Carver

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Làm rõ nội dung những chữ Công - Dung - Ngôn - Hạnh





Ngoài những nét đẹp về tài sắc được khắc hoạ, thể hiện tỏng các tác phẩm văn, thơ, vẻ đẹp cao cả của người phụ nữ còn được thể hiện qua các tác phẩm hội hoạ, đó là những pho tượng, những bức tranh vô cùng quý giá thể hiện những nét đẹp tuyệt mĩ của người phụ nữ. Như tượng thần vệ nữ hay những bức tranh mà người ta có thể chiêm ngưỡng hàng giờ không biết chán : bức tranh nàng Betsable của Rămbrăng, bức nàng trình nữ, trẻ thơ và nữ thánh An của Lêôn na đơ Vanhxihay bức tranh người làm vườn xinh đẹp của Raphaen có thể nói đó là những vẻ đẹp tuyệt vời của người phụ nữ mà tạo hoá đã ban tặng, như vậy cái đẹp của người phụ nữ là cái đẹp cao cả, cái đẹp bất diệt, nó trường tồn với thời gian và không bao giờ bị mất đi, bởi đó là sự kết hợp hài hoà giữa cái đẹp hình thể và cái đẹp trí tuệ, tài năng.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Anh chị hãy làm rõ nội dung những chữ “Công - Dung - Ngôn - Hạnh” và sau đó dùng những câu ca dao, những câu tục ngữ, những câu truyện lịch sử để chứng minh cho bốn đức tính trên của người phụ nữ
BÀI LÀM
Trong xã hội Việt Nam và nhất là ở trong xã hội phong kiến Trung Quốc xưa kia, hình ảnh của người phụ nữ luôn được khắc hoạ nổi bật với những phẩm chất tốt đẹp, ngoài việc thực hiện cuộc sống Tam tòng “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”, người phụ nữ còn hội tụ đầy đủ trong mình bốn đức tính cao đẹp nhất không thể thiếu đó là tứ đức “Công - Dung - Ngôn - Hạnh”. Cũng chính vì được hội tụ đầy đủ những đức tính trên mà hình ảnh của những người phụ nữ luôn luôn được tôn vinh quý trọng. Hình ảnh những người phụ nữ luôn ngời sáng trước mọi thời đại và đã đi vào thơ ca, sử sách được ngàn đời ghi nhớ. Có thể nói tứ đức là hình ảnh mẫu mực là những đức tính quý báu là niềm tự hào của giới phụ nữ trong bất kỳ một xã hội nào, một thời đại nào.
Thật vậy, sinh tử là quy luật của tạo hoá đã ban cho con người, nhưng ở trong cái quy luật ấy để có được một cuộc sống tốt đẹp thì con người luôn luôn vận động, biến đổi và phát huy khả năng của mình , để chống chọi với tự nhiên, với cuộc sống để không ngừng vươn lên. Nếu như địa vị của người nam giới trong xã hội được khẳng định ở chức vụ và quyền lực, ở công danh, thì những người phụ nữ lại khẳng định mình về phương diện, lối sống đạo đức và phẩm giá tốt đẹp của mình. Qua những bài ca dao, những câu tục ngữ, những câu chuyện lịch sử, chúng ta bắt gặp hàng ngàn hàng vạn những gương mặt tiêu biểu, những tấm gương điển hình, từ họ đã toát lên những đức tính, những phẩm chất cao cả. Có thể nói tứ đức “Công, Dung, Ngôn, Hạnh” đã gắn liền với tính cách của người phụ nữ, nó đã là bản chất và ăn sâu vào tiềm thức của họ, và khi được sinh ra với thiên chức là người phụ nữ thì họ không thể thiếu những đức tính đó.
“Công” là một trong bốn đức tính cao cả trên đã được những người phụ nữ thực hiện rất hoàn hảo trong cuộc sống gia đình và xã hội.
