quang_gio

New Member

Download miễn phí Luận văn Khảo sát truyền thuyết về Lưu Nhân Chú ở vùng Đại Từ Thái Nguyên





MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU . 0
1. Lý do chọn đề tài . 1
1.1. Lý do văn hoá xã hội . 1
1.2. Lý do khoa học . 1
1.3. Lý do cá nhân . 3
2. Lịch sử vấn đề . 3
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu . 10
3.1. Đối tượng nghiên cứu . 10
3.2. Phạm vi nghiên cứu . 10
4. Nhiệm vụ nghiên cứu . 10
5. Đóng góp của luận văn . 11
6. Phương pháp nghiên cứu . 11
7. Cấu trúc Luận văn . 12
B. PHẦN NỘI DUNG . 13
Chương một. ĐẠI TỪ - MỘT VÙNG VĂN HÓA LỊCH SỬ . 13
1. Đại Từ - một vùng văn hóa lịch sử. 13
1.1. Đặc điểm địa lý . 13
1.2. Sơ lược lịch sử . 15
1.3. Văn hóa dân gian . 20
1.3.1. Văn học dân gian . 20
1.3.2. Các lễ hội dân gian tiêu biểu . 26
1.3.2.1. Hội tung còn ở Phú Xuyên . 26
1.3.2.2. Hội xuống đồng ở Hùng Sơn . 27
1.3.2.3. Lễ rước kiệu ở Bình Thuận . 29
1.3.2.4. Lễ Phật Đản chùa Sơn Dược . 30
1.4. Các địa danh văn hóa lịch sử . 32
2. Lưu Nhân Chú - con người trong lịch sử . 34
2.1. Bối cảnh thời đại những năm đầu đời Lưu Nhân Chú sống . 35
2.2. Lai lịch . 35
2.3. Cống hiến của Lưu Nhân Chú trong lịch sử dân tộc . 35
2.3.1. Giai đoạn thứ nhất, 1409 đến 1416 . 36
2.3.2. Giai đoạn thứ hai từ Hội thề Lũng Nhai đến năm đầu dựng
cờ khởi nghĩa (1416 - 1418) . 37
2.3.3. Giai đoạn thứ ba, mười năm khởi nghĩa (1418 - 1427) . 38
2.3.4. Giai đoạn thứ tư - Những năm năm đầu xây dựng đất nước (1428 - 1434) . 39
3. Đại Từ và những truyền thuyết về Lưu Nhân Chú và dòng họ Lưu . 39
Chương hai. TRUYỀN THUYẾT VỀ LưU NHÂN CHÚ Ở VÙNG
ĐẠI TỪ, THÁI NGUYÊN . 42
1. Khảo sát các truyền thuyết về Lưu Nhân Chú ở vùng Đại Từ, Thái Nguyên . 42
1.1. Số lượng . 42
1.2. Đặc điểm . 45
2. Lưu Nhân Chú - lịch sử và truyền thuyết . 54
2.1. Hoàn cảnh xuất hiện và thân thế nhân vật . 55
2.2. Cuộc đời sự nghiệp của nhân vật . 56
2.3. Sau khi Lưu Nhân Chú mất. 57
3. Hình tượng Lưu Nhân Chú trong truyền thuyết . 59
3.1. Truyền thuyết khắc họa nhân vật Lưu Nhân Chú ở vị thế người
anh hùng chống giặc ngoại xâm . 59
3.2. Truyền thuyết khắc họa hình tượng Lưu Nhân Chú trên phương
diện người dũng sĩ . 67
3.3. Lưu Nhân Chú - con người nhân hậu, trung nghĩa . 70
3.4. Truyền thuyết khắc họa Lưu Nhân Chú trên cương vị "nhân thần", "phúc thần" . 73
3.4.1. Truyền thuyết khắc họa Lưu Nhân Chú trên cương vị "nhân thần" . 73
3.4.2. Phúc thần . 74
4. Các môtip nổi bật . 75
4.1. Môtip sinh nở thần kì . 75
4.2. Môtip "tướng lạ - tài lạ" . 80
4.3. Môtip chiến công phi thường . 83
4.4. Môtip hóa thân . 88
4.5. Môtip linh hiển, âm phù . 95
Chương ba. TRUYỀN THUYẾT VỀ LưU NHÂN CHÚ TRONG
ĐỜI SỐNG VĂN HÓA XÃ HỘI ĐưƠNG ĐẠI TẠI
VÙNG ĐẠI TỪ-THÁI NGUYÊN . 99
1. T ruyền thuyết về Lưu Nhân Chú và tín ngưỡng tại vùng Đại Từ, Thái Nguyên . 99
1.1. Lễ hội tưởng nhớ Lưu Nhân Chú tại Đại Từ, Thái Nguyên . 99
1.2. Tục thờ cúng Lưu Nhân Chú tại Đại Từ, Thái Nguyên . 103
2. Khảo sát về tình hình lưu truyền, phổ biến của truyền thuyết về Lưu
Nhân Chú ở Đại Từ, Thái Nguyên . 106
2.1. Đặc điểm phân bố . 106
2.2. Mức độ phổ biến . 110
3. Một số đề xuất, kiến nghị . 119
C. KẾT LUẬN . 126
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 131



