong quan hệ vợ chồng của tác giả Cao Huyền Nga in trên báo Khoa học về phụ nữ- Số 1/2000 đã định nghĩa: Xung đột tâm lý trong quan hệ vợ chồng là sự biểu hiện tột cùng các mâu thuẫn gay gắt, do sự khác biệt các giá trị tinh thần và vật chất, sự bất đồng về nhu cầu, lợi ích, sở thích, thói quen, tình cảm, hành vi ứng xử... giữa vợ và chồng trong gia đình dẫn đến người này thiếu tôn trọng, không chấp nhận nhân cách người kia, họ áp chế và phủ định lẫn nhau, gây ra sự mất cân bằng nghiêm trọng trong quan hệ vợ chồng. Hậu quả của nó có thể là tình trạng căng thẳng, nặng nề kéo dài, sự ly thân, li hôn thậm chí có thể dẫn tới hiện tượng xô xát, bạo lực, vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
Qua phân tích ở trên cho thấy, nguyên nhân sâu xa, khởi nguồn của những xung đột trong hôn nhân xuất phát từ những mâu thuẫn trong quan hệ vợ chồng .
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Gia đình luôn là đề tài vừa đa dạng, phong phú, vừa gần gũi nhưng cũng chứa đựng nhiều điều mới lạ. Trên nhiều khía cạnh, mâu thuẫn vợ chồng còn tồn tại nhiều vần đề nan giải cho các nhà nghiên cứu quan tâm đến đời sống và sự phát triển của nhân loại.
Trong cuốn “Điều tra tâm lý xã hội học về vai trò vợ chồng và cơ cấu gia đình” do Hubert Touzard thực hiện là cuốn sách giới thiệu trọn vẹn một công trình nghiên cứu xã hội học về gia đình Pháp (Đặng Thanh Trúc,1989). Tác giả cũng đã đề cập đến vấn đề mâu thuẫn trong nhóm vợ chồng. Ông chỉ ra rằng, có hai loại mâu thuẫn về vai trò: giữa các cá nhân và trong từng cá nhân. Mâu thuẫn trong một cá nhân sinh ra khi người chồng (vợ) phải thực hiện cùng một lúc những vai trò khác nhau, còn mâu thuẫn giữa các cá nhân nảy sinh khi người vợ hay người chồng thấy thất vọng trong sự chờ đợi vào việc thực hiện những vai trò không được lựa chọn của người kia.
Xung khắc xuất hiện thì hoà giải cũng được đặt ra và chính sự bổ sung của vai trò hoà giải là biện pháp làm cân bằng tạm thời mâu thuẫn. Những mâu thuẫn về văn hóa cũng được Touzard bàn đến, chủ yếu là xung khắc trong văn hoá gia đình được biểu hiện ra trong các bữa ăn, cách cho con ngủ, những đêm dạ hội, ngày tết gia đình và trong những thói quen, trong cách sống chung, cách cảm thụ những giá trị.
Trong luận án thạc sĩ khoa học: “Các dạng mâu thuẫn gia đình và hậu quả của sự ly hôn tìm hiểu được qua mục Tâm tình với chị Thanh Tâm trên báo Phụ nữ Việt Nam” của tác giả Nguyễn Lan Hương- Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn- Hà Nội- 1995, cũng đã đề cập đến các dạng mâu thuẫn dẫn đến ly hôn như mâu thuẫn do không có con trai, do không chung thuỷ, do kinh tế, do quan điểm sống không hợp, do sức khỏe, do vô sinh... Đồng thời, tác giả cũng đã chỉ ra những hậu quả của sự ly hôn ảnh hưởng đến bản thân họ và con cái của họ. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chưa đưa ra được những giải pháp, những khuyến nghị để giảm thiểu các mâu thuẫn đó.
Trong cuốn “Mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình và những yếu tố ảnh hưởng” –TS.Vũ Tuấn Huy- NXB Khoa học xã hội- Hà Nội- 2003, tác giả đã phân tích dựa trên số liệu trong các nghiên cứu định tính và định lượng về gia đình trong khoảng 10 năm trở lại đây. Tác giả đã nêu được mức độ mâu thuẫn, nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn, đặc điểm hộ gia đình có ảnh hưởng như thế nào đến mâu thuẫn. Tuy nhiên, tác giả chưa đề cập đến mức độ ảnh hưởng của những mâu thuẫn đó và cách thức giải quyết mâu thuẫn đó. Hơn nữa, đề tài dựa trên các kết quả của nhiều nghiên cứu, ở nhiều địa phương khác nhau nên các hình thức mâu thuẫn không mang tính đặc trưng cho từng vùng miền, mà chỉ mang tính khái quát.
