Yuuto

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC
Phần mở đầu Trang
I. Lí do chọn đề tài 1
II. Lịch sử vấn đề 2
III. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 9
IV. Phạm vi nghiên cứu 10
V. Phương pháp nghiên cứu 10
VI. Đóng góp của luận văn 11
VII. Cấu trúc của luận văn 11
Phần nội dung
Chƣơng 1: Vấn đề đặc trƣng phản ánh nghệ thuật trong mĩ học và lí
luận văn học 12
1.1. Những quan niệm truyền thống về đặc trưng phản ánh nghệ thuật 12
1.2. Những quan niệm hiện đại của mĩ học mác xít phương Tây về đặc
trưng phản ánh nghệ thuật 22
1.2.1. Vấn đề đặc trưng phản ánh nghệ thuật trong quan điểm của
Ch.Caudwell 23
1.2.2. Vấn đề đặc trưng phản ánh nghệ thuật trong quan điểm của
G.Lukacs 25
1.3. Những quan niệm của các nhà mác xít Việt Nam về đặc trưng phản
ánh nghệ thuật 30
Chƣơng 2: Đối tƣợng của phản ánh nghệ thuật trong truyện ngắn
Thạch Lam 35
2.1. Thạch Lam và thế giới bên trong của người bình dân 38
2.2. Thạch Lam và những trạng thái sống mơ hồ 48
2.3. Thạch Lam và những kí ức tuổi thơ 55Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Chƣơng 3: Những thủ pháp phản ánh nghệ thuật trong truyện ngắn
Thạch Lam 70
3.1. Cốt truyện và kết cấu 70
3.2. Giọng điệu 79
3.3. Ngôn ngữ trần thuật 83
Phần kết luận
Danh mục công trình khoa học có liên quan đến luận văn
Danh mục tài liệu tham khảo
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi1
PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Phản ánh nghệ thuật là một vấn đề quan trọng của mĩ học nói chung
và lí luận văn học nói riêng. Sự phát triển của văn học nghệ thuật cho thấy sự
vận động của tư duy nghệ thuật được thể hiện qua những quan niệm của nhà
văn về hiện thực và cách phản ánh hiện thực. Có thể nói, qua thế giới
nghệ thuật của một nhà văn, chúng ta thấy được tư tưởng thẩm mĩ của nhà
văn ấy gửi gắm qua nội dung phản ánh và các thủ pháp phản ánh mà nhà văn
đã lựa chọn.
2. Chọn đề tài Đặc trƣng phản ánh nghệ thuật của truyện ngắn
Thạch Lam, chúng tui muốn đi sâu vào một vấn đề có ý nghĩa lí luận, đó là
tìm hiểu nét độc đáo trong cách chiếm lĩnh hiện thực của Thạch Lam, nhà văn
tiêu biểu nhất cho một xu hướng sáng tác mới của văn học Việt Nam giai
đoạn 1930 - 1945. Với đề tài này, chúng tui muốn có cái nhìn khoa học đối
với một vấn đề mà lí luận mác xít thường nhắc đến rất nhiều, qua đó soi sáng
bản chất của vấn đề mối quan hệ văn học và hiện thực trên cơ sở khám phá
thế giới nghệ thuật của Thạch Lam.
3. Cho đến nay, các công trình và bài viết về Thạch Lam vẫn chỉ dừng
lại ở mô tả, diễn giải những nội dung có cấu trúc đồng đẳng với những biểu
hiện của hiện thực đời sống nhằm khẳng định vẻ đẹp của văn chương ông,
xếp sáng tác của ông vào dòng truyện ngắn trữ tình nhưng chưa có ai nghiên
cứu thế giới nghệ thuật của Thạch Lam trong tinh thần của mô hình phản ánh
nghệ thuật của nhà văn. Do vậy, đề tài mà luận văn lựa chọn sẽ tập trung vào
hướng đi còn mới mẻ này.2
II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
1. Đặc trƣng phản ánh nghệ thuật là cách phản ánh và lí giải
đời sống theo cách riêng của nghệ thuật. Có thể nói đến những phương diện
biểu hiện của nó như : đối tượng phản ánh, kiểu tư duy, nội dung và thủ pháp
phản ánh, con đường tác động, cách thức tồn tại trong quá trình tiếp nhận
v.v... Phản ánh chân thực cuộc sống và mong muốn hiện thực của người nghệ
sĩ thông qua hình tượng nghệ thuật, văn học đã từ đối tượng miêu tả và hình
thức chiếm lĩnh đời sống để đem đến cho người đọc, trao truyền cho họ
những xúc động thẩm mĩ mãnh liệt. Thực chất, đây là vấn đề mối quan hệ
giữa văn học và hiện thực. Lịch sử phát triển của văn học nhân loại cho thấy
có rất nhiều cách thức khái quát hiện thực. Chủ nghĩa hiện thực thế kỉ XIX
khái quát hiện thực như sự sao chụp tự nhiên, cụ thể, mang nội dung xã hội.