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Tướng quân
Lưu Nhân Chú vẫn "hiển linh" để "phù trợ" cho nhân dân đời sau. Hậu duệ
dòng họ Lưu có lần mộng thấy ông Nhân Chú về và bảo rằng: "Chỗ ta ở ồn
ào quá, các ngươi chuyển ta đến chỗ thanh tĩnh hơn". Dòng họ Lưu chuyển
nơi thờ Lưu Nhân Chú đến núi Võ, ngọn núi đã từng gắn bó sâu nặng với sự
nghiệp của ông thì thấy ông có báo mộng nhưng không nhắc đến chuyện đấy
nữa. Qua chi tiết này, nhân dân khẳng định Lưu Nhân Chú mãi mãi gắn bó
với sự nghiệp của mình, về với núi Võ để ông tiếp tục sự nghiệp phục vụ nhân
dân mà mình đã trọn đời theo đuổi. Vì thế, ông đã trừng trị kẻ bất lương
chuyên đi ăn cắp. Nhân dân có điều gì cầu khẩn, ông phù trợ cho. Nhân dân
còn kể rằng, ông còn giúp Đề Thám đánh Pháp. Ý niệm Lưu Nhân Chú là
"phúc thần" luôn hiện diện rõ nét trong các chi tiết này. Trong tâm thức của
người dân vùng quê Đại Từ, người anh hùng Lưu Nhân Chú vẫn luôn hiện
diện và "phù trợ" cho các thế hệ hậu sinh. Nhân vật Lưu Nhân Chú đi từ cõi
trần đến cõi bất tử, cõi thiêng. Thêu dệt những câu chuyện đậm yếu tố kỳ ảo,
nhân dân muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình với người anh hùng đã vì
dân vì nước.
4. Các môtip nổi bật
4.1. Môtip sinh nở thần kì
Môtip sự ra đời thần kì là môtip khá phổ biến trong truyện dân gian
Việt Nam từ thần thoại, truyền thuyết cho đến chuyện cổ tích. Đối với thể loại
truyền thuyết, môtip này được sử dụng phổ biến trong truyền thuyết về các
anh hùng, các danh nhân văn hóa. "Nếu như trong thần thoại hay truyền
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
76
thuyết người Việt ở thời kỳ đầu, môtip sự sinh nở thần kỳ xuất hiện một cách
ngẫu nhiên, phản ánh nhận thức ấu trĩ của nhân dân về thế giới họ đang tồn
tại, thì ở các truyền thuyết thời kỳ sau, khi nhận thức của nhân dân phát triển
hơn rất nhiều thì môtip này trở thành nghệ thuật tự giác của nhân dân, là sự
chuẩn bị cần thiết để miêu tả chiến công phi thường mà người anh hùng cống
hiến cho non sông đất nước" [6, tr.88]. Thánh Gióng ra đời do bà mẹ giẫm
dấu chân ông Khổng Lồ, sau này trở thành anh hùng, khiến giặc Ân khiếp vía
kinh hồn. Lý Thái Tổ ra đời do một lần bà mẹ đun bếp rồi ngủ quên, nhà sư
vô tình bước qua chạm phải chân bà, lúc bà sinh con cửa chùa rực ánh hòa
quang và hương thơm lan tỏa, trở thành ông vua đầu Triều Lý. Ở núi Dầu, có
con hổ đen thường ra chơi với người mà không hại ai, đến khi Lê Lợi sinh ra
ánh sáng đỏ đầy nhà, mùi thơm lạ bay khắp và cũng từ đấy ở núi Dầu không
thấy con hổ đen ra nữa và đã trở thành ông vua đầu triều Lê.
Môtip sự sinh nở thần kì được sử dụng trong truyền thuyết về Lưu Nhân Chú
cũng không nằm ngoài mục đích ấy. Môtip này được sử dụng duy nhất ở một
truyện trong số mười bẩy truyền thuyết về Lưu Nhân Chú, đó là Truyền
thuyết về sự ra đời của Lưu Nhân Chú kể rằng bà Ngọc Trân lên nương tra
mố, đến trưa bà liền đi tìm nước để uống. Uống xong bà thấy người nhẹ
nhõm, khoan khoái và tựa lưng vào gốc đa chợp mắt nằm ngủ. Bà nằm mộng
một ông lão bảo sẽ sinh quý tử. Trở về nhà, không bao lâu bà thụ thai. Đúng
mười tháng sau bà thì sinh hạ một nam tử, đặt tên là Lưu Nhân Chú. Như vậy
sự ra đời của Lưu Nhân Chú có ba điểm khác thường.