Có thể nói công việc chăm sóc chồng con là thiên chức bẩm sinh của người phụ nữ, không qi có thể thực hiện được chu đáo và vẹn toàn như họ được, chính vì vậy người xưa thương có câu :
“Những người thắt đáy lưng ong
Vừa khéo chiều chồng lại khéo nuôi con”
Trong cuộc sống gia đình, chúng ta không thể phủ nhận vị trí quan trọng của người vợ, người mẹ, chính họ là người điều hoà cuộc sống, là người luôn gìn giữ cho hạnh phúc của gia đình, họ là người biết chịu đựng, biết hi sinh tất cả vì chồng con. Và để khẳng định vị trí quan trọng của người mẹ trong gia đình ông cha ta đã có câu.
“Vắng đàn ông quạnh nhà
Vắng đàn bà quạnh bếp”
Nếu như người đàn ông được coi là trụ cột trong nhà thì người phụ nữ được coi như biểu tượng của sự hạnh phúc no ấm của giađình đó, những công việc nội trợ, bếp núc, chăm sóc con cái tưởng chứng như nhỏ nhặt bình thường nhưng lại có một ý nghĩa hết sức cao cả. Thử hỏi rằng có ai chăm sóc con cái hơn người mẹ vậy nên người ta thường nói :
“Mặt trời khuất núi con chúi lòng mẹ”
Hay
“Vắng cho ăn cơm với cá
Vắng mẹ vác giá đi xin”
Qua đó đã thể hiện rằng những công việc tuy nhỏ bé bình thường nhưng có đầy sự đảm đang, chịu khó của đôi tay người phụ nữ. Họ luôn luôn biết kiên nhẫn, biết chịu đựng để bươn trải với cuộc sống, những người phụ nữ cũng làm được những việc cao cả mà không chỉ có nam giới mới làm được. Chúng ta bắt gặp hình ảnh người vợ của Tú Xương trong bài thơ thương vợ .
“Quanh năm kiếm ăn ở mom sông
Nuôi đủ lăn con với một chồng
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo xèo mặt nước buổi đò đông”.
Sau khi đọc bốn câu thơ trên, người đọc đã hình dung hình ảnh của một thiếu phụ mảnh khảnh yếu ớt nhưng lại chứa đầy sự đảm đang tần tảo của một người vợ, một người mẹ. Một mình phải bươn trải với cuộc sống để mưu sinh phải gánh trên đôi vai nhỏ bé gánh một gánh nặng gia đình. Vậy mà người phụ nữ ấy vẫn soay sở để nuôi đủ lăm con với một chồng mà không một tiếng than phiền, quả là một sự tần tảo, một sự hy sinh thầm kín đầy cao cả.
Cuộc sống gia đình của mỗi chúng ta, với sự chăm sóc của người mẹ, người vợ hàng ngày tưởng chừng như rất bình thường nhưng hình ảnh của người phụ nữ trong gia đình là không thể thiếu vắng dù chỉ là một giây lát. Cũng chính vì vậy mà trong bài thơ “Vợ ơi” thi sĩ Thế Hùng đã phải thốt lên.
“Em đi vắng
Nhà hoang tàn giá lạnh
Con mải chơi quên bỏ bữa cơm chiều
Mở tủ lạnh thấy toàn là đá
Bếp chỏng chơ toàn những nồi niêu
Em đi vắng
Anh cô đơn buồn tủi
Có một mình phòng vắng ngắt như tờ
Con lớn theo chồng, con sau theo bạn
Thui thủi căn phòng trống trải bơ vơ
Em đi vắng
Đêm ôm chăn tròng trọc
Ngày đã dài đêm thao thức dài hơn
Về đi cho anh đỡ khổ
Cứ bơ vơ cú lỡ khổ thế này
Khi xa em
Anh tột cùng nỗi khổ
Thiếu một người rất vợ - là em”
Không chỉ khẳng định trong vai trò là một người vợ người mẹ đảm đang, chăm chỉ trong công việc gia đình, người phụ nữ còn thể hiện, khẳng định mình trong công việc xã hội. Điều này được thể hiện rõ qua hình ảnh của Bà Trưng và Bà Triệu vì căm thù lũ giặc xâm lăng căm thù bọn ác độc đã giết chồng, Hai bà đã phất cờ đứng lên đánh đuổi lũ giặc tàn ác giành lại độc lập cho dân tộc.
