Ordwald

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
I. Lí do chọn đề tài ..................................................................................... 1
II. Lịch sử vấn đề........................................................................................ 2
III. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu........................................................ 4
IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 5
V. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 7
VI. Ý nghĩa của đề tài................................................................................. 8
VII. Bố cục luận văn................................................................................... 8
NỘI DUNG ................................................................................................... 9
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN.................................................................. 9
1.1. Vấn đề vần và nhịp .............................................................................. 9
1.1.1. Vần và nhịp trong thơ tiếng Việt................................................... 9
1.1.2. Vần và nhịp trong thơ Lục bát .................................................... 12
1.2. Vấn đề đối và tiểu đối........................................................................ 16
1.2.1. Đối và tiểu đối trong thơ tiếng Việt............................................. 16
1.2.2. Đối và tiểu đối trong thơ lục bát.................................................. 22
Tiểu kết ........................................................................................................ 26
CHƢƠNG 2: CẤU TRÖC CỦA TIỂU ĐỐI TRONG TRUYỆN KIỀU..... 29
2.1. Cấu trúc tiểu đối chiếm toàn bộ số lượng âm tiết trong dòng thơ ....... 29
2.1.1. Loại 1: Cấu trúc đối xứng ........................................................... 30
2.1.2. Loại 2: Cấu trúc đối cân.............................................................. 32
2.1.3. Cấu trúc tiểu đối liền kề nhau trong cặp câu lục bát .................... 39
2.2. Cấu trúc tiểu đối có ở đa phần số tiếng trong dòng thơ ...................... 41
2.2.1. Loại 1: Cấu trúc tiểu đối có ở hơn 50% số tiếng trong dòng thơ . 41
2.2.2. Loại 2: Cấu trúc tiểu đối có ở 50% số tiếng trong dòng thơ ........ 50
Tiểu kết ........................................................................................................ 59Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
CHƢƠNG 3: CHỨC NĂNG CỦA TIỂU ĐỐI TRONG TRUYỆN KIỀU .. 61
3.1. Chức năng tạo nhạc tính .................................................................... 61
3.2. Chức năng tạo dựng hình tượng......................................................... 64
3.2.1. Cấu trúc tiểu đối dùng để miêu tả hình tượng thiên nhiên một
cách súc tích và gợi cảm....................................................................... 64
3.2.2. Cấu trúc tiểu đối giúp hình tượng nhân vật được miêu tả trở
nên sinh động, rõ nét hơn ..................................................................... 66
3.3. Cấu trúc tiểu đối giúp bộc lộ thái độ tác giả một cách kín đáo, tế nhị....... 71
Tiểu kết ........................................................................................................ 75
KẾT LUẬN................................................................................................. 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 81
PHỤ LỤC ................................................................................................... 83
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiSố hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
BẢNG CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
/: Phân chia hai vế tương đương của cấu trúc tiểu đối.
//: Phân giới cấu trúc tiểu đối với phần nằm ngoài cấu trúc tiểu đối.Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1
MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Tác phẩm văn chương là một chỉnh thể thống nhất của hai mặt nội
dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật. Đứng trên bình diện của người nghiên
cứu khoa học thì những thủ pháp nghệ thuật sử dụng trong tác phẩm là điều
đáng được quan tâm hơn cả. Tiểu đối, cùng với bình đối, nằm trong hệ thống
các phép đối vốn được quen dùng trong thơ ca cổ điển. Trong đó, nhờ tính
chất đặc thù về kết cấu nên tiểu đối có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc
truyền tải ý đồ xây dựng hình tượng nghệ thuật của tác phẩm. Tuy nhiên, từ
trước đến nay, việc nghiên cứu về tiểu đối vẫn chỉ dừng lại ở những bài viết
nhỏ hay những ý kiến tản mạn trong một số công trình nghiên cứu, phê bình
văn chương. Đó là lí do khiến chúng tui chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Cấu trúc và chức năng của tiểu đối trong Truyện Kiều” nhằm có được một
cái nhìn đầy đủ, rõ nét hơn về thủ pháp nghệ thuật khá thú vị này.
Thơ lục bát đã trở thành khuôn mẫu trong nền thơ ca Việt Nam nhưng
chỉ đến Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, nó mới đạt đến đỉnh cao của
ngôn ngữ thành văn, vừa ổn định, thống nhất vừa mẫu mực, tài hoa. Với những
giá trị to lớn đích thực không thể phủ nhận được của mình, Truyện Kiều luôn
được các nhà biên soạn Sách giáo khoa Văn học các cấp (THCS và THPT) lưu
tâm đưa vào trong chương trình giảng dạy. Song thực tế giảng dạy tác phẩm
này trong nhà trường cho thấy, việc hướng dẫn để học sinh thấy rõ giá trị của
biện pháp tiểu đối trong các trích đoạn Truyện Kiều còn nhiều khó khăn đối với
giáo viên. Bởi lẽ, những tư liệu về biện pháp nghệ thuật này trong các sách
tham khảo ở trường học còn hiếm hoi. Điều đó khiến cho việc lĩnh hội những
giá trị nghệ thuật của tác phẩm bị hạn chế, khiếm khuyết. Xuất phát từ thực tế
đó, chúng tui hi vọng qua đề tài của mình, cung cấp thêm tư liệu và những kiến
thức nhất định về tiểu đối, giúp cho việc giảng dạy Truyện Kiều trong nhà
trường phổ thông thêm sinh động, hấp dẫn và đạt hiệu quả cao nhất.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiSố hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2
II. Lịch sử vấn đề
Đối (cũng gọi là đối ngẫu) là một đặc trưng nổi bật của thơ ca nói
chung và thơ ca tiếng Việt nói riêng. Chính bởi vai trò này nên biện pháp đối
ngẫu luôn là đối tượng được đặc biệt chú ý khi đi vào nghiên cứu thi pháp
thơ. Cách nay hơn một thế kỉ, ở phương Tây, Gearad Menly Hopkin đã nói:
“Có thể chúng ta có quyền nói rằng toàn bộ kỹ thuật của thơ ca đều quy về
nguyên tắc đối ngẫu (song hành - parallelism). Cấu trúc của thơ là một phép
đối thường xuyên, bắt đầu từ các cặp đối gọi là hình thức của thơ ca cổ điển
và âm nhạc nhà thờ như hát đối, hát đuổi và kết thúc tuyệt vời với những câu
thơ Hy Lạp cổ, thơ Ý, thơ Anh. Còn A. Vexelopxki hiểu đối ngẫu trong quan
hệ chủ - khách quan. Ông gọi đó là “song hành tâm lý”, do vậy đối ngẫu gắn
với ẩn dụ, so sánh - những đặc trưng của ngôn ngữ thơ ca. Ở Trung Quốc,
Lưu Hiệp cho rằng thực chất của đối là sự thể hiện cái quy luật thực tại của
thế giới khách quan. Cũng trong thiên Lệ từ, Lưu Hiệp đã nói tới bản chất của
bốn hình thức cân đối về từ như sau: “một, đối lời thì dễ; hai, đối việc thì khó;
ba, đối ngược thì hay; tư, đối thẳng thì kém”. {1, tr.220}. Các ý kiến nêu trên
đã đưa ra cách nhìn nhận, đánh giá hoàn toàn xác đáng về phép đối nhưng
chưa đề cập đến hiện tượng tiểu đối trong thơ.
