datpqmail

New Member

Download miễn phí Đề tài Khảo sát các đơn vị thành ngữ trong một số truyện ngắn của Nam Cao giai đoạn 1930-1945





MỤC LỤC
 
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I 7
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NAM CAO - TÁC GIẢ 7
VÀ TÁC PHẨM 7
CHƯƠNG II 12
PHÂN TÍCH, PHÂN LOẠI THÀNH NGỮ 12
TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO GIAI ĐOẠN 12
1930 - 1945 12
I. Những vấn đề chung về thành ngữ tiếng Việt 12
1. Thành ngữ trong tiếng Việt 12
2. Phân biệt thành ngữ với cụm từ tự do, với tục ngữ 13
2.1. Phân biệt thành ngữ với cụm từ tự do 13
2.2. Phân biệt thành ngữ và tục ngữ 14
3. Phân loại thành ngữ trong tiếng Việt hiện đai 16
II. Phân tích, phân loại các đơn vị thành ngữ tiếng Việt trong các truyện ngắn của Nam Cao giai đoạn 30-45 17
1. Phân loại một cách khái quát 17
2. Phân tích 17
2.1. Thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng 17
2.1.1. Thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng bốn yếu tố 18
2.1.2. Thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng 6, 8 yếu tố 27
2.2. Thành ngữ phi đối xứng 27
2.2.1. Nhóm thành ngữ so sánh 27
2.2.2. Thành ngữ miêu tả 30
CHƯƠNG III 34
CÁCH SỬ DỤNG THÀNH NGỮ CỦA NAM CAO 34
QUA CÁC TRUYỆN NGẮN CỦA ÔNG 34
I. Nhận xét chung về cách sử dụng thành ngữ của Nam Cao 34
II. Về việc sử dụng thành ngữ gốc Hán 34
III. Sự sáng tạo của Nam Cao trong việc sử dụng thành ngữ 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO 42
PHỤ LỤC 43
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

