bi_rain_hot_boy

New Member

Download miễn phí Ebook Pháp luật về thương mại điện tử





“Tội phạm máy tính” hay tội phạm trên mạng đềcập tới một hành vi vi phạm liên quan tới việc sử
dụng máy tính. Tội phạm trên mạng có thể được phân thành những nhóm lớn sau: Tội phạm trên
mạng chống lại con người, tài sản và chính phủ.
Tội phạm trên mạng chống lại con người bao gồm việc truyền gửi những văn hoá phẩm đồi tru ỵhay
quấy rối tình dục qua sửdụng một máy tính nhưe-mail.
Tội phạm trên mạng chống lại tài sản bao gồm việc xâm phạm máy tính bất hợp pháp qua không gian
trên mạng, mang tính phá hoại hệthống máy tính, truyền gửi những chương trình gây hại, và sởhữu
những thông tin máy tính bất hợp pháp. Hành vi xâm nhập và bẻkhoá nằm trong sốnhững hành vi
nguy hiểm nhất của loại tội phạm trên mạng cho tới nay. Việc tạo và truyền bá những chương trình
máy tính gây hại hay virus trong hệthống máy tính là một dạng khác của tội phạm trên mạng chống
lại tài sản. Sao chụp phần mềm bất hợp pháp cũng là một dạng đặc biệt của tội phạm trên mạng
thuộc nhóm này.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ã được phép đăng ký tên miền
taiwan.com, trong sự bất bình của chính phủ Đài loan.
Người nào kiểm soát tên miền ? và Những vụ tranh chấp về tên miền sẽ được giải quyết thế
nào ?
Trước Tháng 12/1999, một công ty có tên Network Solutions Inc (NSI) hầu như là cơ quan duy nhất
quản lý việc đăng ký tên miền cấp hai cho những tên miền cấp một thông dụng, bao gồm tên
miền .com, .net, và .org. NSI đã đưa ra chính sách độc tài đối với tên miền và đã có quyền kiểm soát
rất lớn đối với tên miền được đăng ký, và cách thức giải quyết những vụ tranh chấp. Nhằm trách việc
phải giải quyết tranh chấp về tên miền, NSI đã ban hành chính sách thứ tự ưu tiên về thời gian. Theo
cơ chế này, người nào đăng ký tên miền trước thì sẽ có giá trị trước. Nếu tên miền vẫn chưa bị đăng
ký thì người đăng ký sẽ được phép. Chính sách này giờ đã bị thay đổi bởi Chính sách giải quyết tranh
chấp về tên miền thống nhất do ICANN (Tổ chức Internet cho việc đánh số và xác định tên đăng ký)
và được sử dụng bởi tất cả những người đăng ký tin tưởng. Theo chính sách mới này, một người sở
hữu thương nhãn có thể đưa ra một thủ tục hành chính tương đối đơn giản để kiểm tra sự tồn tại của
tên miền. Muốn được đăng ký, người sở hữu thương nhãn phải chứng minh rằng:
1. Người đó sở hữu một nhãn mác (hay được đăng ký hay chưa được đăng ký) giống hệt hay
tương tự tền miền cấp hai được đăng ký;
2. Bên đăng ký tên miền không có quyền hay lợi ích hợp pháp đối với tên miền; và
3. Tên miền được đăng ký và sử dụng vì mục đích xấu.
Những người tranh chấp về tên miền có thể tới toà án để kiện. Tại Mỹ, Đạo luật bảo vệ người tiêu
dùng chống lại những hành vi vi phạm trên mạng tháng 11/1999 đã quy định thủ tục dễ dàng hơn cho
cá nhân và công ty để kiện trong những trường hợp có tên hay thương nhãn tương tự (tới mức gây
nhầm lẫn). Tuy nhiên, họ phải chứng minh rằng người nắm giữ tên miền có mục đích xấu.
Một phần của Đạo luật trên liên quan tới những cá nhân nổi tiếng. Phần cho phép cá nhân kiện theo
thủ tục dân sự chống lại người đăng ký tên họ như một tên miền cấp hai cho mục đích bán tên miền
đó để kiếm lợi bất chính. Ví dụ trường hợp vụ tên miền juliaroberts.com. Một cá nhân đã có ý định
bán tên miền này cho nữ diễn viên Julia Roberts sau khi đã đăng ký nó. Để chứng minh mục đích xấu
của người đăng ký, toà án đưa ra quy định rằng tên miền phải được chuyển giao cho người sử dụng
hợp pháp nó.
Có tổ chức quốc tế nào giải quyết những vụ tranh chấp ?
WIPO vừa mới thiết lập một cơ quan trọng tài và trung tâm hoà giải, được mô tả trên trang web của
WIPO là “được chấp nhận trên toàn thế giới là cơ quan hàng đầu trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp
tên miền”. Từ tháng 9/1999, Trung tâm này đã giải quyết những vụ việc liên quan tới tên miền cấp một