Ở Việt Nam, lịch sử nghiên cứu về đối và tiểu đối trong thơ ca đã được
bắt đầu từ khá sớm, cùng với việc nghiên cứu nhiều thủ pháp nghệ thuật khác.
Việc nghiên cứu đó đã dẫn đến một vài kết luận lý thú: Nguyễn Phan Cảnh
nhận thấy “hiện tượng tiểu đối về mặt cấu trúc tạo điều kiện vật chất giúp loại
trừ hiện tượng từ kí sinh ở vần lưng âm tiết sáu câu bát”. {4, tr.209}. Trần
Đình Sử thì khẳng định: “đối ngẫu đã góp phần làm cho nghệ thuật tự sự sắc
nét, hài hoà, giàu nhạc tính, vừa tạo thành chất thơ đậm đà cho tác phẩm, vừa
làm nên vẻ đẹp trau chuốt tương xứng cho lời văn”. {24, tr.275}. Phan Ngọc
thì xem đối là “một bước chuyển của nghệ thuật đi từ tiếng nói mộc mạc sang
lĩnh vực của cái đẹp có ý thức”. {19, tr.65} và “hình thức đối xứng làm choSố hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3
nhịp thơ chậm lại, trang trọng, đem lại cái đẹp của sự cân đối, nhịp nhàng”.
{19, tr.268} . Nhìn chung, các ý kiến đánh giá đều khẳng định giá trị nghệ
thuật của tiểu đối trong thơ ca Việt Nam nói chung và trong thơ lục bát nói
riêng. Đó là: cấu trúc tiểu đối làm cho câu thơ tránh được tính nôm na, tẻ nhạt
của ca dao, giúp cho dòng thơ trở nên súc tích, bớt rời rạc, góp phần nâng cao
tính thẩm mỹ, tính nghệ thuật cho tác phẩm.
Truyện Kiều của Nguyễn Du là một tác phẩm dưới dạng ngôn từ thi ca.
Nghệ thuật của cuốn “tiểu thuyết thơ” này đã thu hút không ít sự quan tâm
của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học ở nhiều góc độ khác nhau, có thể
theo nội dung tư tưởng hay theo hình thức ngôn ngữ tác phẩm. Việc nghiên
cứu, tìm hiểu thi pháp, cụ thể là tìm hiểu phong cách nghệ thuật của Nguyễn
Du trong Truyện Kiều đã trải qua nhiều chặng đường khác nhau. Ngay ở giai
đoạn đầu của tiến trình nghiên cứu ấy, nhiều nhà nghiên cứu đã vận dụng việc
nghiên cứu biện pháp tiểu đối vào việc nghiên cứu Truyện Kiều. Có thể kể
đến một số công trình, bài viết về tiểu đối trong Truyện Kiều như sau:
Cao Thuý Ái Bích (1982), Vài nhận xét về cách ngắt nhịp không bình
thường trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, Tạp chí Ngôn ngữ, số 1, tr 60 - 64.
Nguyễn Phan Cảnh (1969), Truyện Kiều và hiện tượng từ kí sinh ở vần
lưng của thể lục bát, Thông báo khoa học, Ngôn ngữ học.
Phan Ngọc (1985), Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện
Kiều, Nxb KHXH.
Trần Đình Sử (2002), Thi pháp Truyện Kiều, Nxb Giáo dục.
Đào Thản (1998), Từ ngôn ngữ chung đến ngôn ngữ nghệ thuật, Nxb
KHXH.
Hầu hết các nhà nghiên cứu trên đều thống nhất nhau ở quan điểm:
“Đối ngẫu trong Truyện Kiều là một hiện tượng đặc biệt, bởi trong truyện
Nôm khuyết danh, dân gian không thấy có hình thức tiểu đối” {24, tr.268} và
“Tiểu đối chính là một nguyên nhân quan trọng đã đưa đến nhiều hậu quả cho
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiSố hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4
việc phá nhịp và phá khuôn thanh điệu” {19, tr.272}. Tuy nhiên, ngoài cuốn
sách của Phan Ngọc ra thì việc nghiên cứu của hầu hết các tác giả khác mới
chỉ dừng lại ở sự đánh giá chung về vai trò của tiểu đối trong Truyện Kiều.
