Emory

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
PHẦN MỘT 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1
PHẦN HAI 6
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 6
Chương 1 6
CƠ SỞ LÝ LUẬN 6
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 6
1.2. các vấn đề về tự kỷ. 8
1.2.1. Khái niệm tự kỷ. 8
1.2.2. Nguyên nhân của tự kỷ. 9
1.2.3. phân loại tự kỷ. 11
1.2.4. rối loạn tự kỷ và các hội chứng liên quan. 11
1.3. sự phát triển tâm - vận động. 12
1.3.1. một số khái niệm tâm - vận động và phát triển. 13
1.3.2. phương pháp nghiên cứu và đánh giá tâm - vận động. 15
1.4. sự phát triển của Trẻ em độ tuổi mẫu giáo. 16
1.4.1. Học thuyết của Piaget. 17
1.4.2. Học thuyết của Wallon. 19
Chương 2 21
CƠ SỞ THỰC TIỄN 21
2.1. Giới thiệu chung về hoàn cảnh thăm khám. 21
2.2. đánh giá chung về kết quả nghiên cứu. 21
2.3. quan sát, mô tả và phân tích các trường hợp cụ thể. 22
2.4. kết luận. 36
PHẦN BA 38
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 38
Phần một
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Theo ước tính của các tổ chức quốc tế và trong nước, hiện tại trẻ chậm phát triển trí tuệ (CPTTT) chiếm từ 1% đến 3% dân số Việt Nam, tùy từng địa phương và khái niệm sử dụng mà tỷ lệ này có thể cao hơn hay thấp hơn.
Tự kỷ là một dạng rối loạn tâm thần thường đi kèm với CPTTT. 75% các trường hợp tự kỷ được chẩn đoán là CPTTT với IQ trung bình từ 35 đến 50.
Các vấn đề về phát triển tâm thần và tâm trí ở trẻ em ngày càng được toàn xã hội quan tâm hơn. Làm thế nào để tất cả trẻ em trên thế giới có thể phát triển một cách toàn diện về mặt thể chất và tâm thần như công ước quốc tế của UNICEF về quyền trẻ em đã khẳng đinh đang là nhiệm vụ và mục tiêu chung của toàn cầu.
Việc nghiên cứu các vấn đề rối loạn tâm trí ở trẻ em không ngoài mục đích trên. Nó giúp cho chúng ta có một cái nhìn chính xác và cụ thể hơn về nguyên nhân, triệu chứng của bệnh loạn thần và từ đó có thể đưa ra biện pháp hỗ trợ, chữa trị hiệu quả hơn đối với các em mắc chứng rối loạn này, đồng thời giúp các em thích nghi tốt hơn với cuộc sống và phát huy được nhiều hơn những tiềm năng của mình. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay các kiến thức về vấn đề này chưa được phổ biến, tồn tại nhiều hạn chế, sai lệch trong nhận thức và trong cách chăm sóc và chữa trị người bệnh.
Tự kỷ và chậm phát triển trí tuệ là hai dạng rối loạn rất hay đi với nhau nhưng không trùng nhau và có sự tách biệt nhất định. Có nhiều giả thuyết khác nhau về mối tương quan giữa trình độ phát triển chung của trẻ, đặc biệt là phát triển trí tuệ với mức độ của tự kỷ, nhưng chưa có sự thống nhất. Việc đánh giá sự phát triển của trẻ rất khó dựa vào các test trí tuệ hay nhân cách, mà phải thông qua việc đánh giá sự phát triển tâm - vận động. Vì ở trẻ nhỏ, sự phát triển vận động (hành vi) là thể hiện sự phát triển của trí khôn (E. Dupre). Sự phát triển ở trẻ em trong giai đoạn trước tiểu học là vô cùng quan trọng, bởi nó đặt cơ sở cốt yếu nhất cho sự phát triển của các em sau này.
Với mong muốn có thể đóng góp một phần làm sáng tỏ hơn các kiến thức liên quan, đồng thời tìm hiểu thêm về vấn đề rối loạn tâm trí, chúng tui đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Đánh giá sự phát triển tâm - vận động của trẻ tự kỷ trong độ tuổi mẫu giáo”.
2. MỤC ĐÍCH
Báo cáo nhằm đánh giá trình độ phát triển tâm - vận động và tương quan giữa trình độ phát triển này với mức độ tự kỷ ở trẻ tự kỷ thông qua một số trường hợp cụ thể.
3. NHIỆM VỤ
Báo cáo có 2 nhiệm vụ chính:
- Cơ sở lý luận: tìm hiểu và xây dựng những vấn đề lý thuyết có liên quan đến đề tài.
- Cơ sở thực tiễn: làm sáng tỏ mối quan hệ giữa chứng tự kỷ ở trẻ nhỏ và sự phát triển chung của chúng. Đặc biệt ở đây vấn đề được quan tâm đi sâu nghiên cứu là sự phát triển tâm - vận động của trẻ.
4. ĐỐI TƯỢNG
Đối tượng của bản báo cáo là sự phát triển tâm vận động, được xác định trên các khu vực chính của sự phát triển của trẻ em: cá nhân - xã hội; vận động tinh tế - thích ứng; ngôn ngữ và vận động thô sơ.
5. KHÁCH THỂ
Báo cáo nghiên cứu trên 4 trường hợp khách thể là trẻ tự kỷ từ 3 đến 6 tuổi trong khu vực Hà Nội.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
6.1. Phương pháp quan sát.
Quan sát là một phương pháp trong đó người quan sát sử dụng các quá trình tri giác để thu thập thông tin về hành vi, cử chỉ, lời nói của khách thể nghiên cứu nhằm đạt được mục đích nghiên cứu nhất định.
Đây là một trong những phương pháp nghiên cứu quan trọng nhất bởi vì việc tìm hiểu và mô tả các biểu hiện ngôn ngữ, hành vi, cử chỉ, tương tác xã hội, từ đó đánh giá sự phát triển của trẻ là mục đích cơ bản của báo cáo.
Để thực hiện quan sát các khách thể nghiên cứu trong báo cáo, chúng tui đã dựa vào các tiêu chí phân loại bệnh của DSM - IV và tiến hành quan sát liên tục trong ít nhất 2 tuần liền về các mặt: vận động, ngôn ngữ và hành vi của trẻ.
6.2. Phương pháp nghiên cứu trường hợp
Nghiên cứu trường hợp trong lâm sàng là phương pháp nghiên cứu một cá nhân cụ thể trong một tình huống lâm sàng để thu thập những thông tin trực tiếp, điển hình và có tính hệ thống về một loại rối nhiễu nào đó nhằm phục vụ cho một mục tiêu đánh giá, chẩn đoán hay trị liệu lâm sàng.
6.3. Phương pháp sử dụng test đánh giá
Đây là phương pháp sử dụng các test đã được chuẩn hóa về kỹ thuật sử dụng nhằm đánh giá, đo lường một chỉ báo về tâm lý của một người hay một nhóm người hay một nhóm người trên cơ sở đối chiếu với một thang đo đã được chuẩn hóa hóa hay một hệ thống phân loại trên những nhóm mẫu khác nhau về phương diện xã hội.
Đề tài đã sử dụng test C.A.R.S để đánh giá mức độ tự kỷ và test DENVER I để đánh giá sự phát triển tâm - vận động của trẻ.
Test C.A.R.S - Đánh giá triệu chứng, mức độ tự kỷ trên 15 lĩnh vực
I. Quan hệ với mọi người.
II. Bắt chước
III. Đáp ứng tình cảm
IV. Các động tác cơ thể
V. Sử dụng đồ vật
VI. Thích nghi với sự thay đổi
VII. Phản ứng thị giác
VIII. Phản ứng thính giác
IX. Phản ứng qua vị, khứu giác, xúc giác và sử dụng các chức năng này.
X. Sợ hãi hay hồi hộp
XI. Giao tiếp bằng lời
XII. Giao tiếp không lời
XIII. Mức độ hoạt động
XIV. Đáp ứng trí tuệ
XV. Ấn tượng chung
Mỗi lĩnh vực được chia làm 4 mức độ và cho điểm từ 1 đến 4 theo từng mức độ. Sau khi quan sát trẻ ở từng lĩnh vực ta tiến hành đánh giá biểu hiện của trẻ ở từng mức độ một cách chính xác nhất. Sau khi hoàn thành việc cho điểm ở từng mức độ, ta đem cộng cả 15 lĩnh vực sẽ được điểm tổng. Số điểm này đánh giá mức độ tự kỷ của trẻ.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

