Felicio

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Tác động của việc gia nhập WTO đối với lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam





Theo quy định của Hiệp định về nông nghiệp và cam kết tại Báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO, Việt Nam cam kết không áp dụng các biện pháp phi thuế trong lĩnh vực nông nghiệp kể từ khi gia nhập WTO. Việt Nam tuy vậy vẫn có quyền áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với 4 mặt hàng quan trọng là trứng, đường, thuốc lá và muối. Việt Nam cam kết sẽ không áp dụng trợ cấp xuất khẩu đối với nông sản từ thời điểm gia nhập. Tuy nhiên, Việt Nam bảo lưu được quyền được hưởng một số quy định riêng của WTO dành cho các nước đang phát triển trong lĩnh vực này, đặc biệt là quyền đối với các hỗ trợ nông nghiệp trong nước. Đối với các loại hỗ trợ mà WTO quy định phải cắt giảm, như một số hình thức hỗ trợ lãi xuất để thu mua nông sản, hỗ trợ dưới hình thức quy định giá sàn cho nông sản v.v. (trợ cấp "hổ phách"), nhìn chung ta duy trì được trợ cấp của Nhà nước cho người sản xuất nông sản ở mức không quá 10% giá trị sản lượng. Ngoài mức này, ta còn bảo lưu thêm được một khoản hỗ trợ nữa vào khoảng 4.000 tỷ đồng/năm của Nhà nước cho người sản xuất nông sản. Có thể nói, trong nhiều năm tới, ngân sách ta cũng chưa đủ sức để hỗ trợ cho nông nghiệp ở mức này.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

iết yếu và đề cập đến những mối quan tâm của các nước kém phát triển.
- Về một số quy định cụ thể, tại Vòng đàm phán Urugoay về việc thành lập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), các nước thoả thuận được nội dung cụ thể như sau:
+ Mức độ giảm trợ cấp và bảo hộ đối với sản phẩm nông nghiệp là:
Các nước phát triển Các nước đang phát triển
6 năm (1995 - 2000) 10 năm (1995 - 2005).
Thuế quan
Mức giảm trung bình đối với -36% - 24%
tất cả các sản phẩm nông nghiệp
Mức giảm tối thiểu với mỗi sản phẩm - 15% - 10%
Hỗ trợ trong nước
Giảm tổng mức hỗ trợ dối với toàn bộ lĩnh vực -20% -13%
(giai đoạn được tính làm cơ sở:1986 - 1990)
Xuất khẩu
Giá trị trợ cấp -36% -24%
Khối lượng được trợ cấp (giai đoạn được tính -21% -14%
làm cơ sở: 1986-1990)
Các nước kém phát triển không phải đưa ra cam kết về giảm thuế quan hay giảm trợ cấp.
Cơ sở để tính mức độ giảm thuế là thuế suất trần trước ngày 01/01/1995, hay đối với những mức thuế chưa được cam kế, thì thuế suất được áp dụng thực tế vào tháng 9/1986, khi bắt đầu Vòng đàm phán Urugoay.
+ Về mở cửa thị trường, nguyên tắc mới đối với mở cửa thị trường nông sản là “chỉ áp dụng thuế quan mà thôi”. Trước Vòng đàm phán Urugoay, việc nhập khẩu một số nông sản bị hạn chế bởi các hạn ngạch và các biện pháp phi thuế quan khác. Tuy nhiên, các biện pháp này đã được thay thế bằng thuế quan. Thuế quan cho phép bảo đảm một mức bảo hộ tương đương: nếu biện pháp trước đây sẽ làm tăng 75% giá hàng hoá trên thị trường nội địa so với giá trên thị trường thế giới, thì thuế suất mới áp dụng có thể lên đến 75% (cách thức chuyển hạn ngạch và các biện pháp phi quan thuế khác sang thuế quan còn được gọi là quá trình “thuế hoá”).