Việc khái quát trong dòng thơ Truyện Kiều có bao nhiêu kiểu cấu trúc tiểu đối
vẫn chưa được các nhà nghiên cứu khoa học thống nhất. Ngoài ra, vấn đề
chức năng của các kiểu cấu trúc tiểu đối trong Truyện Kiều vẫn chưa được
quan tâm đúng mức. Luận văn này của chúng tui tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu
sâu sắc, kĩ lưỡng hơn về tiểu đối với mong muốn đưa ra được một cái nhìn
tổng quát về hiện tượng này ở hai phương diện: cấu trúc và chức năng của
tiểu đối trong dòng thơ Truyện Kiều.
III. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
1. Mục đích nghiên cứu
- Trước hết, đề tài tập trung nghiên cứu về hiện tượng tiểu đối trong
Truyện Kiều ở khía cạnh hình thức cấu tạo, cụ thể là xác định xem trong
Truyện Kiều có bao nhiêu kiểu cấu trúc tiểu đối. Tiếp đó, đề tài sẽ đi vào
phân tích vai trò chức năng của các kiểu cấu trúc tiểu đối trong dòng thơ
Truyện Kiều.
- Các kết quả thu được thông qua việc phân tích kĩ lưỡng hình thức cấu
tạo và chức năng của tiểu đối trong Truyện Kiều sẽ là căn cứ để khẳng định
giá trị của tiểu đối trong tác phẩm lớn này. Từ đó, tiếp tục khẳng định tài năng
sáng tạo nghệ thuật cũng như phong cách nghệ thuật của Nguyễn Du thể hiện
trong tác phẩm.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Trước hết, chúng tui đọc những tư liệu đã thu thập được về đối nói
chung và tiểu đối nói riêng để từ đó xây dựng được cơ sở lí luận về tiểu đối.
- Tiếp đó, chúng tui tiến hành thống kê và khảo sát các kiểu cấu trúc
tiểu đối có trong Truyện Kiều.Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5
- Sau khi đã có một nền tảng lí luận về tiểu đối, cùng với số liệu đầy đủ
về các kiểu cấu trúc tiểu đối trong Truyện Kiều, chúng tui sẽ đi vào phân tích
các kiểu cấu trúc tiểu đối ấy để tìm ra chức năng và giá trị nghệ thuật của tiểu
đối trong Truyện Kiều.
IV. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài chọn tiểu đối trong Truyện Kiều làm đối tượng nghiên cứu. Về
hiện tượng tiểu đối trong dòng thơ lục bát, có thể nghiên cứu ở hai khía cạnh
khác nhau. Cụ thể:
1. Tiểu đối trong mối tương quan với bình đối. Trong trường hợp này,
tiểu đối phải chiếm trọn vẹn một dòng thơ. Ví dụ:
Trai anh hùng, gái thuyền quyên
Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng
(2211 - 2212)
2. Cấu trúc tiểu đối tham gia vào việc xây dựng dòng thơ. Trong trường
hợp này, tiểu đối gồm hai loại nhỏ là:
2.1. Cấu trúc tiểu đối chiếm trọn vẹn một dòng thơ lục, bát. Ví dụ:
Người quốc sắc/ kẻ thiên tài (163)
Đưa người cửa trước/ rước người cửa sau (946)
2.2. Cấu trúc tiểu đối tham gia vào dòng thơ với tư cách là một bộ
phận. Loại này bao gồm:
2.2.1. Cấu trúc tiểu đối có ở đa phần số tiếng trong dòng thơ. Loại này
lại gồm hai trường hợp là:
a. Cấu trúc tiểu đối có ở hơn 50% số tiếng trong dòng thơ, ví dụ:
Hoa cười/ ngọc thốt// đoan trang (21)
Lời tan hợp/ chuyện xa gần// thiếu đâu (3028)
Với trường hợp này, cấu trúc tiểu đối chiếm 2/3 (4 tiếng trong câu lục)
hay 3/4 (6 tiếng trong câu bát) số tiếng trong dòng thơ. Phần còn lại, nhỏ hơn,
là thành phần phụ nằm ngoài cấu trúc tiểu đối.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiSố hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6
b. Cấu trúc tiểu đối có ở 50% số tiếng trong dòng thơ, ví dụ:
Miệng hùm/ nọc rắn// ở đâu chốn này (2016)
Thì đà// trâm gãy/ bình rơi// bao giờ (70)
Các ví dụ trên cho thấy, cấu trúc tiểu đối nằm trong 4 âm tiết, tương
đương với số tiếng của thành phần không phải tiểu đối. Loại này chỉ có trong
dòng bát.
2.2.2. Cấu trúc tiểu đối có ở phần nhỏ số tiếng trong dòng thơ (dưới
50% số tiếng trong dòng thơ) Ví dụ:
Cũng đà vừa vốn/ còn sau thì lời (830)
Thì còn em đó/ lọ cầu chị đây (3160)
Hai dòng thơ trên cùng có các từ đối nhau về nghĩa và về âm nằm ở âm
tiết cuối mỗi vế: vốn / lời; em/ chị. Tuy thế, do chiếm một số lượng quá nhỏ
(2 tiếng đối nhau trên tổng số 8 tiếng của dòng thơ) nên ấn tượng đối ở đây
không rõ nét.
