Download miễn phí Tiểu luận Sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam – Con đường chông gai nhưng hứa hẹn nhiều thành công rực rỡ





Sàn giao dịch bất động sản là sàn đấu giá, đấu thầu không thuộc loại sàn giao dịch của thị trường giao sau. Các sàn vàng mọc lên tự phát, thiếu cơ sở pháp lý, thiếu quy định chặt chẽ theo tiêu chuẩn của một sàn giao dịch có tổ chức nên đã xảy ra tranh chấp, kiện cáo mà không thể phán xử được. Hơn nữa, do giá vàng biến động lớn, cơ hội đầu cơ có thể mang lại món lợi lớn nên nhiều người lao vào kinh doanh như thiêu thân mà không thấy được lợi nhuận lớn luôn đi đôi với rủi ro cao, nguy cơ không chỉ cho nhà đầu tư mà còn cho cả xã hội. Sàn giao dịch hàng hóa giao sau là một thị trường bậc cao, tổ chức hoạt động rất chặt chẽ, có cơ sở pháp lý, có thể lệ, quy định cụ thể cho mọi hành vi giao dịch trên sàn, người mua và người bán có nghĩa vụ và quyền lợi rõ ràng, cụ thể, không được khước từ hay lảng tránh. Các loại hợp đồng giao dịch cũng phải chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế. Các sàn hiện nay của nước ta chưa có gì đạt chuẩn, hàng hóa thì nhỏ lẻ, lẫn loại, doanh nghiệp thì yếu kém, chưa đủ năng lực. Luật pháp thể chế thì chưa đủ cụ thể, chi tiết để điều tiết hoạt động của sàn. Các sàn đã và đang hoạt động thì hợp đồng giao dịch chưa đạt chuẩn, nhất là hợp đồng kỳ hạn. Có một số giao dịch quyền chọn cà phê tại thị trường Luân Đôn nhờ Techcombank bảo lãnh, thông qua môi giới là công ty REFCO của Singapore thì các doanh nghiệp Việt Nam không sử dụng hợp đồng quyền chọn với chức năng chính là bảo hiểm rủi ro giá cả trong mua bán hàng hóa thật, mà lại nặng về giao dịch đầu cơ kiếm lãi, rủi ro cao, dẫn đến thua lỗ lớn



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

dịch lớn mà sàn sẽ mang lại lợi ích trực tiếp cho các thành phần tham gia cũng như góp phần bình ổn giá cả, tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh. Một ưu điểm nữa của sở giao dịch hàng hóa là phía doanh nghiệp khi ký được hợp đồng cũng sẽ dự tính được khối lượng, phẩm cấp và giá cả hàng hóa sẽ thu mua. Từ đó nhà chế biễn, xuất khẩu có thể chủ động trong nguồn nguyên liệu và sản lượng của nhà máy mình. Đây cũng là cách định hình hiệu quả cho sản phẩm của nhà máy. Quan trọng hơn, giao dịch qua sàn sẽ giúp người sản xuất có thêm công cụ thị trường để bảo hiểm rủi ro giá cả hàng hóa, tạo điều kiện tăng giá bán hàng nông sản xuất khẩu nhờ kết nối được thị trường quốc tế. I.3.2. Nhược điểm Sở giao dịch hàng hóa vốn là một cách kinh doanh hiện đại mà các nước đã và đang phát triển áp dụng thành công. Tuy nhiên còn một số nước mới phát triển thì chưa hiểu rõ được lợi ích của Sở giao dịch hàng hóa, chưa có những quy định rõ ràng vể Sở giao dịch hàng hóa trong và ngoài nước nên họ sẽ bị những thiệt thòi, tạo khoảng cách trong kinh tế. Do giao dịch tập trung qua sàn (khác với thị trường truyền thống) nên người mua và người bán chưa quen, sự phối hợp của các đơn vị cùng tổ chức thị trường này chưa cao, chưa chuyên nghiệp; cán bộ quản lý sàn giao dịch chưa được đào tạo bài bản, chính sách của Nhà nước hỗ trợ cho chương trình thí điểm chưa đồng bộ... Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Trương Đình Hòe, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Xuất khẩu và Chế biến thủy sản Việt Nam, phân tích, phía doanh nghiệp không thích mua hàng hóa nhỏ lẻ của người dân, còn nông dân lại không hiểu về quy chế hoạt động “rắc rối” của các sàn. Vì thế, đến nay hai bên vẫn khó gặp nhau trong hình thức giao dịch hiện đại mua bán qua “sàn”. Một nhược điểm dễ nhận thấy trong việc giao dịch tại các sở giao dịch hàng hóa là có quá nhiều ràng buộc khi tham gia giao dịch, trong khi, chủ thế chủ yếu trong quan hệ trên là những người nông dân, thiếu hiểu biết trong các lĩnh vực pháp luật. Hơn nữa, giao dịch tại sở giao dịch đòi hỏi một lượng hàng hóa nhất định mà người tham gia sàn phải đáp ứng nếu muốn giao dịch trên sàn. Điều này vô hình chung đã đẩy những người sản xuất có lượng hàng hóa ít ra khỏi sở giao dịch. Mà đối với các nước đang phát triển, số lượng những nhà sản xuất này không hề nhỏ. Một yêu cầu đặt ra nữa cho kinh doanh các sở giao dịch hàng hóa là địa điểm, kho bãi và cách bảo quản. Hàng hóa một khi đã được chuyển đến sở giao dịch thì đòi hỏi phải được lưu kho và có phương pháp bảo quản thích hợp vì hàng hóa chủ yếu là nông sản. Tuy nhiên, để đáp ứng được yêu cầu này không phải là dễ dàng. Với trình độ kĩ thuật khoa học công nghệ chưa cao, đây sẽ là trở ngại cho những sàn giao dịch ở các nước chưa phát triển. II. Sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam – Con đường chông gai nhưng hứa hẹn nhiều thành công rực rỡ II.1. Sự cần thiết phải thành lập sở giao dịch hàng hóa Sự bùng nổ của các sàn giao dịch vàng, đi kèm với nó là khoảng trống pháp lý khi những quy định của cơ quan quản lý chưa ban hành kịp đang đẩy nhiều rủi ro về phía nhà đầu tư và kéo theo tình trạng lộn xộn trên thị trường. Nhìn rộng hơn, Việt Nam chưa có sàn giao dịch hàng hóa khác dù hiện rất nhiều nhà đầu tư quan tâm tới các mặt hàng như gạo, cà phê, ngô… Ý tưởng thành lập một Sở giao dịch hàng hóa, trước mắt thí điểm cho mặt hàng cà phê đang được đẩy nhanh thực hiện. Năm 2004, UBND tỉnh Đắk Lắk đã xây dựng đề án thành lập sàn giao dịch cà phê với kinh phí ban đầu khoảng 17 tỷ đồng. Năm 2008, Chính phủ Pháp tài trợ 850.000 euro hỗ trợ hệ thống công nghệ cho sàn giao dịch này. Sàn được lập với sự bảo trợ của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương), UBND tỉnh Đắk Lắk. Tham gia sàn có một số doanh nghiệp chịu trách nhiệm cho từng phần việc chính, chẳng hạn như Tập đoàn Cà phê Thái Hòa (chịu trách nhiệm về hàng hóa, kho bãi); Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Techcombank (thanh toán); một doanh nghiệp cà phê trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (chịu trách nhiệm cấp chứng chỉ vào sàn)… Trung tâm Giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột (tên gọi của sàn giao dịch) đã được khánh thành nhưng kỳ thực chỉ nhằm lấy ngày và chưa chính thức hoạt động. Nguyên nhân được các thành viên nêu ra là hệ thống công nghệ kỹ thuật vận hành chưa thông suốt, đồng thời tổ chức bộ máy của sàn cũng chưa có sự thống nhất giữa các đơn vị tham gia. Theo chủ trương mới của tỉnh Đắk Lắk, năm 2009 này Trung tâm sẽ được đưa vào hoạt động và theo mô hình công ty cổ phần (đơn vị nào tham gia sẽ góp vốn hoạt động) thay vì đơn vị hành chính sự nghiệp như trước kia. Việt Nam có lợi thế xuất khẩu đối với nhiều loại khoáng sản và nông sản, trong đó các mặt hàng có số lượng sản xuất và xuất khẩu hàng đầu thế giới như