như .com, .org, .net.
Sau quyết định của ICANN ngày 16/11/2000 cho phép 7 tên miền cấp một mới, WIPO đã làm việc với
những người vận hành tên miền cấp một mới để xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp liên quan tới
tên miền cho những tên miền của họ. Trung tâm cũng đã chỉ định cung cấp dịch vụ giải quyết tranh
chấp cho những tên miền này.
Thêm vào đó, Trung tâm cũng giải quyết cả những thủ tục tranh chấp về Tên miền cấp một theo mã
quốc gia, như .ph cho Phillippines hay th cho Thái Lan.
VI. VẤN ĐỀ BẢO VỆ BÍ MẬT THÔNG TIN VỀ NGƯỜI TIÊU DÙNG
Những tiến bộ trong công nghệ thông tin và quản lý dữ liệu tạo ra khả năng có một nền kinh tế mới và
thịnh vượng dựa trên mạng Internet. Hệ thống thông tin và truyền thông mới cho phép tập hợp, chia
sẻ và phát triển những khối lượng thông tin với tốc tộ và tính hiệu quả không thể dự liệu được. Những
công nghệ này cũng đặt ra nguy cơ đối với thông tin bí mật. Tổ chức, cá nhân ngày nay, bằng những
- 12 -
phương tiện, phương pháp mới, có khả năng xâm phạm bí mật cá nhân của người khác và dưới một
cách rất khó cản trở.
Bí mật riêng tư là gì ?
Thông tin bí mật cá nhân có một ý nghĩa quan trọng, “đó là sự đòi hỏi của một cá nhân để kiểm soát
được những điều kiện theo đó thông tin cá nhân - những thông tin cho phép nhận dạng ra cá nhân đó
- bị truy cập, tiết lộ và sử dụng”. 23
Bí mật cá nhân bị tiết lộ được định nghĩa tương tự như “khả năng của cá nhân để chọn cho mình thời
gian, hoàn cảnh, và mức độ theo đó thái độ, niềm tin, cử chỉ và ý kiến được chia sẻ cùng hay từ chối
chia sẻ cùng người khác. ” 24
Tại sao phải bảo về bí mật riêng tư ?
Quyền có bí mật cá nhân là quyền cơ bản trong một xã hội dân chủ. Việc bị nắm giữ, dù là nhỏ nhất,
một phần thông tin về chính mình thông qua Internet có nghĩa là đã mất đi quyền tự do cơ bản. Hơn
nữa, càng nhiều người khác biết về những chi tiết về đời sống của một người thì khả năng người đó
bị ảnh hưởng, can thiệp hay phán xét sẽ càng lớn.
Việc biết và kiểm soát khả năng tiết lộ thông tin cá nhân; việc truyền gửi và sử dụng thông tin cá nhân
là chìa khoá để bảo vệ tính riêng tư.
Có trường hợp bảo vệ bí mật riêng tư quá mức ?
Một trong những vấn đề gây nhiều tranh luận là liệu một cơ chế quá nghiêm khác nhằm bảo vệ việc
tiết lộ thông tin riêng tư có thể gây cản trở đối với thương mại. Việc đòi hỏi sự đồng ý của một người
trước khi dữ liệu cá nhân có người đó bị sử dụng có thể ngăn cản sự phát triển của thương mại,
thường được dựa trên nguyên tắc "thông tin tốt hơn có nghĩa là thị trường tốt hơn". Nếu thị trường có
thể xác định chính xác những người khác hàng, việc tạo sự phù hợp giữa những người mua và người
bán có thể được tiến hành.
Một vấn đề gây tranh luận khác là sự cần thiết phải trung thực. Những nghĩa vụ pháp lý và đạo đức
của việc tiết lộ gắn liên với một mối quan hệ, đòi hỏi việc mở rộng mà bí mật thông tin có thể ngăn cản.
Những thách thức nào đối với việc bảo vệ bí mật thông tin được đặt ra ? Làm sao có thể sử dụng hợp
pháp thông tin được đảm bảo ?
Tìm ra sự thăng bằng giữa nhu cầu pháp lý để thu thập thông tin và nhu cầu bảo vệ bí mật riêng tư đã
trở thành một thách thức lớn. Những hướng dẫn sau đây của OECD có thể được cân nhắc như
những đòi hỏi cơ bản nhất đối với việc sử dụng hay xử lý hợp pháp những thông tin trực tuyến :
- Nguyên tắc bảo vệ bí mật thông tin. Thông tin cá nhân có thể dành được, bị tiết lộ, và sử dụng
chỉ theo những cách tôn trọng bí mật cá nhân.
- Nguyên tắc toàn vẹn thông tin. Thông tin cá nhân phải không bị thay đổi hay huỷ đi một cách trái
phép.
- Nguyên tắc chất lượng thông tin. Thông tin phải chính xác, đúng thời gian, hoàn thiện và liên
quan tới mục đích mà nó được cung cấp hay sử dụng.
- Nguyên tắc giới hạn thu thập. Dữ liệu cá nhân phải có được bằng phương tiện hợp pháp và trong
trường hợp thích hợp, với kiến ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top