2. Phạm vi nghiên cứu
Đứng ở góc độ nghiên cứu ngôn ngữ học, chúng tui nhìn nhận tiểu đối
như là một thành tố, một đơn vị ngôn ngữ tham gia vào việc xây dựng dòng
thơ. Vì lẽ đó, luận văn quan tâm và đi vào nghiên cứu khía cạnh thứ hai, bao
gồm cả hai loại cấu trúc tiểu đối trong dòng thơ lục bát. Riêng trường hợp cấu
trúc tiểu đối chiếm ít hơn 50% số tiếng trong dòng thơ (trường hợp 2.2.2) thì
do số lượng ít, ấn tượng về đối không rõ rệt, giá trị nghệ thuật trong việc thể
hiện nội dung dòng thơ không cao nên chúng tui tạm để ra ngoài phạm vi đề
tài. Đồng thời, luận văn cũng tập trung phân tích nhằm làm rõ chức năng của
các loại cấu trúc tiểu đối nói trên. Tuy nhiên, lục bát là thể thơ cách luật, giữa
câu lục và câu bát có sự gắn bó mật thiết bởi lối gieo vần, tạo thành một chỉnh
thể thống nhất trong toàn văn bản. Cho nên ở những trường hợp cụ thể, nếu
thấy cần, chúng tui sẽ nghiên cứu cả hiện tượng tiểu đối trong cặp câu lục bát.Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7
3. Phạm vi tư liệu
Về văn bản Truyện Kiều (chữ quốc ngữ) hiện có rất nhiều bản in khác
nhau, trong số đó tạm thời khó có thể khẳng định được đâu là bản chính xác
nhất. Chúng tui lấy văn bản “Truyện Kiều” do Đào Duy Anh khảo đính, chú
giải, NXB Văn học, Hà Nội, 1997 - một văn bản được nhiều nhà nghiên cứu,
phê bình thừa nhận là có độ tin cậy cao - làm nguồn tư liệu chính trong luận văn.
V. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài đi vào nghiên cứu về mặt thủ pháp nghệ thuật ngôn ngữ trong
một tác phẩm văn học, cụ thể là tác phẩm thơ. Để đáp ứng được mục đích mà
đề tài đặt ra, luận văn sử dụng các thao tác chính như sau:
1. Phương pháp thống kê, phân loại
- Chúng tui tiến hành khảo sát toàn bộ tác phẩm Truyện Kiều và ghi lại
tất cả các trường hợp dòng thơ có cấu trúc tiểu đối trong đó.
- Sau khi đã có được đầy đủ các dòng thơ có cấu trúc tiểu đối trong tác
phẩm, chúng tui tiếp tục phân loại chúng để chỉ ra số lượng, tần số xuất hiện
của từng kiểu cấu trúc tiểu đối trong Truyện Kiều.
2. Phương pháp miêu tả, so sánh đối chiếu
- Trên cơ sở thống kê, phân loại, chúng tui đi vào miêu tả cụ thể đặc
điểm của từng loại cấu trúc tiểu đối về ba mặt: ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp.
- Tiếp đó, chúng tui so sánh đối chiếu các kiểu cấu trúc tiểu đối có
trong câu lục và các kiểu cấu trúc tiểu đối có trong câu bát.
3. Phương pháp phân tích tổng hợp
- Việc phân tích, tìm hiểu các loại cấu trúc tiểu đối sẽ được thực hiện
qua từng bước, cụ thể là phân tích ngữ nghĩa rồi đến ngữ cảnh để qua đó tìm
ra đặc điểm cấu trúc và chức năng của từng kiểu cấu trúc tiểu đối.
- Căn cứ vào kết quả của sự phân tích trên, chúng tui sẽ tổng hợp lại để từ
đó đưa ra nhận xét về giá trị chung của biện pháp tiểu đối trong Truyện Kiều.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiSố hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8
VI. Ý nghĩa của đề tài
1. Ý nghĩa về mặt lí luận
Kể từ khi ra đời (khoảng đầu thế kỷ XIX) đến nay, trải qua mấy trăm
năm đầy biến động của lịch sử nước nhà, Truyện Kiều vẫn không ngừng được
giới khoa học quan tâm nghiên cứu. Thật khó để có thể thống kê đầy đủ
những công trình, bài báo viết về thi phẩm này. Tuy thế, hầu hết các trang viết
về Truyện Kiều trước đây lại chủ yếu từ góc độ của phương pháp phân tích
văn học. Với việc nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc và chức năng của tiểu đối
trong Truyện Kiều theo quan điểm của ngôn ngữ học, chúng tui hi vọng sẽ có
một vài đóng góp hữu ích như sau:
- Khái quát lại các quan điểm đã có, đồng thời bổ sung thêm những hiểu
biết về hiện tượng đối và tiểu đối trong thơ tiếng Việt, đặc biệt là ở thể lục bát.
- Cung cấp thêm tư liệu về hiện tượng tiểu đối trong thơ tiếng Việt nói
chung và trong Truyện Kiều nói riêng.
2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn
- Với những gì sẽ trình bày, chúng tui hi vọng rằng đề tài sẽ là một ví
dụ minh họa sinh động cho việc vận dụng những kiến thức về ngôn ngữ trong
việc giảng dạy văn học, nhất là việc dạy Truyện Kiều trong nhà trường.
- Từ ý nghĩa trên, đề tài sẽ gián tiếp giúp cho việc truyền đạt kiến thức
văn học cũng như kiến thức ngôn ngữ tiếng Việt đạt hiệu quả cao nhất.
VII. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Thư mục tham khảo, luận
văn được triển khai qua ba chương nội dung:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận
Chƣơng 2: Cấu trúc của tiểu đối trong Truyện Kiều
Chƣơng 3: Chức năng của tiểu đối trong Truyện KiềuSố hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Vấn đề vần và nhịp
1.1.1. Vần và nhịp trong thơ tiếng Việt
Đặc trưng nổi bật của các ngôn từ thi ca trong sự phân biệt với các ngôn
từ văn xuôi, xét từ góc độ của ngôn ngữ học, là ở sự tổ chức âm thanh một
cách hài hoà và có quy luật chi phối riêng của chúng. Âm luật của thơ ca tiếng
Việt (cũng như của các ngôn ngữ cùng loại hình) bao gồm ba yếu tố cơ bản là
vần (gieo vần), nhịp (ngắt nhịp) và điệu (phối điệu). Dưới đây, chúng tui trình
bày một số quan điểm của giới ngôn ngữ học về ba yếu tố trên trong thơ ca
tiếng Việt.