Còn tỏng thời hiện đại người ta lại được thấy hình ảnh :
“Cô Ba dũng sĩ quê ở Trà Vinh
Chị Hai lăm tấn quê ở Thái Bình”
Đó là những tấm gương giởi việc nước đảm việc nhà, những con người cần cù chịu thương chịu khó để hoàn thành công việc của mình trong gia đình và trong xã hội. Họ là những con người anh dũng kiên cường hiên ngang bất khuất trong chiến tranh và tiêu biểu là hình ảnh chị Út Tịch với câu nói đầy dũng khi :
“Còn cái lai quần cũng đánh”
Hay hình ảnh của chị Võ Thị Sáu vẫn hiên ngang bất khuất khi đi giữa hai hàng lính ra pháp trường, chị vẫn ung dung mỉm cười.
Và còn biết bao những bà mẹ, những anh hùng khác nữ, họ âm thầm cống hiến cho Tổ quốc, họ chiến đấu một cách thầm lặng và hi sinh một cách thầm lặng, họ thật cao cả biết bao, thật vĩ đại biết bao. Họ là những tấm gương chói loà là những ngôi sao lấp lánh trên bầu trời và họ đã thực hiện thiên chức “Công” của mình một cách hoàn hảo nhất.
Không chỉ khẳng định mình trong các công việc gia đình và xã hội. Người phụ nữ còn tự hào về chính bản thân họ, về dung nhan, sắc đẹp của mình, cái mà tạo hoá đã ban cho. Vậy nên một tỏng những phẩm chất, đức tính của người phụ nữ là phải biết giữ gìn, chăm sóc và biết phát huy những nét dung nhan của mình, là một người phụ nữ, một người vợ phải biết chăm sóc sắc đẹp cho chính mình và phải biết nâng lưu quý trọng điều đó. Chính vì sự nâng lưu, biết quý trọng và chăm sóc sắc đẹp của mình m...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H Phân tích ba tình huống trong thực tiễn để làm rõ nội dung và ý nghĩa của cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả Tài liệu chưa phân loại 2
B Tiểu luận Phân tích tình huống trong thực tiễn để làm rõ nội dung và ý nghĩa của quan điểm toàn diện Tài liệu chưa phân loại 0
L Tiểu luận Làm rõ nội dung và ý nghĩa của quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành nhữ Tài liệu chưa phân loại 0
D Nghiên cứu lao động trẻ em - Từ góc độ phương pháp tập trung làm rõ các phương pháp nghiên cứu được Luận văn Kinh tế 0
M Những tác động tích cực cũng như tiêu cực của toàn cầu hoá lên tập đoàn Daewoo được làm rõ bài viết Luận văn Kinh tế 0
A FLC & Đề nghị Thanh Tra Chính Phủ vào cuộc làm rõ? Tài chính, Chứng khoán 9
M Làm rõ vấn đề : “Độc lập dân tộc phải gắn liền Chủ nghĩa xã hội theo Tư tưởng Hồ Chí Minh” Luận văn Kinh tế 2
Q [Free] Làm rõ mối quan hệ về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong tư tưởng Hồ Chí Mi Luận văn Kinh tế 0
T [Free] Sự phát triển là cuộc đấu tranh của các mặt đối lập từ luận điểm trên làm rõ cơ sở hạ tầng và Tài liệu chưa phân loại 0
L [Free] Vận dụng nguyên lý triết học để phân tích, làm rõ thực trạng của nền kinh tế Việt Nam trước Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top