Đến đầu thế kỉ XX, với sự nhấn mạnh chủ thể thẩm mĩ và các khả năng tưởng
tượng trong sáng tạo thì phạm vi của việc khái quát hiện thực đã được mở
rộng hơn rất nhiều. Trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, người ta nhìn
thấy những nỗ lực đổi mới đặc trưng phản ánh nghệ thuật một cách rõ nét.
Khởi đầu là văn học hiện thực phê phán và tiếp đó là văn chương Tự Lực văn
đoàn. Trong đó, phải kể đến một tên tuổi sáng chói trên văn đàn văn học dân
tộc nửa đầu thế kỉ XX, đó là Thạch Lam.
2. Xét trong thời kì văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, sự xuất hiện
của Thạch Lam đã mở ra một bước tiến mới cho văn xuôi nghệ thuật nói
chung và địa hạt truyện ngắn nói riêng.
Hơn nửa thế kỉ trôi qua kể từ ngày văn phẩm đầu tay của Thạch Lam
chào đời, đã có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về thân thế, sự nghiệp
và đặc biệt là truyện ngắn của nhà văn. Một cách tổng quát, có thể thấy các tài
liệu nghiên cứu về Thạch Lam xoay quanh ba nội dung lớn.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi3
Thứ nhất là các tài liệu viết về đặc điểm con người của Thạch Lam
hay những kỉ niệm sâu sắc với nhà văn. Đây là những bài viết của người
thân, bạn bè, những nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình từng gặp gỡ, tiếp xúc, có
thời gian sống cùng Thạch Lam hay làm công tác nghiên cứu về ông. Tiêu
biểu là các bài viết: Người em thứ sáu (Hồi kí) của Nguyễn Thị Thế, Thạch
Lam- cha tui trong trí tưởng của Nguyễn Tường Giang, Thạch Lam- một nhà
văn yêu người như yêu mình của Vũ Bằng, Những kỷ niệm “chia ngọt sẻ bùi”
cùng Thạch Lam của Đinh Hùng, Thạch Lam thẩm âm của Hoài Điệp Thứ
Lang, Với Thạch Lam của Hồ Dzếnh, Thạch Lam- những điều còn nhớ của
Lưu Khánh Thơ ghi theo lời Song Kim kể, Những điều tui học được ở Thạch
Lam của Hoàng Tiến...
Thứ hai là các bài viết đưa ra những nhận xét, đánh giá khái quát về
Thạch Lam. Đây là những tài liệu nghiên cứu về thành tựu của văn học Việt
Nam thời kì từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945. Trong
những tài liệu này, các chuyên gia nghiên cứu về văn học Việt Nam hiện đại
đã đưa ra những nhận định về giá trị văn chương Thạch Lam và khẳng định
đóng góp của ông vào thành tựu chung của công cuộc hiện đại hóa văn học
nước nhà, nhằm mục đích làm rõ những đánh giá khái quát về thời kì văn học.
Chẳng hạn như các bài viết: Tình hình chung văn học lãng mạn 1932-1945,
Tự Lực văn đoàn của Phan Cự Đệ, Thạch Lam (1910-1942) của Hà Văn
Đức...
Thứ ba là các công trình nghiên cứu chuyên sâu về truyện ngắn Thạch
Lam. Tác giả của những tài liệu này là các nhà nghiên cứu phê bình, học viên
cao học, nghiên cứu sinh, những người trực tiếp làm công tác giảng dạy và
học tập về Thạch Lam.
Tìm hiểu những tài liệu trên, chúng tui nhận thấy các tác giả đã đưa ra
phân tích, đánh giá sâu sắc về quan niệm văn chương của Thạch Lam, thi4
pháp và phong cách văn chương, cảm hứng chủ đạo, đồng thời có những thẩm
định xác đáng về giá trị văn chương Thạch Lam. Riêng vấn đề Đặc trƣng
phản ánh nghệ thuật của truyện ngắn Thạch Lam tuy chưa được nghiên
cứu nhưng đã có một số tác giả nhắc tới ở chỗ này hay chỗ khác dưới những
hình thức không giống nhau.
