Download miễn phí Tiểu luận Cơ hội và thách thức của Việt Nam trong bối cảnh hợp tác Đông Á





MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 1
I. CƠ HỘI 2
1. Về mặt kinh tế 2
2. Về mặt an ninh – chính trị 4
3. Về mặt văn hoá - xã hội 5
II. THÁCH THỨC 6
KẾT LUẬN 8
TÀI LIỆU THAM KHẢO 9
MỤC LỤC 9
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH HỢP TÁC ĐÔNG Á
LỜI MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, các nước thành viên ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc đều là những thực thể đa quốc gia và quốc gia có vị trí, vai trò ngày càng lớn hơn trong sự phát triển chung của khu vực Đông Á và cả thế giới. Chính do vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nên từ nhiều năm qua ASEAN đã được Nhật Bản và trong khoảng hơn thập niên gần đây, nhất là từ giữa những năm 1990 đến nay cũng đã được cả Hàn Quốc và Trung Quốc đặc biệt quan tâm trong chính sách đối ngoại và hợp tác cùng phát triển về nhiều lĩnh vực. Nhật Bản vừa trải qua hơn thập niên khủng hoảng suy thoái nhưng vẫn giữ được vị trí là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới và lớn nhất ở Châu Á. Trung Quốc thì nổi trội là cường quốc số một thế giới có diện tích lãnh thổ và dân số, song kinh tế nếu xét theo GDP thì cũng vấn là ở vị trí lớn thứ sáu trên thế giới và thứ hai ở Châu Á, còn cao cả Hàn Quốc ở vị trí thứ mười hai trên thế giới và thứ ba ở Châu Á. Đối với các nước ASEAN, nếu tính riêng từng thành viên, ta thấy so với Nhật Bản, Trung Quốc và kể cả Hàn Quốc GDP của các nước ASEAN đều thua kém xa, song nếu tính chung GDP của cả 10 nước ASEAN thì lại là sức mạnh đáng kể, còn lớn hơn cả Hàn Quốc. Và do đó trong tương lai, nếu như ASEAN +3 trở thành một cộng đồng kinh tế ở Đông Á với sức mạnh kinh tế Nhật Trung là hai đầu tầu cùng với kinh tế Hàn Quốc là cộng lực hỗ trợ cho hai đầu tầu đó hợp tác chặt chẽ với nhau trong một khu vực thương mại tự do Đông Á vào loại rộng lớn nhất nhì thế giới thì chắc chắn các nền kinh tế ASEAN sẽ nhận được ảnh hưởng hỗ trợ tích cực, ngày càng lớn mạnh nhanh chóng.
Trong bối cảnh chung đó, dưới đây, chúng ta sẽ xem xét riêng vị thế của Việt Nam trong tiến trình hội nhập với các nước Đông Bắc Á cùng những cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong tiến trình đó.
I. CƠ HỘI
1. Về mặt kinh tế
Đây được coi là lĩnh vực sôi động nhất khi Việt Nam hội nhập với các nước thành viên của ASEAN + 3. Rõ ràng là ba nước Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc là những đối tác thương mại và đầu tư lớn nhất của Việt Nam. Hội nhập với Đông Á sẽ giúp Việt Nam tăng cường quan hệ với các nước trong khu vực, tranh thủ được vốn, viện trợ, công nghệ, thị trường v.v... Cả ba nước Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc đều là ba nền kinh tế lớn, đòi hỏi nhu cầu tiêu thụ đa dạng và với khối lượng lớn. Cho đến nay, Nhật Bản vẫn là bạn hàng thương mại và cũng là nhà tài trợ ODA lớn nhất đối với việt Nam. Trong loại đầu tư nước ngoài, tuy Nhật Bản là Nhà đầu tư đứng ở vị trí thứ ba song nếu xét về số vốn của các dự án đầu tư thực hiện được thì Nhật Bản lại nhà đầu tư lớn nhất ở Việt Nam với tổng số vốn đã thực hiện có hiệu quả là 3,95 tỷ USD.Tổng kim ngạch buôn bán hai chiều năm2004 đã đạt trên 7 tỷ USD.Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam, tính đến tháng 3 năm nay đã đạt 5,42 tỷ USD với 500 dự án. Nhật Bản vẫn luôn được đánh giá là quốc gia đầu tư hiệu quả nhất tại Việt Nam và cũng là nước cung cấp viện trợ ODA nhiều nhất cho Việt Nam. Năm qua, trong sự phục hồi chung của đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) vào Việt Nam, FDI từ Nhật Bản đã tăng đáng kể, đạt 810 triệu USD, trong đó có những dự án đầu tư mới hay đầu tư mở rộng sản xuất giá hàng chục triệu USD. Tính đến thời điểm này, đã có trên 30 tập đoàn xuyên quốc gia của Nhật Bản đầu tư vào các dự án quy mô lớn trong nhiều lĩnh vực quan trọng của Việt Nam như lắp ráp ôtô, xe máy, bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin,sản xuất xi măng, phân bón và phát triển cơ sở hạ tầng. Hai nước đã ký Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư và Sáng kiến chung Việt- Nhật về thu hút đầu tư nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của Việt Nam. Chúng ta đang tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư nhằm tạo điều kiện tối đa cho các nhà đầu tư Nhật Bản và nước ngoài nói chung. Bên cạnh đó, Việt Nam là một trong bốn quốc gia được các nhà đầu tư Nhật Bản đánh giá là có môi trường đầu tư hấp dẫn nhất. Nhật Bản và Việt Nam đủ có bước tiến triển rất quan trọng, đó là Hiệp định về tự do xúc tiến và bảo hộ đầu tư giữa hai nước. Bên cạnh đó, trong mối quan hệ với Trung Quốc chúng ta vẫn duy trì được truyền thống hợp tác hữu nghị giữa hai nước láng giềng gần gũi. Việt Nam và Trung Quốc đã ký những thoả thuận hợp tác kinh tế với tổng giá trị hơn 1 tỉ USD. Kim ngạch thương mại hai chiều đã tăng lên từ 266 triệu USD năm 1992 lên 4,6 đến 4,8 tỷ USD vào năm 2003, và kỳ vọng sẽ nâng lên tới 10 tỷ USD vào năm 2010. Trung Quốc hiện có 267 dự án đầu tư vào Việt Nam với số vốn hơn 545 triệu USD. Năm 2004, Trung Quốc đã tăng thêm 61 dự án đầu tư vào Việt Nam với trị giá hơn 147 triệu USD, đứng thứ 5 trong tổng số những nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Hai nước cũng bày tỏ mong muốn thúc đẩy kinh tế thương mại giữa hai nước phát triển hơn nữa, thực hiện bổ sung ưu thế cho nhau và cùng có lợi. Trên tinh thần tích cực, thực tế, hai bên nhất trí mở rộng hơn nữa quy mô thương mại, đồng thời cùng có biện pháp thúc đẩy thương mại song phương phát triển cân đối; hai bên phối hợp chặt chẽ, tích cực thúc đẩy những dự án hợp tác kinh tế lớn giữa hai nước. Hai bên bày tỏ hài lòng trước những tiến triển đạt được trong việc nghiên cứu về hợp tác kinh tế “hai hành lang, một vành đai” và hết sức tin tưởng vào triển vọng hợp tác của dự án này. Phía Trung Quốc bày tỏ kiên quyết ủng hộ Việt Nam sớm gia nhập WTO. Hai bên đồng ý tăng cường hợp tác trong các vấn đề kinh tế thương mại khu vực và quốc tế; cùng nhau thúc đẩy tiến trình xây dựng Khu mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc. Tương tự như vậy với đối tác Hàn Quốc chúng ta cũng có nhiều dự án hiệu quả. Hàng loạt các công ty Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam trên rất nhiều lĩnh vực. Theo ông Ock Yee- ho, Trưởng thay mặt văn phòng tại Việt Nam của KOICA- cơ quan hợp tác quốc tế thực hiện các hoạt động hợp tác kỹ thuật và viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Hàn Quốc đối với các nước đang phát triển – từ năm 1991-2004, KOICA đã viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam trên 50 triệu USD và “chúng tui luôn xếp Việt Nam ở vị trí hàng đầu trong số các nước nhận viện trợ của Hàn Quốc. Về kế hoạch hỗ trợ sắp tới cho Việt Nam, Hàn Quốc cho biết sắp tới số viện trợ ODA cho Việt Nam sẽ tăng gấp 2-3 lần, và như vậy mỗi năm Việt Nam sẽ nhận được khoảng 20-30 triệu USD. Cả 3 quốc gia có thực lực kinh tế phát triển nhất Châu A nay đều đang thúc đẩy hợp tác kinh tế với Việt Nam. Việc thành lập các khối thương mại sẽ là bước đệm để Việt Nam có thể tiến xa hơn nữa trong tiến trình hội nhập với ASEAN+3, góp phần nâng cao thế và lực của Việt Nam trong hệ thống thương mại đa bên toàn cầu, hỗ trợ Việt Nam trong tiến trình gia nhập WTO.
2. Về mặt an ninh – chính trị
Vì quyền lợi k...
 