Hiệp định cũng quy định những nông sản đã được nhập khẩu trước khi Hiệp định có hiệu lực thì có thể vẫn tiếp tục được nhập khẩu nhờ vào một Hệ thống “Hạn ngạch -Thuế quan”. Hiệp định bảo đảm sẽ không áp dụng mức thuế quá cao đối với một lượng nông sản nhập khẩu bổ sung nào đó: đối với một lượng nông sản nhập khẩu trong hạn ngạch thì thuế quan áp dụng sẽ thấp hơn, còn đối với lượng nông sản nhập khẩu vượt quá hạn ngạch thì thuế quan áp dụng sẽ cao hơn (thậm chí đôi khi còn cao hơn rất nhiều).
Biểu đồ minh hoạ Hạn ngạch -Thuế quan ( Tariff-Quota)
Mức Thuế quan Giới hạn Hạn ngạch
80% Ngoàigiới hạn hạn ngạch
Thuế suất áp dụng :80%
10% Trong giới hạn hạn ngạch Thuế suất áp dụng: 10%
1000 tấn khối lượng nhập khẩu
Theo Biểu đồ minh hoạ này, nông sản nhập khẩu trong giới hạn Hạn ngạch (cho đến 1000 tấn) thì được hưởng thuế suất 10%. Lượng nông sản nhập khẩu ngoài Hạn nghạch thì phải chịu thuế suất 80%. theo Hiệp định về nông nghiệp, giới hạn hạn ngạch ở mức 1000 tấn được tính toán dựa trên lượng nông sản nhập khẩu trong giai đoạn cơ sở hay trên mức độ mở cửa tối thiểu đã được thương lượng.
Những cam kết mới về thuế quan và hạn ngạch thuế quan được áp dụng cho tất cả các sản phẩm nông nghiệp và bắt đầu có hiệu lực từ năm 1995. Các nước tham gia Vòng đàm phán Urugoay đã đạt được thoả thuận theo đó các nước phát triển sẽ giảm thuế quan trung bình 36% (còn đối với trường hợp sử dụng hạn ngạch thuế quan, thì phải giảm thuế suất thuế nhập khẩu cụ thể đến mức cao nhất đối với khối lượng nông sản vượt quá hạn ngạch) chia đều trong sáu năm. Các nước đang phát triển sẽ giảm thuế quan trung bình 24% trong 10 năm. Một số nước đang phát triển cũng đã chọn phương án chào các mức thuế trần đối với những sản phẩm mà thuế quan chưa được “ràng buộc” (tức mức thuế quan chưa được cam kết theo các quy định của Hiệp định GATT hay WTO) trước Vòng đàm phán Urugoay. Các nước kém phát triển không phải cam kết giảm thuế quan. Tuy vậy, các mức giảm thuế quan này không thấy xuất hiện trong Hiệp định về nông nghiệp. Các nước tham gia đàm phán đã sử dụng chúng làm cơ sở để xây dựng danh mục cam kết của mình. Đó là những cam kết được nêu lại trong các Danh mục đính kèm các hiệp định của WTO có tính ràng buộc về mặt pháp lý quốc tế.
Đối với những nông sản trước kia bị hạn chế bằng hạn ngạch nay bị áp thuế quan, thì các nước được phép áp dụng những biện pháp khẩn cấp đặc biệt (gọi là “Tự vệ đặc biệt”- Special Safeguards) nhằm bảo vệ nông dân trước việc giá cả sụt giảm đột ngột hay việc nông sản nhập khẩu tăng mạnh. Tuy nhiên, Hiệp định cũng nêu rõ khi nào thì các biện pháp khẩn cấp này có thể được áp dụng và được áp dụng các biện pháp khẩn cấp này như thế nào (chẳng hạn, các biện pháp này không được áp dụng đối với nông sản nhập khẩu theo chế độ hạn ngạch-thuế quan).