Ngay từ lúc tập truyện ngắn đầu tay Gió đầu mùa (Nxb Đời nay, Hà
Nội, 1937) vừa mới xuất hiện, một số tác giả đã nhận thấy phạm vi hiện thực
được phản ánh trong truyện ngắn Thạch Lam là đời sống bên trong của con
người. Viết lời tựa cho Gió đầu mùa, Khái Hưng nhận xét: “Đọc nhiều đoạn
văn của Thạch Lam, tui rùng rợn cả tâm hồn vì sự thành thực” [31; 277]. Như
vậy, cây bút chủ chốt của Tự Lực văn đoàn đã nhận ra Thạch Lam là nhà văn
thiên về cảm xúc, cảm giác.
Tiếp nối sự phát hiện đột khởi của Khái Hưng, Vũ Ngọc Phan trong
Nhà văn hiện đại cũng nhấn mạnh Thạch Lam “có một ngòi bút lặng lẽ, điềm
tĩnh vô cùng, ngòi bút chuyên tả tỉ mỉ những cái rất nhỏ và rất đẹp, những tình
cảm, cảm giác con con nảy nở và biểu lộ ở đủ các hạng người, mà ông tả một
cách thật tinh vi” [52; 41]. Chính vì thế, trong những dòng đầu tiên giới thiệu
về Thạch Lam, nhà phê bình nhận xét: “trong các truyện ngắn, truyện dài của
ông (tức Thạch Lam), tình cảm đều có vị trí đặc biệt” [52; 41]. Ý kiến của Vũ
Ngọc Phan đã nhận được sự đồng tình của nhiều nhà nghiên cứu về Thạch
Lam.
Trong bài Tính cách tạo tác của Thạch Lam, Thế Lữ khẳng định: “Bao
nhiêu băn khoăn về nghệ thuật, bao nhiêu tư tưởng cũng như tình cảm rung
động, lúc nào cũng chứa chất dồi dào trong tâm trí: cái kho tàng cuộc sống
bên trong ấy rất sẵn châu báu mà chỉ cầm đến bút, Thạch Lam đã thấy dàn
xếp theo hình thể của lời” [44; 146]. Như vậy, Thế Lữ đã nhận thấy sự hoá
thân sâu sắc và yếu tố cảm xúc trong sáng tác của Thạch Lam.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi5
Nguyễn Tuân cũng cho rằng một số sáng tác của Thạch Lam là mẫu
mực. Ông nhận xét cách lí giải về hiện thực của Thạch Lam như sau: “Thạch
Lam hay đi vào những cảnh ngộ nghịch trái, mà đồng thời cũng đi sâu vào
những tâm trạng, tâm tình, cảm xúc, cảm giác” [45; 264]. Đây là lí do quan
trọng khiến cho độc giả “ngày nay đọc lại Thạch Lam vẫn thấy đầy đủ cái dư
vị và cái nhã thú của những tác phẩm có cốt cách và phẩm chất văn học” [45;
258].
Hàng loạt bài nghiên cứu trong tạp chí Giao điểm, Sài Gòn, số 1, 1972
đều tiếp tục khẳng định sức sống vượt thời gian của văn chương Thạch Lam,
trong đó có những ý kiến xác đáng, đầy sức thuyết phục về các khía cạnh giá
trị trong di sản văn học “không mấy đồ sộ” của ông. Trong bài viết Thạch
Lam: hưong thơm và nỗi u hoài, Dương Nghiễm Mậu đánh giá cao khả năng
“tỉa tách chi ly tâm hồn người Việt Nam, ở những khía cạnh nhỏ nhặt, tế nhị
và sâu sắc nhất” của Thạch Lam [3; 157]. Tác giả Huỳnh Phan Anh trong
Thạch Lam, tiểu thuyết gia cũng đã chú ý đến nét riêng trong sáng tác của nhà
văn: “Văn Thạch Lam là một lời mời gọi không của lý trí sáng suốt đầy ẩn
tình, ẩn ý mà của tâm hồn, không của tư tưởng mà của rung động và cảm
tình” [3; 263]. Nhận xét này không chỉ đúng với tiểu thuyết mà còn rất đúng
với truyện ngắn của Thạch Lam.