nh ngữ có tính nhạc.
Như vậy, có thể nói không có ranh giới rõ ràng, tuyệt đối để phân biệt cụm từ tự do và thành ngữ. Bởi lẽ nếu những cụm từ tự do trở nên cố định và nghĩa của nó bị phức tạp hoá nó biến thành thành ngữ.
2.2. Phân biệt thành ngữ và tục ngữ
Đây là công việc vô cùng khó khăn đối với các nhà nghiên cứu khi phân biệt giữa thành ngữ và tục ngữ. Và trên thực tế có thể nói sự lẫn lộn giữa hai đơn vị này là rất phổ biến, phổ biến đến mức người ta không còn coi nó như một sai phạm nữa. Sự phân biệt thành ngữ và tục ngữ lần đầu tiên được đặt ra qua “Việt Nam văn học sử yếu” (1943): theo cuốn sách này một câu tục ngữ tự nó phải có một ý nghĩa đầy đủ hay khuyên răn chỉ bảo điều gì. Còn thành ngữ chỉ là những lời nói có sẵn để ta tiện dùng mà diễn một ý gì hay tả một trạng thái gì cho có màu mè. Tác giả Vũ Ngọc Phan trong “Tục ngữ và dân ca Việt Nam” (1956) lại không tán thành với ý kiến trên. Với Cù Đình Tú ở bài viết “Góp ý kiến về phân biệt tục ngữ với thành ngữ” (1973) đã dùng chức năng làm tiêu chí phân biệt tục ngữ thành ngữ. Thành ngữ là những đơn vị có sẵn, mang chức năng định danh, nói khác đi dùng để gọi tên sự vật, tính chất, hành động. Tục ngữ thông báo một nhận định, một kết luận về một phương diện nào đó của thế giới khách quan. Do vậy, mỗi một câu tục ngữ đọc lên là một câu hoàn chỉnh về diễn đạt, trọn vẹn về ý tưởng. Hoàng Văn Hành và một số tác giả ở Viện Ngôn Ngữ học trong “Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ” đã nhận xét thành ngữ tuy có nhiều nét tương đồng với tục ngữ nhưng khác tục ngữ về bản chất. Thành ngữ là những tổ hợp từ đặc biệt, biểu hiện những khái niệm một cách bóng bẩy, còn tục ngữ là những câu-ngôn bản đặc biệt, biểu thị những phán đoán một cách nghệ thuật
Và chúng ta có thể tóm tắt sự khác biệt giữa chúng thông qua bảng sau:
Thành ngữ
Tục ngữ
Thường thể hiện chức năng định dạng giống như từ và trong câu chúng hoạt động như những định vị điểm danh
Là một thông báo đầy đủ, trong câu chúng hoạt động như những đơn vị thông báo
Làm một bộ phận cấu thành câu
Làm một câu độc lập hoàn chỉnh.
Ví dụ:Thay da đổi thịt
Ví dụ:Ăn vá học hay
*)Sự giống nhau giữa thành ngữ và tục ngữ
+ Thành ngữ và tục ngữ là những đơn vị có sẵn với cấu trúc rất bền chặt, cố định, trong đó không thể dễ dàng thay đổi trật tự các yếu tố
+ Cả thành ngữ và tục ngữ đều có nội dung ngữ nghĩa mang tính khái quát hình ảnh và nghĩa bóng. Tính hình ảnh của tục ngữ cũng xuất hiện nảy sinh bằng con đường phát triển nghĩa mới, kết quả- trìu tượng giống như thành ngữ
+ Tục ngữ ngắn gọn về hình thức, phương pháp về nội dung, có vần điệu uyển chuyển giống như thành ngữ.
Rõ ràng ranh giới giữa thành ngữ và tục ngữ là không rõ ràng, không dễ nhận biết bởi vì bao giờ cũng có những đơn vị quá độ, trung gian. Tuy nhiên có thể nói chúng khác nhau chủ yếu là ở mặt chức năng.
Tóm lại, tổng hợp tất cả những tiêu chí như đã phân tích ở trên cho phép tách thành ngữ ra khỏi những đơn vị khác chúng ta có bảng sau:
Nét khu biệt
Đơn vị
Tiêu chí
Cụm từ tự do
Thành ngữ
Tục ngữ
Đặc điểm cấu trúc
Cố định
-
+
+
Không cố định
+
-
-
Đặc điểm ngữ âm
Hài hoà
-
+
+
Không hài hoà
+
-
-
Đặc điểm ngữ nghĩa
Nghĩa đen
+
-
-
Nghĩa bóng
-
+
+
Chức năng ngữ nghĩa
Định danh
+
+
-
Thông báo
-
-
+
Chức năng ngữ pháp
Bộ phận câu
+
+
-
Câu
-
-
+
3. Phân loại thành ngữ trong tiếng Việt hiện đai
Theo Nguyễn Thiện Giáp trong “Từ vựng học tiếng Việt”, thành ngữ có hai loại lớn đó là thành ngữ hợp kết và thành ngữ hòa kết.
Về mặt cấu trúc của thành ngữ ta có thể hình dung hệ thống thành ngữ tiếng Việt bằng hai sơ đồ tổng quát sau đây:
Thµnh
ng÷
Thµnh ng÷
®èi xøng
Thµnh ng÷
Phi ®èi xøng
Thµnh ng÷
Phi ®èi xøng d¹ng miªu t¶
Thµnh ng÷
Phi ®èi xøng d¹ng so s¸nh
Kết cấu cú pháp của thành ngữ có một số khuôn mẫu nhất định đó là: quan hệ cụm chủ vị, quan hệ chính phụ, quan hệ đẳng lập và quan hệ đề thuyết. Trong báo cáo này chúng tui sẽ tiến hành phân loại, phân tích các thành ngữ trong truyện ngắn của Nam Cao theo sự phân loại thành ngữ thành hai loại thành ngữ đối xứng và phi đối xứng như đã nói ở trên và đi sâu vào các kết cấu của thành ngữ.