Trước hết xin nói về yếu tố vần trong thơ. Như chúng ta đều biết, yếu tố
trước hết để phân biệt thơ với văn xuôi là vần, vì thế cho nên thơ được xếp
vào loại hình văn vần. “Vần là sự hoà âm, sự cộng hưởng nhau theo những
quy luật ngữ âm nhất định giữa hai từ hay hai âm tiết ở trong hay cuối vần
thơ và thực hiện những chức năng nhất định như liên kết các dòng thơ, gợi tả,
nhấn mạnh sự ngừng nhịp”. {6, tr.12}. Trong thơ, vần là những chiếc cầu bắc
qua các dòng thơ, nối kết chúng lại với nhau thành từng đoạn, từng khổ, từng
bài hoàn chỉnh. Do đó, giúp cho việc đọc được thuận tai và làm cho người
đọc, người nghe dễ nhớ, dễ thuộc. Gieo vần là một hiện tượng gần như là phổ
quát đối với mọi nền thơ ca của các dân tộc từ cổ điển đến hiện đại. Tuy
nhiên, tùy thuộc vào sự khác biệt về loại hình giữa các ngôn ngữ mà hiện
tượng gieo vần cũng sẽ có sự khác biệt rõ rệt giữa các thể thơ của các dân tộc.
Theo Bùi Văn Nguyên và Hà Minh Đức {10, tr.145} thì trong thơ tiếng Việt
không có một sự quy định về vần bộ như đối với thơ Trung Quốc. Chính vì
không có sự quy định về tập thanh nên vần chính trong một bài thơ Việt là do
người làm thơ chọn lấy, coi như là vần chủ. Vần chủ đó có thể ghép với
những vần thông. Nhìn chung, nguyên tắc hiệp vần của thơ ca tiếng Việt có
thể khái quát lại như sau:
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiSố hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10
Về thanh: Nếu cùng một thanh thì phụ âm đầu phải khác nhau, trừ khi dùng
một từ mà nghĩa khác nhau. Nếu khác thanh thì phụ âm đầu có thể giống nhau.
Về âm của vần: Vần chính: âm phải giống nhau; phụ âm cuối (nếu có)
phải giống nhau; phụ âm đầu (nếu có) phải khác nhau. Vần thông: có âm gần
giống nhau; phụ âm cuối (nếu có) có thể hơi khác nhau; phụ âm đầu (nếu có)
có thể giống nhau.
Về lối gieo vần: có hai loại vần là vần lưng (loại vần nằm ở vị trí âm
tiết giữa dòng thơ) và vần chân (loại vần nằm ở vị trí âm tiết cuối dòng thơ).
Thơ ca tiếng Việt khác thơ ca Trung Quốc ở chỗ thiên về vần lưng. Có hai lối
hiệp vần lưng, sau chuyển thành hai thể thơ chính thức, được dùng rộng rãi.
Thứ nhất, đó là lối hiệp vần giữa âm tiết (tiếng) cuối dòng trên với âm tiết thứ
năm dòng dưới. Lối hiệp vần này về sau chuyển thành thể song thất. Thứ hai
là lối hiệp vần giữa tiếng cuối dòng trên với tiếng thứ tư hay tiếng thứ sáu
dòng dưới. Lối hiệp vần ở tiếng thứ sáu về sau trở thành thể lục bát; còn lối
gieo vần ở tiếng thứ tư vẫn có nhưng không phổ biến bằng lối gieo vần của
lục bát.
Yếu tố quan trọng tiếp theo của thơ chính là nhịp thơ. Nhịp thơ được
thể hiện trong các dòng thơ. Ở dạng đơn giản nhất, mỗi dòng thơ chỉ có một
nhịp. Ví dụ:
tui viết bài thơ xuân/
Nghìn chín trăm sáu mốt/
(Tố Hữu - Bài ca xuân 1961)
Nhưng phần lớn dòng thơ được chia ra làm nhiều nhịp. Ví dụ:
Người đi/ ừ nhỉ/ người đi thực/
Mẹ thà coi như/ chiếc lá bay/
Chị thà coi như/ là hạt bụi/
Em thà coi như/ hơi rượu say/
(Thâm Tâm - Tống biệt hành)Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11
Về việc phân loại, có thể chia ra làm hai kiểu nhịp: ngừng nhịp ở cuối
dòng thơ và ngừng nhịp ở trong dòng thơ.
Trước nay, trong giới ngôn ngữ học có nhiều ý kiến đồng nhất nhịp với
nhịp điệu. Vì thế, trong hầu hết các công trình nghiên cứu về thơ văn ra đời
trong giai đoạn trước đều thấy sử dụng thuật ngữ nhịp thay cho nhịp điệu.
Gần đây, đã có thêm nhiều quan niệm mới về thuật ngữ này. Trong một bài
viết về nhịp điệu trên tạp chí Ngôn ngữ, Vũ Thị Sao Chi cho rằng nhịp chỉ là
một trong hai thành tố tạo nên nhịp điệu mà thôi: “Nhịp điệu được cấu thành
từ hai nhân tố nhịp và điệu... Nhịp điệu bao gồm các nhịp có quan hệ với nhau
trong một thể thống nhất, nối tiếp nhau tạo thành mạch lưu chuyển, vận động
nhịp nhàng”. Đồng thời khẳng định: “nhân tố nòng cốt của nhịp điệu là các
nhịp”. {5, tr.15}.
Vậy thế nào là nhịp điệu của thơ? Vũ Thị Sao Chi quan niệm: “Nhịp là
những khoảng đều đặn được nối tiếp và lặp lại nhiều lần theo một chu kỳ nhất
định của một hiện tượng ngôn ngữ nào đó trong tác phẩm thơ văn. {5, tr.15}.