Năm 1989, nhà nghiên cứu Nguyễn Hoành Khung giới thiệu về Thạch
Lam trong Văn xuôi lãng mạn 1930-1945. Đáng lưu ý là nhận xét Thạch Lam
có sở trường diễn tả thế giới nội tâm, “đi vào thế giới bên trong với những
cảm xúc cảm giác. Ông đặc biệt tinh tế khi diễn tả những rung động bên
trong, những cảm giác mong manh thoáng qua, những biến thái tế nhị của tâm
hồn trước ngoại cảnh” [34]. Nhân kỉ niệm 50 năm ngày mất Thạch Lam, Hội
thảo khoa học về Thạch Lam đã quy tụ được nhiều bài nghiên cứu có sự khám
phá cả chiều rộng lẫn chiều sâu những đóng góp của ông trên nhiều phương6
diện trước yêu cầu đổi mới của văn học. Vương Trí Nhàn khẳng định:
“Hướng đi vào tâm lý của Thạch Lam là một hướng đi rất hiện đại” [48; 54].
Bàn về Giải pháp điều hoà xã hội trong văn Thạch Lam, tác giả Lại Nguyên
Ân thừa nhận: “Thạch Lam là nhà văn có đóng góp đáng kể vào sự phát triển
của xu hướng tâm lý trong văn xuôi nghệ thuật tiếng Việt cả bằng thực tế sáng
tác lẫn bằng các phát biểu có tính chất định hướng lý thuyết. Đề tài Thạch
Lam - nhà văn tâm lý cần được nghiên cứu riêng” [4; 67]. Nhà nghiên cứu
Bích Thu bổ sung thêm nhận xét về việc phản ánh thế giới nội tâm của con
người trong truyện ngắn Thạch Lam: “Dễ nhận thấy nhân vật của Thạch Lam
ít được nhấn mạnh về điệu bộ, cử chỉ, dáng vẻ bên ngoài mà là những nhân
vật “hướng nội”, có đời sống bên trong, ẩn chứa những bí mật của “cõi
người” mà nhà văn đặt mục đích khám phá và phát hiện” [65; 76]. Đây chính
là nét độc đáo trong sáng tác của Thạch Lam.
Trong bài Thi pháp truyện ngắn Thạch Lam, Phạm Phú Phong cũng
nhận thấy “tâm hồn Thạch Lam là đối tượng cho nhà văn khám phá miêu tả”
[54; 112]. Cùng chung suy nghĩ đó, Trần Ngọc Dung khẳng định nét khác biệt
trong truyện ngắn Thạch Lam chính là ở chỗ “hé mở cho ta thấy cuộc sống ẩn
kín bên trong của con người dường như chỉ biết cúi đầu trước số kiếp” [14;
123]. Phan Diễm Phương cũng cho rằng “chú trọng vào đời sống tâm linh,
xem cái đời sống cần là đời sống bên trong, đời sống tâm hồn, từ đó lấy việc
diễn tả đúng và thấu đáo cái tâm lý uyển chuyển của con người làm công việc
hàng đầu - điều này nếu chưa đến mức được xem là đặc trưng tất yếu thì cũng
đã trở thành đặc trưng chất lượng của truyện, theo như quan niệm của Thạch
Lam” [56; 131]. Khi tìm hiểu quan niệm về con người trong sáng tác của
Thạch Lam, Lê Dục Tú nhấn mạnh: “trong khi miêu tả thế giới tinh thần của
con người, Thạch Lam chỉ quan tâm miêu tả những phần đẹp đẽ, trong sáng,
lành mạnh... Đó là nét đặc trưng trong bút pháp của Thạch Lam khi ông miêu
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi7
tả con người” [69; 121]. Cũng theo Lê Dục Tú: “việc đi sâu thể hiện thế giới
tinh thần, thế giới nội tâm của con người và coi đó là đối tượng để miêu tả
con người là chỗ mạnh và cũng là chỗ yếu của các nhà văn lãng mạn nói
chung, của ngòi bút Thạch Lam nói riêng” [3; 19]. Nghiên cứu về truyện ngắn
Thạch Lam, Phạm Thị Thu Hương bổ sung thêm: “với Thạch Lam, thế giới
nội tâm là thế giới của hồi ức, của kỷ niệm” [32; 90].
