Jelani

New Member
Download miễn phí Luận văn Địa danh huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên



MỤC LỤC
Trang
Mục lục
Danh mục các kí hiệu
Danh mục các mô hình, bảng biểu
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Tư liệu và cách xử lí tư liệu
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
7. Kết cấu của luận văn
Chương 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ Tư LIỆU VỀ ĐỊA BÀN, ĐỊA
DANH HUYỆN ĐỊNH HOÁ
1.1. Lịch sử vấn đề
1.1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu địa danh trên thế giới
1.1.2. Vấn đề nghiên cứu địa danh ở Việt Nam
1.1.3. Vấn đề nghiên cứu địa danh huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
1.2. Cơ sở lí thuyết về địa danh
1.2.1. Định nghĩa địa danh
1.2.2. Phân loại địa danh
1.2.3. Các phương diện nghiên cứu địa danh và hướng tiếp cận của đề tài
1.3. Vấn đề tư liệu về địa bàn, địa danh huyện Định Hoá
1.3.1. Những vấn đề về địa bàn có liên quan đến địa danh huyện Định Hoá
1.3.1.1. Đặc điểm địa lí
1.3.1.2. Dân cư và văn hoá
1.3.1.3. Ngôn ngữ
1.3.2. Kết quả thu thập và phân loại địa danh huyện Định Hoá
1.3.2.1. Kết quả thu thập địa danh
1.3.2.2. Kết quả phân loại địa danh
1.4. Tiểu kết chương 1
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA DANH HUYỆN ĐỊNH HOÁ
2.1. Những đặc điểm cấu tạo địa danh huyện Định Hoá
2.1.1. Mô hình cấu tạo địa danh
2.1.1.1. Vài nét khái quát
2.1.1.2. Mô hình cấu tạo địa danh huyện Định Hoá
2.1.2. Vấn đề thành tố chung
2.1.2.1. Kết quả thu thập và phân loại
2.1.2.2. Cấu tạo của thành tố chung
2.1.2.3. Khả năng chuyển hoá của thành tố chung
2.1.3. Địa danh
2.1.3.1. Số lượng yếu tố cấu tạo địa danh
2.1.3.2. Các kiểu cấu tạo địa danh
2.1.3.3. Các cách cấu tạo địa danh
2.2. Đặc điểm ý nghĩa địa danh huyện Định Hoá
2.2.1. Ý nghĩa địa danh và phương pháp xác định ý nghĩa
2.2.1.1. Vấn đề ý nghĩa địa danh
2.2.1.2. Phương pháp xác định ý nghĩa địa danh
2.2.2. Những đặc điểm chính về ý nghĩa của các yế u tố trong địa
danh huyện Định Hoá
2.2.2.1. Tính rõ ràng về nghĩa của các yếu tố được thể hiện
qua nguồn gốc ngôn ngữ
2.2.2.2. Các yếu tố trong địa danh Định Hoá phản ánh tính
đa dạng loại hình các đối tượng địa lí và mang tính cảnh quan rõ nét
2.2.3. Phân loại ý nghĩa địa danh
2.2.3.1. Nhóm địa danh không có nghĩa
2.2.3.2. Nhóm địa danh có nghĩa
2.2.3.3. Nhóm địa danh chưa rõ nghĩa
2.3. So sánh địa danh hành chính huyện Định Hóa với địa danh
hành chính một số địa phương thuộc khu vực vùng núi Đông Bắc Bắc Bộ
2.4. Tiểu kết chương 2
Chương 3: MỘT VÀI ĐẶC TRưNG VĂN HOÁ TRONG ĐỊA DANH
HUYỆN ĐỊNH HOÁ
3.1. Một số vấn đề về ngôn ngữ và văn hoá
3.1.1. Khái niệm văn hoá
3.1.2. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá
3.2. Đặc trưng văn hoá thể hiện trong địa danh
3.2.1. Đặc trưng văn hoá thể hiện qua thành tố ngôn ngữ
3.2.2. Sự thể hiện các tồn tại của văn hoá trong địa danh
3.2.2.1. Địa danh phản ánh sự tồn tại của di sản v ăn hoá vật thể
3.2.2.2. Địa danh phản ánh sự tồn tại của di sản văn hoá phi vật thê
3.2.3. Sự thể hiện các phương diện văn hoá trong địa danh
3.2.3.1. Phương diện văn hoá sinh hoạt
3.2.3.2. Phương diện văn hoá sản xuất
3.2.3.3. Phương diện văn hoá vũ trang
3.3. Tiểu kết chương 3
KẾT LUẬN
THư MỤC THAM KHẢO
PHẦN PHỤ LỤC
2. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc thu thập, khảo sát hệ thống địa danh trên phạm vi địa
bàn huyện Định Hoá luận văn hướng đến 3 mục đích sau:
- Chỉ ra được những đặc điểm chính của địa danh huyện Định Hoá
- Cố gắng làm sáng tỏ những nét đặc thù về một số phương diện của
địa danh Định Hoá như: nguồn gốc, cấu tạo, ý nghĩa.
- Tìm hiểu và đưa ra được một số đặc trưng văn hóa thông qua biểu
hiện của mối quan hệ giữa địa danh với lịch sử, địa lí và ngôn ngữ khu vực.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Luận văn xác định đối tượng và phạm vị nghiên cứu như sau:
- Đối tượng nghiên cứu trong luận văn này là những địa danh thuộc
huyện Định Hoá bao gồm cả địa danh tự nhiên, hành chính và nhân tạo.
- Phạm vi nghiên cứu là toàn bộ địa danh trên địa bàn huyện Định Hoá
gồm 1 thị trấn Chợ Chu và 23 xã (Bình Yên, Trung Hội, Bình Thành, Điềm
Mặc, Phú Đình, Bảo Linh, Định Biên, Trung Lương, Thanh Định, Sơn Phú,
Kim Sơn, Tân Dương, Phú Tiến, Tân Thịnh, Phượng Tiến, Lam Vỹ, Quy Kỳ,
Kim Phượng, Đồng Thịnh, Linh Thông, Phúc Chu, Bảo Cường, Bộc Nhiêu).
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong luận văn chúng tui sử dụng kết hợp một số phương pháp nghiên
cứu chính sau đây: Phương pháp điền dã, phương pháp thống kê định lượng,
phương pháp điều tra qua an két trong việc thu thập tư liệu địa danh. Phương
pháp quy nạp, phương pháp phân tích diễn dịch, phương pháp so sánh đối
chiếu và trong chừng mực nhất định có sử dụng phương pháp so sánh lịch sử
trong nghiên cứu, phân loại
5. Tƣ liệu và cách xử lí tƣ liệu
Thu thập địa danh là trình tập hợp địa danh của một đối tượng cũng
như nguồn gốc và sự biến đổi của chúng. Địa danh có thể đã được lưu lại trên
văn tự nhưng cũng có thể còn tồn tại trên thực địa. Thu thập địa danh chúng
tui sử dụng các nguồn tư liệu sau:
- Các sách báo viết về huyện Định Hoá [21], [31], [36].
- Các bản đồ: Bản đồ Châu Định thời Gia Long, bản đồ hành chính
huyện Định Hoá năm 2008
- Các số liệu, bảng biểu, quy hoạch tổng thể của địa phương [33], [34], [35].
- Tư liệu ghi nhận từ các chuyến đi điền dã
- Những bài báo viết về địa phương
- Kết quả thu được từ điều tra bằng anket
Trong đó, những tư liệu là các số liệu, bảng biểu, thống kê hành chính
của địa phương là tư liệu chính thống và quan trọng nhất. Bên cạnh đó, từ liệu
thu được từ điều tra bằng anket cũng rất quan trọng. Xuất phát từ thực tế có
rất nhiều địa danh chưa được lưu bằng văn tự mà vẫn tồn tại trên thực địa
những người nắm rõ những địa danh này chỉ có thể là những chủ nhân của các
địa danh đó chúng tui đã xây dựng phiếu điều tra địa danh (Phụ lục 2). Chúng
tui đã thực hiện điều tra trên đối tượng là học sinh các trường THPT trên địa
bàn huyện Định Hoá với số lượng là 1000 em. Kết quả thu được là một khối
lượng địa danh lớn và những lí giải của các em về những địa danh này.
Phương pháp điều tra địa danh bằng ankét không những giúp thu được lượng
địa danh phong phú mà còn có ý nghĩa nhân văn lớn hơn là giúp đối tượng
được điều tra quan tâm đến địa danh trên địa bàn mình sống nói riêng và
những giá trị lịch sử, văn hoá, địa lí tồn tại quanh mình nói chung.
Từ những cứ liệu thu thập được chúng tui đã tiến hành xử lí cứ liệu
theo mẫu ở phụ lục 3. Mẫu xử lí cứ liệu này nhằm cung cấp những thông tin
về: loại hình, nguồn gốc, cấu tạo, ý nghĩa, vị trí tồn tại hiện nay của địa danh.
Dựa trên kết quả xử lí cứ liệu chúng tui tiến hành thống kê lập các sơ đồ, bảng
biểu, quy ra tỉ lệ phân trăm đối với từng nhóm đối tượng theo các tiêu chí cụ thể.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: góp phần bổ sung lí thuyết về nghiên cứu địa
danh đối với một vùng miền có sự cộng cư, đan xen của nhiều dân tộc, mà ở
đó ngôn ngữ, bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc vừa bảo toàn một cách trọn vẹn
song cũng đóng góp nét riêng của mình cho cộng đồng.
- Ý nghĩa thực tiễn: tư liệu và kết quả sẽ đóng góp cho xây dựng một
công trình về địa danh tỉnh Thái Nguyên nói riêng và các tỉnh Đông Bắc Việt
Nam nói chung. Bên cạnh đó đề tài còn đóng góp cho nghiên cứu lịch sử, văn
hoá và công tác hoạch định hành chính của huyện Định Hoá nói riêng, tỉnh
Thái Nguyên nói chung.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

tctuvan

New Member
Re: [Free] Địa danh huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên

link mới cập nhật, mời bạn xem lại bài đầu để tải nhé
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top