Trước đó, GS Nguyễn Quang Hồng cũng đã xem xét kỹ lưỡng về nhịp thơ và
rút ra được những kết luận quan trọng như sau: “Ngôn từ thi ca được phân
biệt với ngôn từ văn xuôi ở chỗ: nếu như trong ngôn từ văn xuôi, các đơn vị
ngôn ngữ (âm vị, âm tiết, từ ngữ, câu,...) xuất hiện một cách tự nhiên, liền
mạch và xuôi chiều thì trong ngôn từ thi ca chúng được tổ chức thành các vế
tương đương chiếu ứng lên nhau trên những vị trí nhất định. Một vế tương
đương nhỏ nhất (ngắn nhất) trong ngôn từ thi ca là một nhịp. {13, tr.62}. Nhịp
trong thơ tiếng Việt thường có hai loại cơ bản là nhịp chẵn (nhịp đôi) và nhịp
lẻ, trong đó nhịp đôi là nhịp cơ sở.
Dù xuất phát từ những quan điểm khác nhau nhưng tựu trung lại các
nhà nghiên cứu đều thống nhất ở ý kiến đánh giá về vai trò của nhịp trong thơ.
Đó là, thơ có thể bỏ vần, bỏ mọi quan hệ đều đặn về số chữ, bỏ mọi quy luật
bằng trắc, nhưng không thể vứt bỏ nhịp điệu. Nhịp điệu chính là bộ khung
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiSố hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12
vững chắc để các con chữ dựa vào đó theo những cách thức nhất định tạo
thành dòng thơ, câu thơ, đoạn thơ rồi bài thơ.
Thứ ba là sự phối điệu trong thơ ca tiếng Việt. “Phối điệu là sự sắp xếp,
phối hợp các thanh điệu theo những nguyên tắc nhất định để tạo nên ấn tượng
cân đối, hài hoà về mặt âm thanh giữa các nhịp, các vế tương đương.” {23,
tr.46}. Theo quan điểm truyền thống, tiếng Việt của chúng ta có tất cả là sáu
thanh tương ứng với sáu dấu là: không (thanh ngang), huyền, ngã, hỏi, sắc,
nặng. Trong đó, thanh không và thanh huyền được quy định nằm trong nhóm
thanh bằng, được phân biệt bởi yếu tố bằng cao và bằng thấp; các thanh còn
lại (ngã, hỏi, sắc, nặng) được quy định nằm trong nhóm thanh trắc. Mỗi thể
thơ khác nhau lại có quy luật phối thanh riêng của mình dựa trên quy luật
phối thanh chung là “Nhất, tam, ngũ bất luận; nhị, tứ, lục phân minh”. Nghĩa
là, các tiếng ở vị trí 2, 4, 6 bắt buộc phải khác thanh nhau; còn các tiếng ở vị
trí 1, 3, 5 không nhất thiết phải đối lập nhau về thanh. Chính sự phối hợp hài
hoà giữa các âm tiết mang thanh bằng với các âm tiết mang thanh trắc như thế
đã đem đến tính nhạc và chất thơ đậm nét cho thể thơ lục bát.
1.1.2. Vần và nhịp trong thơ Lục bát
Thơ lục bát là một trong những thể thơ mang đậm dấu ấn của văn học
dân tộc, được bắt nguồn sâu xa từ cội rễ văn học dân gian. Lục bát, bởi thế
cũng mang những đặc điểm chung về vần và cách ngắt nhịp của thơ ca tiếng
Việt như đã nêu ở trên. Song như chúng ta biết, mỗi thể thơ, bên cạnh đặc
điểm chung ra thì đều có những đặc điểm riêng, lục bát cũng vậy.
Về vần, thể lục bát dùng cả vần lưng (yêu vận) lẫn vần chân (cước
vận). Ở dạng cơ bản nhất, một bài thơ lục bát chỉ có hai dòng và mỗi dòng có
một vần; dòng lục mang vần chân và dòng bát mang vần lưng ở âm tiết thứ
sáu hay âm tiết thứ tư. Ví dụ:Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13
Sáng trăng trải chiếu hai hàng
Bên anh đọc sách, bên nàng quay tơ.
(Ca dao)
Gối màn, gối chiếu không êm
Gối lụa không mềm bằng gối tay em.
(Ca dao)
Ở những dạng khác mà số dòng trong một bài thơ lục bát nhiều hơn
hai thì dòng bát không chỉ có vần lưng mà còn có cả vần chân ở âm tiết
cuối. Tiếng thứ 6 của dòng lục hiệp vần với tiếng thứ 6 của dòng bát (vần
lưng); tiếng thứ 8 của dòng bát lại hiệp vần với tiếng thứ 6 của dòng lục
tiếp theo (vần chân). Nguyên tắc hiệp vần nêu trên có thể khái quát lại theo
mô hình sau:
Câu 1: 1 2 3 4 5 6
Câu 2: 1 2 3 4 5 6 7 8
Câu 3: 1 2 3 4 5 6
Câu 4: 1 2 3 4 5 6 7 8
.............
Ví dụ:
Nhà em cách bốn quả đồi
Cách ba ngọn núi cách đôi cánh rừng
Nhà em xa cách quá chừng
Em van anh đấy, anh đừng yêu em
(Nguyễn Bính - Vài nét rừng)
Đặc biệt, vần trong thơ lục bát luôn luôn là thanh bằng nên câu thơ nhờ
đó mà trở nên nhịp nhàng, uyển chuyển, dễ đọc, dễ nhớ.