Qua các công trình nghiên cứu có thể thấy các tác giả đều nhất trí thừa
nhận thế mạnh về nội tâm, về cảm giác của Thạch Lam và chỉ ra đó là phạm
vi phản ánh hiện thực chủ yếu trong truyện ngắn của ông. Tuy nhiên, những
kiến giải, đánh giá về đối tượng của phản ánh nghệ thuật trong truyện ngắn
Thạch Lam phần nhiều vẫn chỉ dừng ở việc khai thác nội dung tư tưởng chứ
chưa đi vào khía cạnh đặc trưng phản ánh nghệ thuật, chưa làm rõ thế giới
bên trong, thế giới nội tâm như là đối tượng của phản ánh nghệ thuật trong
truyện ngắn Thạch Lam.
Liên quan đến vấn đề thủ pháp phản ánh nghệ thuật trong truyện ngắn
Thạch Lam, nhiều tác giả đã nói đến cốt truyện và kết cấu, giọng điệu, ngôn
ngữ trần thuật trong truyện ngắn Thạch Lam.
Phần lớn ý kiến của các nhà nghiên cứu đều nhấn mạnh cốt truyện của
Thạch Lam rất đơn giản, hầu như không có truyện gì đáng kể. Trần Ngọc
Dung đã cho rằng: “nhiều truyện ngắn của Thạch Lam là loại truyện ngắn
không có truyện” [14; 126]. Bích Thu cũng khẳng định cốt truyện của Thạch
Lam “thường ít hành động và kịch tính mà giàu những chi tiết, những “sự
kiện” của tâm trạng, của lòng người” [65; 74]. Cũng như vậy, kết cấu truyện
ngắn Thạch Lam được tuân thủ theo lối kết cấu tâm lý như lời nhận xét của
Nguyễn Hoành Khung: “Ông đặc biệt tinh tế khi diễn tả, phân tích những
rung động bên trong, những cảm giác mong manh thoáng qua, những biến
thái tinh vi của tâm hồn trước ngoại cảnh” [35; 205]. Tuy vậy, vẫn cần có một8
cái nhìn đầy đủ về cốt truyện và kết cấu truyện ngắn Thạch Lam trong tư cách
là một thủ pháp quan trọng của phản ánh nghệ thuật.
Nhận xét về giọng điệu của truyện ngắn Thạch Lam, các nhà nghiên
cứu đều khẳng định giọng điệu chủ đạo trong truyện ngắn Thạch Lam là
giọng trữ tình sâu lắng. Trong bài Phong cách truyện ngắn Thạch Lam, Trần
Ngọc Dung viết: “mỗi truyện ngắn của Thạch Lam có cấu tứ và giọng điệu
như một bài thơ trữ tình” [14; 129]. Nhất trí với nhận xét đó, Lê Dục Tú cho
rằng “lối văn nhẹ nhàng đậm chất trữ tình man mác, giàu cảm xúc và nhạc
điệu” [3; 23] là yếu tố quan trọng làm nên dấu ấn đặc biệt trong văn phẩm
Thạch Lam. Song, hầu như chưa có tác giả nào chú ý tới giọng điệu trữ tình
trong truyện ngắn Thạch Lam như một thủ pháp nghệ thuật đích thực trong
phản ánh nghệ thuật của nhà văn.