doihanh

New Member
Re: [Free] Đánh giá sự phát triển tâm - vận động của trẻ tự kỷ trong độ tuổi mẫu giáo

Mod ơi link này không down được. Thank Mod.
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đánh giá công tác quản trị sự thay đổi tại công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá mật độ xương và sự thay đổi chất chỉ dấu chuyển hóa xương osteocalcin, s-ctx trên bệnh nhân cường giáp Y dược 0
D Hoạt động thu thập và đánh giá chứng cứ của Tòa án trong tố tụng dân sự và thực tiễn áp dụng tại các Tòa án nhân dân ở tỉnh Lạng Sơn Luận văn Luật 0
D Đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ khu vui chơi giải trí Vinpearl Land Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá các nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng đối với grabbike Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu ứng dụng khung năng lực vào đánh giá nhân sự quản lý cấp trung trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá khả năng tạo động lực lao động của chính sách đãi ngộ nhân sự tại công ty Cổ phần Bưu chính Luận văn Kinh tế 0
S Các biện pháp nâng cao chất lượng công tác đánh giá và đãi ngộ nhân sự tại công ty tư vấn xây dựng c Luận văn Kinh tế 0
V Các biện pháp nâng cao chất lượng công tác đánh giá và đãi ngộ nhân sự tại công ty tư vấn xây dựng c Luận văn Kinh tế 0
M Đánh giá tác động của sự phát triển thuỷ sản lên tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top