Về nhịp, sự phân bố nhịp lớn, nhịp nhỏ trong thơ lục bát hoàn toàn
khác với sự ngắt nhịp trong thơ tự do hay trong các thể thơ cách luật khác.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiSố hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14
Mỗi cặp thơ lục bát gồm hai dòng thơ 14 tiếng, trên sáu, dưới tám. Nhịp sáu,
tám luân phiên đều đặn không đổi giữa các dòng tạo cho thể thơ này một cái
nền vững chắc. Đó là cái nền của nhịp chẵn. Dựa trên cái nền ấy, nhịp nhỏ
trong hai dòng thơ lục bát được ngắt ra, trước hết cũng là một nhịp chẵn.
Nhịp chẵn là nhịp điệu tự nhiên trong lời nói tiếng Việt. Nó quen thuộc,
phổ biến và ăn sâu vào tiềm thức của người Việt như một thứ đặc điểm dân
tộc cố hữu, giống như từ láy đôi, từ ghép đôi, như lối đối xứng đối chọi, như
lối sóng đôi biền ngẫu trong từ chương cổ. Điều này đã được các tác giả Bùi
Văn Nguyên và Hà Minh Đức chứng minh cụ thể. Đó là trong 16 dạng phổ
biến nhất của nhịp thơ lục bát (dòng sáu có 6 dạng, dòng tám có 10 dạng) thì
có tới 10 dạng là nhịp chẵn (6, 2/2/2, 2/4, 4/2, 8, 2/2/2/2, 2/6, 6/2, 4/4, 2/4/2).
Đặc điểm này dẫn đến một hệ quả rất đáng lưu ý là khả năng và xu hướng đưa
về nhịp chẵn trong trường hợp có sự tranh chấp hay khó xác định vị trí ngắt
nhịp. Đưa về nhịp chẵn cũng tức là không ngắt nhịp nhỏ ở giữa dòng, nơi mà
nếu nhất thiết phải ngắt thì đó lại là nhịp lẻ. Ví dụ:
Trong như tiếng hạc bay qua/
Đục như nước suối mới sa nửa vời.
(Nguyễn Du - Truyện Kiều)
Cặp lục bát này nếu không đưa về nhịp chẵn, nhịp lớn thì phải ngắt
thành nhịp lẻ như sau:
Trong/ như tiếng hạc bay qua
Đục/ như nước suối mới sa nửa vời
Tuy phổ biến và có áp lực mạnh như vậy nhưng không có nghĩa nhịp
chẵn là duy nhất. Tồn tại bên cạnh nhịp chẵn là nhịp lẻ, là sự phá vỡ cái đều
đặn cân đối, phá vỡ cái nhịp nhàng đơn điệu để tạo nên sự biến đổi và thiết
lập một sự hài hoà mới. Nhịp lẻ xuất hiện một cách bất ngờ, có tác dụng củng
cố cho cái nền nhịp chẵn, có giá trị như một nét biến điệu để rồi ngay say đóSố hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15
lại trở về với nhịp chẵn trong sự tiếp tục của bài thơ. Khi cần có sự kết hợp
giữa nhịp chẵn và nhịp lẻ trong nội bộ dòng thơ thì người Việt tỏ ra ưa thích
để nhịp lẻ trước, nhịp chẵn sau. Ví dụ:
Chị tui nước mắt đầm đìa/
Chào hai họ/ để đi về nhà trai/
Mẹ trông theo/ mẹ thở dài/
Dây pháo đỏ/ bỗng vang trời nổ ran/
tui ra đứng tận đầu làng/
Ngùi trông theo chị khuất ngàn dâu thưa/
(Nguyễn Bính - Lỡ bước sang ngang)
Và có một điều đặc biệt thú vị là: hai nhịp lẻ sóng đôi liên tiếp liền
nhau lại gây được ấn tượng nhịp chẵn trong toàn cục. Ví dụ:
Thày đừng nhớ/ mẹ đừng thương
Cầm như đồng kẽm/ ngang đường bỏ rơi!
(Nguyễn Bính - Thơ gửi thầy mẹ)
Có thể nói, kiểu nhịp lẻ như trên đã đáp ứng được một yêu cầu khá
quan trọng trong cấu tạo thơ lục bát, đó là yêu cầu tạo ra tiểu đối trong phạm
vi dòng thơ. (Điều này sẽ được chúng tui nói cụ thể hơn trong phần tiếp theo
của luận văn).
Nhờ có sự phối hợp, xen kẽ giữa nhịp chẵn và nhịp lẻ trong thơ lục bát
như vậy đã tạo nên sự uyển chuyển, sinh động, góp phần diễn tả linh hoạt
những nội dung ngữ nghĩa của dòng thơ, đoạn thơ và cả bài thơ.
Đặc tính luân phiên giữa nhịp chẵn và nhịp lẻ nêu trên cũng tương tự
như sự luân phiên bằng trắc trong thơ lục bát. Về phối thanh, tiếng thứ tư (ở
cả dòng lục và dòng bát) phải là thanh trắc; các tiếng thứ hai, thứ sáu, thứ tám
phải là thanh bằng. Tuy nhiên, cũng có trường hợp tiếng thứ hai ở câu lục
hay câu bát có thể linh động, là thanh bằng hay thanh trắc đều được. Ví dụ:
“Đoạn trường tân thanh” (Tiếng kêu mới về nỗi đau đứt ruột) - nỗi đau của
kiếp người. Căn cứ vào cách mở đầu và kết thúc tác phẩm, người ta dễ có cảm
tưởng Truyện Kiều là một tiểu thuyết luận đề (bàn về thuyết Tài - Mệnh
tương đố của Nho giáo). Thế nhưng, đi sâu vào thực chất nội dung hình tượng
của tác phẩm, sẽ thấy vấn đề cơ bản đặt ra trong Truyện Kiều là mâu thuẫn
giữa quyền sống của con người - chủ yếu là người phụ nữ - với sự áp bức của
xã hội phong kiến trong lúc suy tàn.
Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã đứng về phía những con người
lương thiện, bất hạnh để lên án những gì là vô lý, bất công trong xã hội. Đó
là điều mà những kẻ thay mặt cho chế độ xã hội phong kiến không thể chấp
nhận. Và bởi thế, dù muốn hay không thì Nguyễn Du cũng khó có thể
thẳng thắn bộc lộ trực tiếp tư tưởng, tình cảm, thái độ của mình trong tác
phẩm. Ông đã khéo léo đưa những điều đó vào tác phẩm một cách gián tiếp
thông qua nhiều con đường khác nhau như qua vai người kể chuyện, qua
lời nhân vật cùng nhiều biện pháp tu từ khác, trong đó có tiểu đối. Với tính
chất cân đối, hoàn chỉnh và khả năng khái quát cao của mình, tiểu đối giúp
tác giả có thể bộc lộ thái độ hay những sắc thái tình cảm khác nhau một
cách đầy đủ mà vẫn tế nhị, kín đáo.
Trong Truyện Kiều, ngoài một số ít cấu trúc tiểu đối trực tiếp nêu lên
quan điểm, thái độ của tác giả như:
Dễ dò rốn bể/ khôn lường đáy sông (1486)
Càng cay nghiệt lắm/ càng oan trái nhiều (2362)
Đã tin điều trước/ ắt nhằm việc sau (2410)
Tu là cội phúc/ tình là dây oan (2658)
thì phần lớn các cấu trúc tiểu đối khác lại là những dòng tâm sự sâu kín, thâm
trầm của Nguyễn Du về con người và về đời sống xã hội đương thời.Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 73
Đó là thái độ lên án, phê phán những kẻ sai dịch, vì tiền mà bỗng chốc
biến thành những kẻ cướp ngày, sẵn sàng làm những việc bất nhân, bất nghĩa:
Người nách thước/ kẻ tay dao,
Đầu trâu/ mặt ngựa ào ào như sôi.
Già giang một lão/ một trai,
Một dây vô loại buộc hai thâm tình.
Đầy nhà vang tiếng ruồi xanh,
Rụng rời khung dệt/ tan tành gói may.
Đồ tế nhuyễn/ của riêng tây
Sạch sành sanh vét cho đầy túi tham.
(577 - 584)
những kẻ buôn thịt bán người, những kẻ coi tính mạng con người như
cỏ rác:
Hung hăng chẳng hỏi/ chẳng tra,
Đang tay vùi liễu/ dập hoa tơi bời.
(1135 – 1136)
Trúc côn ra sức đập vào,
Thịt nào chẳng nát/ gan nào chẳng kinh.
(1739 – 1740)
Đó là lời bênh vực, bào chữa cho con người tài hoa, vì muốn giữ lấy
chữ “tình” mà phải sa chân vào vòng oan khổ lưu ly:
Xét trong tội nghiệp Thúy Kiều,
Mắc điều tình ái/ khỏi điều tà dâm.
Lấy tình thâm/ trả nghĩa thâm,
Bán mình đã động hiếu tâm đến trời.
Hại một người/ cứu muôn người.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiSố hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 74
Biết đường khinh trọng/ biết lời phải chăng.
(2681 – 2686)
Là niềm đồng cảm, xót thương cho cuộc đời một người con gái tài sắc
vẹn toàn, tâm hồn trong sáng, phẩm chất lương thiện bị xã hội xô đẩy trở
thành một cô gái làng chơi sống trong cảnh ô nhục:
Vui là vui gượng kẻo là,
Ai tri âm đó, mặn mà với ai.
Thờ ơ gió trúc/ mưa mai,
Ngẩn ngơ trăm nỗi/ dùi mài một thân.
Nỗi lòng đòi đoạn xa gần,
Chẳng vò mà rối/ chẳng dần mà đau.
(1247 – 1252)
Đó còn là ca ngợi lẽ phải, sự công bằng qua hình tượng người anh hùng
Từ Hải:
Đường đường một đấng anh hào,
Côn quyền hơn sức/ lược thao gồm tài.
(2169 – 2170)
Phong trần mài một lưỡi gươm,
Những loài giá áo/ túi cơm sá gì.
Nghênh ngang một cõi biên thuỳ,
Kém gì cô quả/ kém gì bá vương!
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Cấu trúc nghiệm của một số lớp phương trình vi phân khoảng và ứng dụng Khoa học Tự nhiên 0
D Trắc nghiệm CẤU TRÚC, ĐẶC TÍNH, CHỨC NĂNG CỦA CÁC ĐẠI PHÂN TỬ SINH HỌC (ADN, ARN và PROTEIN) Ôn thi Đại học - Cao đẳng 0
D ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC PHẦN CẤU TRÚC DỮ LIỆU VÀ GIẢI THUẬT Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu tổng hợp, cấu trúc và tính chất một số hợp chất chứa vòng furoxan Y dược 0
D Nghiên cứu tổng hợp, cấu trúc và tính chất một số dẫn xuất của quinolin trên cơ sở eugenol từ tinh dầu hương nhu Y dược 1
D Nghiên cứu đặc trưng cấu trúc và khảo sát tính chất quang điện của PbTiO3 pha tạp một số ion kim loại chuyển tiếp Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu tổng hợp và tính chất quang học của hạt nano cấu trúc lõi - vỏ chấm lượng tử Si-polystiren Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu hình thái cấu trúc và đặc tính điện hóa của polyaniline tổng hợp bằng con đường điện hóa Khoa học Tự nhiên 0
A Tổng hợp và xác định các đặc trưng của một số hydroxide cấu trúc lớp kép ứng dụng trong xử lý môi trường Khoa học Tự nhiên 0
A Tổng hợp, nghiên cứu đặc trưng cấu trúc của vật liệu Fe-Ti-Hydrotanxit và ứng dụng làm xúc tác xử lý Metylen xanh trong môi trường nước Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top