Norval

New Member

Download miễn phí Tài liệu tham khảo về quốc tịch của một số nước





Nga:
Điều 3. Hai quốc tịch
1. Công dân nước ngoài được nhập quốc tịch Cộng hoà liên bang xã hội chủ nghĩa Xô viết Nga trong trường hợp từ bỏ quốc tịch cũ của mình, nếu Điều ước quốc tế của Cộng hoà liên bang xã hội chủ nghĩa Xô viết Nga không quy định khác.
2. Công dân Cộng hoà liên bang xã hội chủ nghĩa Xô viết Nga có thể được cho phép, theo đơn yêu cầu của họ, đồng thời có quốc tịch của một nước mà Cộng hoà liên bang xã hội chủ nghĩa Xô viết Nga có Điều ước quốc tế tương ứng quy định về vấn đề này.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

TÀI LIỆU THAM KHẢO VỀ QUỐC TỊCH CỦA MỘT SỐ NƯỚC
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Quốc tịch là một phạm trù chính trị - pháp lý, thể hiện mối quan hệ gắn bó, bền vững về chính trị và pháp lý giữa Nhà nước và cá nhân, là căn cứ pháp lý duy nhất xác định công dân của một Nhà nước và trên cơ sở đó làm phát sinh quyền và nghĩa vụ qua lại giữa Nhà nước và công dân.
Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền đã khẳng định “Ai cũng có quyền có quốc tịch. Không ai có thể bị tước quốc tịch hay khước từ quyền thay đổi quố tịch một cách độc đoán. (Điều 15).
Có thể nói, quyền có quốc tịch là kim chỉ nam xuyên suốt và là cơ sở đầu tiên cho việc thực thi các quyền công dân khác.
Theo từ điện Oxford của Anh: Quốc tịch là sự quy thuộc của một người vào một quốc gia nào đó.
Theo từ điển Bách khoa Luật của Liên Xô cũ thì “quốc tịch là sự quy thuộc về mặt pháp lý và chính trị của một cá nhân vào một Nhà nước thể hiện mối quan hệ qua lại giữa Nhà nước và cá nhân. Nhà nước quy định các quyền cho cá nhân là công dân của mình, bảo vệ và bảo hộ công dân đó ở nước ngoài. Về phần mình, công dân phải tuân theo pháp luật của Nhà nước và hoàn thành các nghĩa vụ đối với Nhà nước”.
Còn các chuyên gia Mỹ thì cho rằng quốc tịch là một đặc tình phát sinh từ sự kiện quy thuộc của một người vào một quốc gia nào đó.
Luật Quốc tịch Lào khẳng định: Quốc tịch Lào thể hiện mối quan hệ pháp luật và chính trị, ràng buộc một người nào đó với Nhà nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và là cơ sở xác định người đó có địa vị là công dân Lào.
Theo Luật Quốc tịch Việt Nam 1998: “Quốc tịch Việt Nam thể hiện mối quan hệ gắn bó của cá nhân với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước và quyền, trách nhiệm của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với công dân Việt Nam.
Như vậy, quốc tịch là một khái niệm pháp lý xác định một mối quan hệ giữa cá nhân một con người với một Nhà nước nhất định. Quan hệ này cho phép xác định con người nào đó là công dân của một nước cụ thể. Mỗi quốc gia có một chế độ pháp lý khác nhau về quốc tịch, do vậy, Luật quốc tịch quy định cụ thể về vấn đề nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch, tước quốc tịch của mỗi công dân phù hợp với đặc thù của nước đó.
NGUYÊN TẮC MỘT QUỐC TỊCH, HAI HAY NHIỀU QUỐC TỊCH.
Nguyên tắc một quốc tịch.
Qua nghiên cứu Luật Quốc tịch của một số nước trên Thế giới, chúng ta có thể nhận thấy rằng nguyên tắc một quốc tịch là nguyên tắc phổ biến nhất. Các nước theo nguyên tắc một quốc tịch như Trung Quốc, Hàn Quốc, Lào, Thái Lan, Nhật Bản, Nga, Đức… Các nước này đưa ra các quy định nhằm đảm bảo nguyên tắc một quốc tịch như người nước ngoài muốn nhập quốc tịch của các nước này thì phải từ bỏ quốc tịch gốc của mình, công dân các nước này nếu tự nguyện nhập quốc tịch của nước ngoài sẽ đương nhiên mất quốc tịch gốc. Tuy nhiên ở một số nước, nguyên tắc một quốc tịch được đánh giá là nguyên tắc một quốc tịch mềm dẻo vì ngoài nhưng trường hợp bắt buộc phải thôi quốc tịch thì họ có thể được xem xét để giữ quốc tịch gốc khi nhập quốc tịch nước ngoài.
Trung Quốc
Điều 9.
Người nước ngoài xin nhập quốc tịch theo quy định từ Điều 3 đến Điều 7 sẽ phải cung cấp Quyết định thôi quốc tịch của họ. Trường hợp người đó tuyên bố không thể có được Quyết định thôi quốc tịch mà lý do không phải do người đó và được điều tra, khẳng định điều đó là sự thật thì người đó không cần xuất trình Quyết định thôi quốc tịch.
Hàn Quốc
Điều 15. (Mất quốc tịch do nhập quốc tịch nước ngoài)
(1) Công dân Hàn Quốc tự nguyện nhập quốc tịch nước ngoài sẽ mất quốc tịch nước Cộng hoà Hàn Quốc ngay tại thời điểm nhập quốc tịch nước ngoài.
(2) Công dân Hàn Quốc thuộc một trong các trường hợp quy định tại các mục sau sẽ tự động bị mất quốc tịch tại thời điểm được nhập quốc tịch nước ngoài, nếu người đó không gửi thông báo mong muốn được giữ quốc tịch Hàn Quốc đến Bộ trưởng Bộ Tư pháp trong vòng 6 tháng kể từ khi người đó được nhập quốc tịch nước ngoài:
1. Người có quốc tịch thông qua việc kết hôn với người nước ngoài;
2. Người có quốc tịch của cha nuôi hay mẹ nuôi thông qua việc nhận con nuôi của người nước ngoài;
3. Người được nhận quốc tịch của cha hay mẹ thông qua sự công nhận của cha hay mẹ là người nước ngoài;
4. Trẻ em vị thành niên hay vợ chồng của một người sẽ mất quốc tịch Hàn Quốc thông qua việc nhận quốc tịch của nước ngoài, những người có quốc tịch nước ngoài phải tuân thủ những quy định của pháp luật nước ngoài đó.
(3) Đối với những người đã mất quốc tịch Hàn Quốc do nhập quốc tịch nước ngoài thì nơi người đó được nhập quốc tịch sẽ là nơi cấp hộ chiếu đầu tiên đối với họ.
Lào
Điều 2. Không cho phép công dân Lào có nhiều quốc tịch.
Nhà nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào không cho phép công dân Lào cùng một lúc có nhiều quốc tịch.
Điều 14. Điều kiện xin vào quốc tịch Lào.
Người xin vào quốc tịch Lào phải có đầy đủ những điều kiện sau:

Phải từ bỏ quốc tịch cũ.
Thái Lan
Điều 22.
Công dân Thái Lan đã nhập quốc tịch nước ngoài, hay người đã thôi quốc tịch Thái Lan, hay đã bị tước quốc tịch Thái Lan sẽ mất quốc tịch Thái Lan.
Nhật Bản
Điều 5.
1. Bộ trưởng Bộ Tư pháp sẽ không đồng ý cho nhập quốc tịch trừ phi người xin nhập quốc tịch đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
(1) Cư trú trên lãnh thổ Nhật Bản 5 năm liên tiếp;
(2) Từ 20 tuổi trở lên và đầy đủ năng lực pháp luật theo quy định của nước họ;
(3) Có tư cách đạo đức tốt;
(4) Có khả năng đảm bảo cuộc sống của mình bằng nguồn tài sản tự có hay bằng khả năng của mình, do vợ, chồng hay những người họ hàng chi trả.
(5) Người không quốc tịch hay người nước ngoài sẽ được nhập quốc tịch Nhật Bản sau khi xin thôi quốc tịch nước ngoài;
(6) Không bao giờ có âm mưu, tổ chức liên quan đến đảng phái hay các tổ chức chính trị khác nhằm lật đổ Chính phủ và Hiến pháp Nhật Bản hiện hành, bởi những quy định bắt buộc của Hiến pháp Nhật Bản.
2. Trường hợp một người nước ngoài không thể xin thôi quốc tịch hiện có của họ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có thể cho phép họ nhập quốc tịch Nhật Bản, mặc dù người đó không đáp ứng được điều kiện quy định tại mục (5) khoản 1 Điều này, nếu Bộ trưởng Bộ Tư pháp xét thấy hoàn cảnh ngoại lệ như có quan hệ với họ hàng với công dân Nhật Bản, hay một số trường hợp ngoại lệ khác.
Nga:
Điều 3. Hai quốc tịch
Công dân nước ngoài được nhập quốc tịch Cộng hoà liên bang xã hội chủ nghĩa Xô viết Nga trong trường hợp từ bỏ quốc tịch cũ của mình, nếu Điều ước quốc tế của Cộng hoà liên bang xã hội chủ nghĩa Xô viết Nga không quy...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top