Re: [Free] thời cơ và thách thức của Việt Nam trong bối cảnh hợp tác Đông Á

cho mình xin tài liệu này ạ. mail của mình: [email protected]
thanks ad nhiều ạ!
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D tiểu luận xu hướng vận động của nền kinh tế thế giới, cơ hội và thách thức cho việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Cơ hội và thách thức của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với các quốc gia đang phát triển Luận văn Kinh tế 0
D Cơ cấu xã hội – giai cấp và liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Môn đại cương 0
D Hiệp Định Thương Mại Tự Do Việt Nam - Liên Minh Kinh Tế Á Âu - Cơ Hội Và Thách Thức Của Xuất Khẩu Luận văn Kinh tế 0
D Cơ hội và thách thức của Việt Nam trước xu thế toàn cầu hóa Luận văn Kinh tế 0
D Chiến lược thâm nhập của các tập đoàn nước ngoài vào thị trường bán lẻ việt nam cơ hội và thách thức Luận văn Kinh tế 0
P Khảo sát đề xuất cơ hội giảm thiểu nước thải và phương án xử lý nước thải cho công ty dệt may Hà Nội Kiến trúc, xây dựng 0
H Cơ hội và thách thức của sự phát triển thương mại điện tử đối với các nước đang phát triển Luận văn Kinh tế 0
R Thực trạng hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam hiện , cơ hội thách thức và giải pháp Luận văn Kinh tế 0
P Vai trò của bảo hiểm xã hội đối với người lao động và với người sử dụng lao động trong cơ chế thị trường Luận văn Kinh tế 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top