II. Phân tích, phân loại các đơn vị thành ngữ tiếng Việt trong các truyện ngắn của Nam Cao giai đoạn 30-45
1. Phân loại một cách khái quát
Thành ngữ Tiếng Việt nói chung thường được chia thành 2 loại thành ngữ lớn đó là thành ngữ đối xứng và thành ngữ phi đối xứng hay còn được gọi là thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng và ẩn dụ hoá phi đối xứng. Trong mỗi loại lại chia thành nhiều dạng thành ngữ nhỏ hơn, chủ yếu là được phân chia theo đặ trưng cú pháp, đặc biệt là các mô hình. Trong báo cáo này chúng tui xin theo cách phân loại đó để tiến hành phân tích các thành ngữ được Nam Cao sử dụng trong các truyện ngắn của ông.
2. Phân tích
2.1. Thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng
Thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng là loại thành ngữ phổ biến nhất trong tiếng Việt. Theo thống kê của chúng tôi, trong các truyện ngắn của Nam Cao giai đoạn 30-45 loại thành ngữ này là 115/291 thành ngữ, chiếm 39,52%. Đặc điểm nổi bật của loại thành ngữ này về mặt cấu trúc đó là có tính chất đối xứng giữa các bộ phận và các yếu tố tạo nên thành ngữ. Chẳng hạn, trong thành ngữ “đổ đình đổ chùa” thì “đổ đình” đối xứng với “đổ chùa”…. Phần lớn các thành ngữ đối xứng đều gồm 4 yếu tố, lập thành 2 vế cân xứng với nhau. Quan hệ đối xứng giữa hai vế của thành ngữ được thiết lập nhờ vào những thuộc tính nhất định về ngữ pháp, ngữ nghĩa giữa các yếu tố được đưa vào trong hai vế đó.
Khảo sát 115 đơn vị thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng mà chúng tui thu được, chúng tui nhận thấy loại thành ngữ bốn yếu tố có tới 105/115, chiếm 91,3%, số còn lại là các thành ngữ đối xứng có 6, 8 yếu tố. Như vậy có thể nói thành ngữ bốn yếu tố đối ngẫu cặp đôi là loại thành ngữ phổ biến, có số lượng nhiều và độc đáo, chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống thành ngữ được Nam Cao sử dụng trong tác phẩm của mình. Chính vì điều này nên chúng tui phân tích loại thành ngữ bốn yếu tố này riêng và loại thành ngữ 6, 8 yếu tố riêng.
2.1.1. Thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng bốn yếu tố
Đây là loại thành ngữ có đặc điểm quan trọng và nổi bật nhất là tính cặp đôi và đối ngẫu (tương ứng) trong cấu trúc từ vựng- ngữ pháp, ngữ nghĩa và đặc biệt là về mặt ngữ âm. Thông thường, trên cơ sở khảo sát những quan hệ ngữ pháp giữa các yếu tố trong thành ngữ kết cấu hai vế đối xứng, các nhà nghiên cứu phân thành ngữ này thành bốn loại:
- Thành ngữ hai vế cân xứng, mỗi vế là một thành tố.
- Thành ngữ hai vế cân xứng, mỗi vế là một kết cấu chủ vị.
- Thành ngữ hai vế cân xứng, mỗi vế là một kết cấu đề thuyết.
- Thành ngữ hai vế cân xứng, mỗi vế là một kết cấu chính phụ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Khảo sát phương thức sử dụng ẩn dụ ngữ pháp trong các văn bản khoa học tiếng Việt Văn học 1
D khảo sát các trường hợp can thiệp ngoại khoa trên chó – mèo Nông Lâm Thủy sản 0
D Khảo sát bệnh toan huyết, kiềm huyết và ceton huyết ở bò sữa tại một số cơ sơ chăn nuôi các Tỉnh phía bắc, biện pháp phòng trị Nông Lâm Thủy sản 0
D khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và khả năng bảo quản bánh mì tươi Nông Lâm Thủy sản 0
D Khảo sát các trường hợp tổn thương xương khớp trên chó và hiệu quả điều trị tại trạm chẩn đoán xét nghiệm và điều trị chi cục thú y Tp HCM Y dược 0
D khảo sát địa kỹ thuật khu vực đất yếu, lựa chọn chỉ tiêu cơ lý của các lớp đất & các giải pháp xử lý nền đường đắp trên đất yếu Khoa học Tự nhiên 0
Z Khảo sát tần suất HBSAG(+) và các yếu tố liên quan trên bà mẹ mang thai tại tỉnh Bạc Liêu Luận văn Kinh tế 0
B Khảo sát các quy trình công nghệ biến tôm đông lạnh tại công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng (Stapimex) Khoa học Tự nhiên 4
M Khảo sát sự thay đổi mật số vi sinh vật ở các nồng độ Chlorine khác nhau khi xử lý cá Tra nguyên liệ Khoa học Tự nhiên 0
N Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly Carotenoids từ phế liệu Tôm sú Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top