- Bà mẹ uống dòng nước chảy từ trong tảng đá, dòng nước trong vắt,
ngọt lịm. Uống vào thấy người nhẹ nhóm, khoan khoái.
- Bà mẹ nằm mộng thấy thần tiên báo mộng sẽ sinh qúy tử.
- Bà Ngọc Trân mang thai mười tháng.
Sự sinh nở này mang nhiều yếu tố kì lạ, hoang đường làm cho truyền
thuyết về anh hùng Lưu Nhân Chú thêm lung linh kì ảo. Thể hiện lòng
ngưỡng mộ, thành kính tuyệt đối của nhân dân đối với nhân vật.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
77
Môtip sự sinh nở thần kì của Lưu Nhân Chú là sự kết hợp của ba yếu tố
thiên nhiên, con người và thần.
Yếu tố thứ nhất về sự sinh nở thần kỳ. Bà Ngọc Trân đi tìm nước để
uống, uống vào thì thấy người nhẹ nhóm, khoan khoái. Đây là môtip khá đặc
biệt, hiếm thấy trong truyền thuyết. Trong truyện cổ tích Sọ Dừa ta bắt gặp
môtip này, có hai vợ chồng người nông dân cùng kiệt khó, ăn ở hiền lành nhưng
ngoài năm mươi tuổi vẫn không có con. Một hôm trời nắng gắt, người vợ vào
rừng lấy củi, khát nước quá mà không tìm đâu ra nước, cuối cùng bà đành
phải liều uống nước trong một cái sỏ ở một hốc cây. Nhưng lạ thay bà uống
vào khỏi cổ, bà thấy khoan khoái vô cùng, thấm thía tận ruột gan và từ đó bà
có thai. Môtip uống nước thụ thai bắt nguồn từ nền văn hóa bản địa Việt
Nam: nông nghiệp lúa nước và tư duy lưỡng phân hợp của người Việt Nam,
bộc lộ đậm nét qua khuynh hướng cặp đôi tiêu biểu Đất - Nước (núi - nước,
non - nước, lửa - nước) trong tiềm thức của người dân Việt Nam "nước"là
khái niệm gắn bó chặt chẽ với đời sống sinh tồn. Người dân miền núi Việt
Nam nói "nước của trời làm ra thóc lúa". Nước là một thứ trời cho, nước
được coi là biểu tượng phổ biến về sự phì nhiêu và khả năng sinh sản rồi rào.
Họ còn rất coi trọng chức năng tái sinh của nước, Đối với họ, nước là vị thuốc
và là đồ uống trường sinh bất tử. Xây dựng biểu hiện người mẹ uống nước thụ
thai là ẩn ý của nhân dân. Họ muốn nói rằng người anh hùng sinh ra từ yếu tố
mang đem lại sự sống cho con người.
Yếu tố thứ hai trong sự sinh nở thần kì trong truyền thuyết về Lưu Nhân
Chú là nhân vật ra đời do được thần tiên báo mộng. Đây chính là môtip được
sử dụng khá rộng rãi trong truyền thuyết. Chẳng hạn, ông tổ triều Mạc được
sinh ra là do người mẹ nằm mộng thấy Tứ quý Hoàng đế xuống đầu thai. Từ
xa xưa giấc mộng đã được xem là hiện tượng vô cùng kì thú. Người xưa tin
rằng giấc mộng là cách để con người liên lạc và nhận thông điệp từ thế giới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
78
siêu nhiên. Giấc mộng đối với người xưa quan trọng tới mức có hẳn những
người chuyên việc chú giải chuyện mộng mị và đoán định tương lai từ những
giấc mộng ấy. Theo sự phân chia của các nhà ngoại cảm, phân tâm học, dân
tộc học thì dạng giấc mơ điềm báo trong truyền thuyết được coi là "chiêm
mộng có tính chất tiên tri, có nguồn gốc từ sức mạnh tự trên trời" [6, tr.88].
Trong quan niệm của nhân dân từ thời xa xưa, lực lượng siêu nhiên là lực
lượng có quyền năng luôn che chở cho con người. Vì thế, đó là đối tượng để
con người sùng kính và tôn thờ. Bởi thế, dạng môtip này được sử dụng để
thông báo về đầu thai của lực lượng siêu nhiên là điều hợp lí và có tác dụng
nhấn mạnh tính chất cao quý, siêu phàm của nhân vật. Một nhân vật khi được
lực lượng siêu nhiên đầu thai khi trưởng thành tất yếu sẽ là người lãnh trách
nhiệm bảo vệ, giúp đỡ, đem lại lợi ích cho nhân dân. Lưu Nhân Chú có dòng
giống thần linh, khi trưởng thành ông đánh giặc, đem lại cuộc sống hòa bìn...
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top