Đánh giá về ngôn ngữ truyện ngắn Thạch Lam, nhà văn Nguyễn Tuân
viết: “lời văn Thạch Lam nhiều hình ảnh, nhiều tìm tòi, có một cách điệu
thanh thản, bình dị mà sâu sắc” [70; 54]. Nhiều nhà nghiên cứu cũng nhất trí
với nhận xét đó của Nguyễn Tuân. Trong Lời giới thiệu Tuyển tập Thạch Lam
viết năm 1998, Phong Lê khẳng định Thạch Lam có “một lối văn nhuần nhị,
tinh tế, gọn và gợi được thật là rành rõ những trạng thái của sinh hoạt, xúc
cảm và tâm hồn. Một lối văn không nặng vì những chữ dùng to tát, hoặc
những cấu trúc gấp gáp, vội vàng. Ở đây câu chữ chỉ cần đủ cho phô diễn. Có
lúc sự diễn tả còn vượt ra ngoài câu, chữ, vì sức gợi mở và khả năng khơi sâu
vào cảm giác, vừa cho ta nhìn, vừa cho ta cảm... câu văn của Thạch Lam cứ
như là câu văn của hôm nay”. Nguyễn Hoành Khung cũng khẳng định: “Với
ngòi bút giản dị, tinh tế lạ thường, ngôn ngữ đặc biệt trong sáng, đầy chất thơ,
Thạch Lam đã góp phần nâng cao trình độ truyện ngắn Việt Nam lên một
bước mới” [35; 206]. Lê Dục Tú cũng nhấn mạnh nhiều đoạn văn của Thạch
Lam “cho đến hôm nay vẫn có thể coi là những đoạn văn mẫu mực cả về cú
KẾT LUẬN
1. Đặc trưng phản ánh nghê thuật là một trong những vấn đề cơ bản của
mĩ học và lí luận văn học được nói đến như là bản chất của mối quan hệ giữa
văn học và hiện thực, giữa mô hình phản ánh và đối tượng phản ánh. Trải qua
một chặng đường dài phát triển, tư duy mĩ học về đặc trưng phản ánh nghệ
thuật đã có những thay đổi theo hướng ngày càng phù hợp hơn với tư duy
nghệ thuật. Với sự xuất hiện của mĩ học và lí luận văn học mác xít, những
quan điểm của G.Lukacs và Ch.Caudwell đã nói nhiều đến đối tượng của
phản ánh nghệ thuật với nhiều điểm tương đồng và khác biệt.
Luận văn nhấn mạnh đến quan điểm của Ch.Caudwell về đối tượng
của phản ánh nghệ thuật, theo đó văn học nghệ thuật phản ánh cái thế giới bên
trong của con người, tức là văn học không trực tiếp phản ánh hiện thực bên
ngoài mà là hiện thực bên trong, là ảo ảnh của hiện thực, với tinh thần “thơ
trữ tình bóp méo và phủ nhận cấu trúc hiện thực để giữ lại cấu trúc của cái
tôi”. Chính quan điểm này sẽ soi sáng thế giới nghệ thuật của Thạch Lam, là
chỗ dựa lí luận để luận văn nghiên cứu đặc trưng phản ánh nghệ thuật của
truyện ngắn Thạch Lam.
2. Trong dòng văn học 1930-1945, Thạch Lam nổi lên như một nhà văn
có cốt cách trí thức, lịch lãm và sâu sắc trong những cảm nhận về thế giới nội
tâm của con người. Lấy chính thế giới cái tui để làm đối tượng phản ánh nghệ
thuật, kiểu tư duy nghệ thuật của Thạch Lam đã minh chứng sinh động nhất
cho quan điểm của Ch.Caudwell về đặc trưng của phản ánh nghệ thuật. Đối
tượng phản ánh nghệ thuật của Thạch Lam là thế giới cái đẹp được toát lên từ
tâm hồn sâu kín và phong phú của con người bình dân. Hướng ngòi bút vào
việc khám phá thế giới bên trong, Thạch Lam đã phơi trải những rung động
thuần khiết, tinh khôi của tâm hồn trẻ thơ, những cung bậc cảm xúc đa dạng,
đa chiều trong thế giới nội tâm của người dân cùng kiệt với bao cảm nhận, suy96
ngẫm sâu sa về thân phận, về kiếp người, những cảm giác chân thực cùng
những trạng thái tâm lí rất đặc trưng của người trí thức tiểu tư sản. Từ đó, vẻ
đẹp trong thế giới nội tâm chìm khuất của người bình dân cứ phát lộ lặng lẽ
trong thế giới nghệ thuật của Thạch Lam. Lựa chọn thế giới bên trong làm đối
tượng phản ánh cùng nỗ lực khám phá vẻ đẹp và diễn tả các dạng tiềm tàng ẩn
giấu trong thế giới nội tâm sâu khuất của con người chính là một cách
tư duy nghệ thuật độc đáo góp phần thể hiện đặc trưng phản ánh nghệ thuật
của truyện ngắn Thạch Lam.
Đi sâu vào việc miêu tả thế giới tâm hồn vô biên của con người, Thạch
Lam đã “bắt mạch” những khoảnh khắc sống chất chứa bao cảm xúc riêng tư.
Nhà văn đã lắng nghe dòng cảm giác trôi chảy trong thế giới bí ẩn của tâm
linh, khám phá được những khoảng sáng tối riêng trong nội tâm, đó chính là
những trạng thái sống mơ hồ của con người. Các trạng thái tâm lí phong phú,
phức tạp, thậm chí ngẫu nhiên, đầy bất trắc đã gắn kết, thăng hoa, trở thành
điểm sáng thẩm mĩ mang lại giá trị độc đáo cho truyện ngắn Thạch Lam.