cà phê, gạo, điều, tiêu… Kim ngạch xuất khẩu cũng như việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ngày càng được cải thiện khi nền kinh tế Việt Nam dần mở cửa và hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, còn một số tồn tại đối với sản xuất, kinh doanh hàng hóa tại Việt Nam. Chẳng hạn, quy trình sản xuất và tiêu thụ hàng hóa vẫn theo kiểu truyền thống, sản xuất hàng hóa chưa bắt nhịp với nhu cầu thị trường nên điệp khúc "được mùa - mất giá" vẫn tồn tại. Bên cạnh đó, do sản xuất còn tự phát, quy mô nhỏ và rủi ro thiên tai, tiêu chuẩn một số loại hàng hóa chưa thống nhất nên chất lượng không đồng đều. Việc này dẫn đến tiêu chuẩn hàng hóa của Việt Nam thường không được công nhận rộng rãi nên hàng hóa phải xuất khẩu theo tiêu chuẩn của thế giới, chẳng hạn như: Sở giao dịch hàng hóa châu Âu, London… gây thiệt thòi cho các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là người dân. Các nhà xuất khẩu Việt Nam luôn ở thế bất lợi, vì hầu như không có công cụ dự phòng và hạn chế biến động giá. Còn với người sản xuất, nguồn tài chính chủ yếu dựa vào tín dụng của Agribank và "ngân hàng dành cho người nghèo" hay các chương trình hỗ trợ của Chính phủ. Tuy nhiên, với hoạt động lưu thông hàng hóa, các ngân hàng cũng chỉ cấp tín dụng mang tính chất ngắn hạn… Nhìn chung, chưa có thị trường thứ cấp tập trung để người sản xuất huy động được vốn, người kinh doanh có thể mua đi bán lại hàng hóa và nhà đầu tư cá nhân có thể tham gia đầu tư. Hiện tại, khoảng 99% giao dịch của các doanh nghiệp vẫn theo cách truyền thống là mua hàng sau đó phân loại và thực hiện giao nhận. Các nhà phân tích cho rằng, cần chuyển đổi việc sản xuất hàng hóa từ sản xuất đến thị trường và sản xuất theo hợp đồng phải là một xu hướng tất yếu sớm được hình thành. Có nghĩa là, trước khi sản xuất phải có hợp đồng tiêu thụ, sau đó mới đến khâu lưu trữ và giao hàng, nhằm chủ động đầu ra cho sản phẩm. Vì thế, cần thiết phải thành lập Sở giao dịch hàng hóa tập trung. Sở giao dịch hàng hóa ra đời sẽ kết nối trực tiếp sản xuất hàng ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu mức độ công bố thông tin kế toán của các doanh nghiệp ngành xây dựng yết giá tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
D Công tác thẩm định dự án ngành du lịch - Dịch vụ tại Sở giao dịch NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam: Thực Luận văn Kinh tế 0
T Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế đối với Sở Giao Dịch Ngân hàng Nông nghiệp & Phát Luận văn Kinh tế 0
R Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại sở giao dịch 1 Ngân Hàng đầu tư và phát Luận văn Kinh tế 0
Z Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Luận văn Kinh tế 0
N Mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp tư nhân của Sở Giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việ Luận văn Kinh tế 0
D Lý luận và thực tiễn áp dụng thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở Giao dịch Ngân hàn Luận văn Kinh tế 0
N Mở rộng hoạt động cho vay trả góp tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
T Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thươngViệt Nam Luận văn Kinh tế 0
K Đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại sở giao dịch 1 ngân hàng Công Thương Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top