Taneli

New Member

Download miễn phí Đề tài Thực tiễn của cuộc cải cách ở Venezuela





MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 1
I. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CUỘC CẢI CÁCH 2
1. Tình hình trong nước 2
2. Tình hình khu vực 3
II. NỘI DUNG CẢI CÁCH 5
1. Khái quát chung 5
2. Cải cách chính trị 7
3. Cải cách xã hội 11
4. Cải cách kinh tế 12
III. TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CẢI CÁCH 14
1. Thành tựu 14
2. Thách thức 20
KẾT LUẬN 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Mỹ ngày nay, số 12/2006, tr.66.
” Ông cũng nêu quyết tâm của chính phủ mới trong việc quốc hữu hóa các ngành then chốt của nền kinh tế. Tổng thống Chavez muốn biến Venezuela từ xã hội tư bản thành xã hội xã hội chủ nghĩa. Kế hoạch chiến lược đã được chính phủ soạn thảo và được đặt tên là “Kế hoạch quốc gia Simon Bolivar”. Lập trường chính trị xã hội theo hướng xã hội chủ nghĩa còn được thể hiện trong nhiều tuyên bố về đường lối xây dựng kinh tế chính trị xã hội trong hiện tại và tương lai của Tổng thống Chavez và các quan chức trong nội các của ông. Thực tế những cải cách toàn diện trên nhiều lĩnh vực đã và đang diễn ra sôi động ở Venezuela đã cho thấy quyết tâm của Tổng thống Chavez xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thế kỉ XXI.
2. Cải cách chính trị
Chính trị là tâm điểm trong chương trình cải cách toàn diện Venezuela của tổng thống Chavez. Tiến hành sửa đổi hiến pháp, thành lập liên minh Đảng mới, tiến hành mạnh mẽ cuộc chiến chống tham nhũng và thực thi chính sách ngoại giao độc lập cứng rắn là những mốc thay đổi chính trên chính trường Venezuela trong thời gian qua.
Sau gần một năm cầm quyền Tổng thống Chavez đã đề xuất sửa đổi hiến pháp với mục đích chống tham nhũng, bảo vệ nhân quyền, bảo vệ chân lý và phát triển kinh tế đất nước. Hiến pháp sửa đổi năm 1999 của Cộng hòa Bolivar Venezuela đã được thông qua cuộc trưng cầu dân ý vào 15/12/1999 với 71,8% phiếu thuận. Hiến pháp năm 1999 của Venezuela đã chấm dứt gần 40 năm tồn tại của nền dân chủ Panto Fijo với nhiều thay đổi đáng kể, lập ra một kỉ nguyên mới gọi là “nền Cộng hòa thứ 5”. Hiến pháp mới đã khắc phục nhiều khiếm khuyết tồn tại trong hiến pháp 1961. Theo hiến pháp này hệ thống quyền lực nhà nước chia thành 5 nhánh. Ngoài 3 nhánh quyền lực (lập pháp, hành pháp, tư pháp) còn có thêm 2 nhánh quyền lực nữa là: Hội đồng Đạo Đức Quốc Gia (HĐĐĐQG) thực hiện quyền lực công dân và Hội đồng Bầu cử Quốc Gia thực hiện quyền lựa chọn bộ mày nhà nước của công dân. HĐĐĐQG có các cơ quan hoạt động độc lập có thẩm quyền ngăn chặn tham nhũng; thanh tra và truy cứu các hành vi vi phạm chuẩn mực công dân, quy tắc hành chính; giám sát việc tuân thủ pháp luật của các hoạt động quản lý hành chính nhà nước cũng như tăng cường giáo dục nhằm hoàn thiện giá trị công dân. Ban nhân quyền quốc gia có nhiệm vụ giám sát, bảo vệ nhân quyền; ban kiểm toán quốc gia lập ra để giám sát và kiểm toán tài sản quốc gia. Có thế thấy hoạt động chủ yếu của các cơ quan thuộc HĐĐĐQG – nhánh quyền lực công dân là kiểm soát việc tuân thủ pháp luật của các quan chức nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức khác sử dụng tài sản của nhà nước. Đây là hệ thống quyền lực được thành lập ra để chống tham nhũng. Một nhánh quyền lực mới khác được lập ra là Hội Đồng Bầu cử Quốc Gia với mục tiêu hướng dẫn, giám sát, điều hành bầu cử và trưng cầu dân ý Vũ Đăng Hinh (2006), Các thiết chế chính trị chủ yếu ở Mỹ Latinh, tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 1, tr. 27.
. Theo hiến pháp 1999 quyền lực tập trung vào tay tổng thống và chính quyền trung ương nhiều hơn. Nhưng có một điều khoản cho phép bất kì vị trí dân cử nào kể cả tổng thống cũng có thể trở thành mục tiêu của cuộc bỏ phiếu tín nhiệm sau 1/2 nhiệm kì. Tổng thống có quyền phủ quyết đối với các đạo luật do quốc hội thông qua nhưng tại lần xem xét lại dự thảo luật bị tổng thống phủ quyết vẫn thông qua với trên 51% phiếu sẽ trở thành luật. Thời hạn mỗi nhiệm kỳ tổng thống cũng được nâng từ 4 năm lên 6 năm. Ngày 31-1 vừa qua, Quốc hội Venezuela đã nhất trí thông qua "đạo luật cách mạng" cho phép Tổng thống quyền điều hành đất nước bằng sắc lệnh liên quan 11 lĩnh vực như: chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng... trong vòng 18 tháng Những chuyển biến tích cực ở Venezuela