Cách thức phản ánh này làm nên một dấu ấn Thạch Lam, đồng thời thể hiện
vẻ đẹp tâm hồn, vốn sống phong phú, tấm lòng tha thiết với cuộc đời và tài
năng sáng tạo của nhà văn.
Là một nghệ sĩ luôn có ý thức kiếm tìm và lưu giữ cái đẹp nhiều khi
tiềm tàng, khuất lấp, mơ hồ ở thế giới bên trong của con người, Thạch Lam
còn mở ra một chân trời kí ức về thời thơ ấu. Thế giới dĩ vãng, kỉ niệm ấy kết
tinh tất cả những gì đẹp đẽ của một thời xa vắng liên quan đến những giá trị
tinh thần đã đựơc gạn lọc, phát triển qua nhiều nghìn năm của dân tộc. Không
gian nghệ thuât, thời gian nghệ thuật mang nét văn hoá đặc trưng, ngỡ như đã
xa mà lại hiện hữu, chi phối nét đẹp trong tâm hồn mỗi con người được sử
dụng như một cách nghệ thuật đặc sắc để thể hiện ý đồ sáng tạo. Qua
các chất liệu hiện thực trên, nhà văn đã biểu đạt thành công những bức xúc
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi97
của bản thân đời sống và những gì thuộc về bản ngã, cá nhân. Thời gian nghệ
thuật cũng là một phương tiện hữu hiệu chuyên chở trạng thái tâm hồn con
người. Đặc biệt, sự tương ứng giữa không gian tâm tưởng, riêng tư, được giới
hạn và có màu xám xịt với thời gian đặc trưng mờ ảo, ảm đạm đã tạo nên một
thế giới nghệ thuật thơ mộng, thấm đẫm chất men cảm giác trong truyện ngắn
Thạch Lam.
3. Để tương ứng với đối tượng của phản ánh nghệ thuật đã lựa chọn,
Thạch Lam sử dụng nhiều thủ pháp phản ánh nghệ thuật phù hợp thể hiện qua
cốt truyện và kết cấu, giọng điệu, ngôn ngữ trần thuật.
Một trong những đặc điểm nghệ thuật tự sự của truyện ngắn Thạch
Lam là kiểu truyện không có truyện. Những sự kiện, biến cố, hành động chỉ là
giá đỡ, là cái cớ để nhà văn nắm bắt và làm dấy lên những cảm xúc, cảm giác,
trạng thái tâm lí bên trong. Yếu tố nghệ thuật này đem lại cho truyện ngắn
Thạch Lam một lợi thế giống như thơ trong việc biểu đạt thế giới cảm xúc,
cảm giác. Nhà văn thường đặt nhân vật vào một tình thế, một bi kịch nhân
sinh nào đó để bắt kịp nét tâm lí, khoảnh khắc tâm trạng hay những biến thái
tinh thần. Nhờ vậy, nhà văn đã nói được bằng nghệ thuật những suy ngẫm sâu
sắc về con người một cách hiệu quả nhất.
Với nỗ lực tìm tòi và sáng tạo, Thạch Lam đã đem đến cho truyện ngắn
của mình một kiểu kết cấu phù hợp và uyển chuyển. Kết cấu của truyện ngắn
Thạch Lam không tuân theo những yếu tố ta thường thấy trong truyện ngắn
hiện thực phê phán mà tuân theo những diễn biến tâm trạng nhân vật trong
nhiều khoảnh khắc sống của đời thường. Lối kết cấu này đem lại cho truyện
ngắn Thạch Lam nhiều trang viết hết sức tự nhiên, thành thực về đời sống bên
trong của người bình dân.
Giọng điệu của truyện ngắn Thạch Lam cũng mang dấu ấn riêng tương
ứng với cái tui trữ tình như là đối tượng phản ánh. Đó là giọng điệu trữ tình98
sâu lắng. Nhà văn dùng giọng điệu này để tạo ra những khoảng lặng nghệ
thuật qua trang viết. Đây cũng là một phương diện tạo nên yếu tố trữ tình đậm
đặc trong truyện ngắn Thạch Lam. Dù ẩn sâu vào từng câu chữ hay toát lên
qua âm hưởng chung của cảnh vật, con người được mô tả, dù yêu thương ấm
áp hay tâm tình chia sẻ, cảm thông, giọng điệu trong truyện ngắn Thạch Lam
đều đóng vai trò như một thủ pháp nghệ thuật đắc địa trong việc thể hiện chân
thành những nỗi niềm riêng tư của nhân vật.