Trong luận văn tốt nghiệp “Thực trạng ly hôn ở tỉnh Bắc Ninh trong thời kỳ đổi mới”- Vũ Thị Ngọc Liên- Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn- Hà Nội- 1998, tác giả chỉ ra rằng, mâu thuẫn gia đình là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ly hôn.
Trong bài viết: “Mâu thuẫn gia đình và tự tử trong thanh thiếu niên nông thôn- Nghiên cứu trường hợp tại huyện Xuân Trường- Nam Định” của tác giả Hoàng Gia Trang, in trên báo Khoa học về phụ nữ- Số 3/2002, cũng cho thấy, nguyên nhân tự tử chủ yếu là do mâu thuẫn gia đình. Trong đó bao gồm các loại mâu thuẫn: mâu thuẫn gia đình, mâu thuẫn vợ-chồng, mâu thuẫn cha- con, mâu thuẫn mẹ- con, mâu thuẫn cha mẹ- con cái và mâu thuẫn con dâu- mẹ chồng.
Trong cuốn: “Xung đột tâm lý trong quan hệ vợ chồng”- Cao Huyền Nga- Hà Nội, 2000, tác giả cho rằng: trong ba hình thức bất bình đẳng lớn nhất của lịch sử nhân loại (bất bình đẳng chủng tộc, giai cấp, giới) thì bất bình đẳng giới chính là nguồn gốc đích thực (về mặt lịch sử xã hội) của những mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu trong quan hệ vợ chồng. Những nhu cầu, lợi ích cá nhân không được đáp ứng trong hôn nhân dần dần trở thành xung đột, kéo theo những hậu quả tiêu cực về mặt xã hội.
Trên cơ sở những kết quả của các nghiên cứu trước đây, đề tài “ Mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình nông thôn hiện nay- Qua nghiên cứu trường hợp tại xã Lộc Hòa, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định) sẽ mô tả một cái nhìn chân thực, cụ thể về thực trạng mâu thuẫn của các cặp vợ chồng ở nông thôn trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hóa mạnh như hiện nay.Phân tích mức độ mâu thuẫn vợ chồng đặt trong quan hệ với những đặc điểm về năm kết hôn, số con, trình độ học vấn, đặc điểm nghề nghiệp. Những yếu tố này quyết định mô hình phân công vai trò giới giữa người vợ và người chồng trong gia đình, phản ánh những bất bình đẳng giới, cơ sở nảy sinh mâu thuẫn giữa vợ và chồng. Khác với các đề tài trước, bằng kết quả thực nghiệm, thực tế đo được, đề tài cũng cho thấy sự ảnh hưởng của những mâu thuẫn vợ chồng đến con cái của họ và đời sống hôn nhân sau này của họ. Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra: không phải mâu thuẫn nào cũng tiêu cực, làm đổ vỡ hôn nhân, mà vẫn có những mâu thuẫn làm...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
C [Free] Mâu thuẫn giưa LLSX và QHSX trong giai đoạn đi lên CNXH ở nước ta thực trạng và giải pháp. Tài liệu chưa phân loại 0
V Mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX trong giai đoạn đi lên CNXH ở nước ta thực trạng và giải pháp Tài liệu chưa phân loại 0
V Tiểu luận: Mâu thuẫn giưa LLSX và QHSX trong giai đoạn đi lên CNXH ở nước ta thực trạng và giải phá Văn hóa, Xã hội 0
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ của ngân hàng techcombank Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng kiến thức thái độ hành vi về sức khỏe sinh sản ở học sinh trung học phổ thông huyện Đại Từ Thái Nguyên Y dược 0
D Thực trạng công tác Kiểm Tra Sau Thông Quan Luận văn Luật 0
D Thực trạng chất lượng tín dụng tại eximbank chi nhánh hà nội Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng mở rộng tại huyện Tu mơ rông năm 2016 Y dược 0
D Thực trạng hoạt động của tổ chức Tài Chính Vi Mô CEP Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top