Đến nay đã có bốn nước sử dụng các điều khoản về “đối xử đặc biệt” (Special Treatment) để hạn chế nhập khẩu các nông sản đặc biệt nhạy cảm (chủ yếu là gạo) trong giai đoạn triển khai Hiệp định (tới năm 2000 đối với các nước phát triển và 2004 đối với các nước đang phát triển), nhưng phải thoả mãn một số điều kiện rất nghiêm ngặt, đặc biệt là việc phải bảo đảm mức độ mở cửa tối thiếu đối với các nhà cung ứng nước ngoài. Các nước đó là Nhật Bản, Hàn Quốc và Philippin (đối với nhập khẩu gạo), và Ixraen (đối với nhập khẩu thịt cừu, sữa bột nguyên chất và một số loại phomát). Đến nay, Nhật Bản và Ixraen đã bỏ đặc quyền này. Nhưng một thành viên mới của WTO là Đài Loan thì vẫn đang được hưởng quyền ưu đãi đặc biệt này trong nhập khẩu gạo, giống như Hàn Quốc và Philippin.
+ Về hỗ trợ trong nước (Domestic Support), các biện pháp hỗ trợ giá trong nước hay hỗ trợ sản xuất thường bị chỉ trích là khuyến khích sản xuất dư thừa, dẫn tới đẩy lùi các nông sản nhập khẩu ra khỏi thị trường nội địa, kéo theo trợ cấp xuất khẩu và bán phá giá trên thị trường thế giới. Hiệp định về nông nghiệp phân biệt rõ các chương trình hỗ trợ có tác dụng kích thích trực tiếp sản xuất với các chương trình bị coi là không có tác động trực tiếp.
Các nước buộc phải giảm bớt những biện pháp có tác động trực tiếp tới sản xuất và trao đổi hàng hoá. Các nước thành viên WTO ước tính mức hỗ trợ mỗi năm cho nông nghiệp dưới dạng này (bằng việc sử dụng cái gọi là tính toán theo “biện pháp hỗ trợ cộng dồn tổng thể”- Total AMS) trong giai đoạn cơ sở 1986-1988. Các nước phát triển đã chấp nhận giảm 20% trong vòng sáu năm kể từ năm 1995. Các nước đang phát triển thì cam kết giảm 13% trong vòng mười năm kể từ năm 1995. Các nước kém phát triển không bị bắt buộc phải giảm. (Hình thức hỗ trợ trong nước này đôi khi còn được gọi là hỗ trợ “hộp vàng”, liên tưởng đến hình ảnh đèn giao thông màu vàng báo hiệu cần đi “chậm lại”).
Các biện pháp hỗ trợ ít gây ảnh hưởng tới trao đổi nông sản có thể được tự do thông qua và được xếp vào loại hỗ trợ “hộp xanh” (giống như tín hiệu đèn xanh cho phép tiếp tục lưu thông). Các bi
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Ứng dụng mô hình DEA và mô hình Hồi quy Tobit để kiểm định các nhân tố tác động đến mức độ hiệu quả của các NHTM Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Tác động của toàn cầu hóa kinh tế đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Những xu hướng vận động chủ yếu của nền kinh tế thế giới - Tác động của những xu hướng này đến Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Tác động của các yếu tố căng thẳng trong công việc đến sự gắn kết của nhân viên nghiên cứu tình huống tại công ty KODA Sài Gòn Y dược 0
D Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định mua sắm trực tuyến (online shopping) của người tiêu dùng Luận văn Kinh tế 0
D Các yếu tố tác động đến quyết định mua hàng trên sàn thương mại điện tử shopee của sinh viên chất lượng cao Trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM, 2021 Luận văn Kinh tế 0
D Yếu tố tác động đến văn hóa doanh nghiệp của các công ty du lịch tại việt nam Văn hóa, Xã hội 0
D Hiệp định thương mại song phương Việt Mỹ và những tác động của nó đến kinh tế Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Sự tác động của các loại hình giải trí đến đời sống thanh niên Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top