Cũng như vậy, ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Thạch Lam đã
phát huy hết khả năng của nó để đáp ứng cho những mục đích nghệ thuật của
nhà văn. Lớp từ miêu tả trạng thái cảm nhận chủ quan, hoạt động tâm lí thực
chứng và những từ ngữ chỉ trạng thái tâm lí mơ hồ xuất hiện trong văn Thạch
Lam trong ý nghĩa một phương tiện nghệ thuật độc đáo góp phần đắc lực cho
việc thể hiện thế giới nội tâm sâu kín của con người. Sử dụng ngôn ngữ giàu
hình ảnh, nhạc điệu và khả năng biểu hiện, nhà văn không chỉ đi sâu miêu tả,
phản ánh “hiện thực bên trong” mà còn thể hiện sự tinh tế, nhạy cảm và tấm
lòng tin yêu con người, trân trọng sự sống và hiệu quả nhất là làm lộ diện
những mạch cảm giác sâu kín, vi diệu. Niềm say mê sáng tạo không chỉ đem
đến cho trang văn Thạch Lam một “ma lực” hấp dẫn, lôi cuốn, mà còn khẳng
định đóng góp tích cực của ông vào sự phát triển của ngôn ngữ văn xuôi hiện
đại.
4. Xét đến cùng, sự phát triển của văn học chính là sự phát triển của
cách khái quát hiện thực, của đặc trưng phản ánh nghệ thuật. Dù ở bất
cứ thời đại nào, bất cứ nền văn học nào thì người nghệ sĩ đích thực luôn
hướng đến cách thức chiếm lĩnh và phản ánh hiện thực mới mẻ, độc đáo. Đó
là nỗ lực tìm tòi, sáng tạo không ngừng để đem đến bước ngoặt mới trong sự
phát triển của lịch sử văn học nhân loại. Với ý nghĩa ấy, vấn đề Đặc trƣng
phản ánh nghệ thuật của truyện ngắn Thạch Lam là một minh chứng sinh
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi99
động cho mối quan hệ giữa tư duy lí luận và thực tiễn sáng tạo. Trong mối
quan hệ này, có thể khẳng định Thạch Lam là nhà văn xuất sắc bởi ông đã có
những đóng góp không nhỏ cho công cuộc hiện đại hoá nền văn học dân tộc
nửa đầu thế kỉ XX.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
S Tra cứu ảnh dựa trên nội dung sử dụng nhiều đặc trưng và phản hồi liên quan Công nghệ thông tin 0
T Tổng hợp, đặc trưng tính chất của hệ vật liệu Ti-MCM-22, Ti-MCM-41, Ti-SBA-15 trong phản ứng oxi hóa α-pinen và etyl oleat Khoa học Tự nhiên 0
A Phân tích các đặc trưng của thanh nhiên liệu sử dụng trong lò phản ứng hạt nhân VVER AES-2006 Khoa học Tự nhiên 0
J Nghiên cứu một số đặc trưng của phản ứng quang hạt nhân trên bia Mo với chùm photon hãm năng lượng c Khoa học Tự nhiên 0
D Khảo sát tính chất đặc trưng Von-Ampe của một số hợp chất có hoạt tính sinh học và ứng dụng Khoa học Tự nhiên 0
D Phương pháp tiếp cận tác phẩm thơ tự do trong nhà trường thpt từ góc độ đặc trưng thể loại Luận văn Sư phạm 0
D Vùng đất nam bộ, đặc trưng tín ngưỡng, tôn giáo và sinh hoạt văn hóa Văn hóa, Xã hội 0
D Đặc trưng ngôn ngữ - Văn hóa Việt qua thành ngữ, tục ngữ có từ chỉ màu sắc (so sánh với tiếng Anh) Ngoại ngữ 0
D Nghiên cứu đặc trưng cấu trúc và khảo sát tính chất quang điện của PbTiO3 pha tạp một số ion kim loại chuyển tiếp Khoa học Tự nhiên 0
D Đặc trưng của chủ nghĩa hiện thực Môn đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top