.  Ðây là quyết định  quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho Tổng thống Hugo Chavez triển khai thực hiện các kế hoạch chuyển đổi thể chế Nhà nước, kinh tế, xã hội theo hướng CNXH. Song song với việc thông qua luật đặc biệt trên Quốc hội Venezuela sẽ thảo luận cải cách Hiến pháp cho phù hợp mô hình chính trị, kinh tế, xã hội của nước này trong thời gian tới. Trước đó, nhằm  giúp người dân nghiên cứu, tìm hiểu về CNXH, Venezuela đã  thành lập các "Trung tâm thông tin về CNXH"  ở nhiều nơi và đây là một phần trong kế hoạch cải cách giáo dục gắn với giáo dục tư tưởng CNXH. Venezuela đang xây dựng kế hoạch thiết lập hệ thống dân chủ địa phương kiểu mới - "Hội đồng công xã" nhằm tăng cường vai trò, quyền làm chủ của nhân dân. Hội đồng công xã sẽ quyết định các chính sách phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương mà trước kia do chính quyền đảm nhiệm. Ngoài ra còn có nhiều sự thay đổi lớn về cơ cấu tổ chức của Quốc hội Venezuela. Ðảng Phong trào Cộng hòa thứ năm (MVR)  của Tổng thống đã tuyên bố giải tán và  cùng với hơn 20 đảng khác sẽ tham gia Ðảng XHCN thống nhất Venezuela. Theo Tổng thống Hugo Chavez "Venezuela cần một đảng cầm quyền phục vụ phong trào cách mạng và phục vụ nhân dân, chứ không phải phục vụ các đảng phái chính trị Những chuyển biến tích cực ở Venezuela
”.
Hoạt động ngoại giao của Venezuela dưới thời tổng thống Hugo Chavez có nhiều thay đổi mang tính bước ngoặt so với các thời tổng thống trước. Không muốn tiếp tục bị coi là “sân sau” của Mỹ, Venezuela thi hành chính sách chống Mỹ mạnh mẽ và gay gắt, bảo vệ độc lập chủ quyền và bình đẳng trong quan hệ quốc tế. Tổng thống Chavez đã từng chỉ trích cuộc chiến tranh của Mỹ tại Afghanistan. Lên án Mỹ đã đứng đằng sau hậu thuẫn cho các lực lượng phản đối Tổng thống Chavez tiến hành cuộc đảo chính bất thành nhằm lật đổ ông vào năm 2002. thông báo Mỹ đừng có can thiệp vào công việc nội bộ của Venezuela cũng như các nước trong khu vực nếu không ông sẽ đáp trả lại bằng việc cắt nguồn dầu mỏ đang bán sang Mỹ. Yêu cầu Mỹ không coi khu vực Mỹ Latinh là khu vực “sân sau” lệ thuộc vào Mỹ như trước kia mà đòi bình đẳng độc lập tự chủ trong các mối quan hệ. Lên án chủ nghĩa tự do mới do Mỹ khởi xướng vì cho rằng đó là nguyên nhân chính gây ra sự chênh lệch giàu cùng kiệt và tình trạng bất bình đẳng xã hội ngày càng tăng ở trong nước và khu vực. Ông cũng vạch rõ sự độc quyền truyền thông của phương Bắc đặc biệt Mỹ là một công cụ rõ ràng của sự thống trị, vì thông qua đó những thông tin, những giá trị và mô thức tiêu dùng xa lạ với thực tế của Mỹ La Tinh được phổ biến rộng rãi. Và để chống lại sự độc quyền này Venezuela đã liên kết với các nước trong khu vực lập ra một kênh truyền hình phương Nam là TELEUR trong đó Venezuela đóng cổ phần lớn nhất 31% Làn sóng cánh tả Mỹ Latinh: Nguyên nhân và kết quả chủ yếu,tlđd, tr. 40.
. Không chỉ có thế ông Chavez đã từng làm bẽ mặt Washington khi từ chối hợp tác với Mỹ trong cuộc chiến chống ma túy tại Colombia. Ông cũng không có ý định nối lại tình hữu nghị với chính quyền hiện tại của Tổng thống Bush. Mặc dù Bộ Ngoại Giao Ho...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chiến lược trồng người Văn hóa, Xã hội 0
D Hoạt động thu thập và đánh giá chứng cứ của Tòa án trong tố tụng dân sự và thực tiễn áp dụng tại các Tòa án nhân dân ở tỉnh Lạng Sơn Luận văn Luật 0
D PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC QUỐC TẾ (International Strategy) THỰC TIỄN ÁP DỤNG CỦA LOUIS VUITTON Luận văn Kinh tế 0
D Những quy định của luật thương mại Việt Nam năm 2005 về môi giới thương mại thực tiễn áp dụng và những vấn đề đặt ra Luận văn Luật 0
D Pháp luật quốc tế về bảo vệ nguồn nước quốc tế và thực tiễn thực hiện của Việt Nam Luận văn Luật 0
D trình bày thực tiễn công tác đánh giá chính sách ở việt nam hiện nay và phân tích nguyên nhân của thực trạng Môn đại cương 1
D Pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động - thực tiễn áp dụng tại công ty tnhh pizza việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Những qui định của pháp luật về hoạt động m & a và thực tiễn m & a tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử phúc thẩm các vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người từ thực tiễn Viện kiểm sát nhân dân cấp Luận văn Luật 0
D Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự của viện kiểm sát nhân dân Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top