Chancey

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Năng lực chủ thể trong quan hệ pháp luật hành chính





Mục lục
Trang
 
A. Lời mở đầu 1 B. Giải quyết vấn đề 1
I- Khái quát chung 1 1.Quan hệ pháp luật hành chính 1
2. Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính 2
3. Năng lực chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính 3
II- Năng lực chủ thể trong quan hệ pháp luật hành chính 4
1. Năng lực chủ thể của cơ quan nhà nước 5
2. Năng lực chủ thể của cán bộ, công chức 6
3. Năng lực chủ thể của tổ chức 7
4. Năng lực chủ thể của cá nhân 7
III- Sự khác biệt giữa năng lực chủ thể của cá nhân với năng lực chủ thể
của cán bộ, công chức 9
1. Về thời điểm phát sinh 9
2. Về nội dung 10
3. Các yếu tố ảnh hưởng 10
4. Về cơ sở pháp lý 11
C- Kết luận 11 Danh sách tài liệu tham khảo 12
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

A– Phần mở đầu:
Lĩnh vực quản lí hành chính có thể nói là bao trùm lên mọi mặt của đời sống xã hội. Đi đâu, làm bất cứ việc gì chúng ta đều chịu sự “quản lí” của Nhà nước. Mỗi công dân khi tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính không phải ngẫu nhiên họ trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính mà họ phải có năng lực chủ thể. Suy rộng ra mọi cá nhân, tổ chức hay cơ quan Nhà nước muốn trở thành chủ thể trong quan hệ pháp luật hành chính thì phải có năng lực chủ thể. Do “năng lực chủ thể trong quan hệ pháp luật hành chính” có vai trò quan trọng như vậy nên ta phải hiểu rõ được “khái niệm năng lực chủ thể trong quan hệ pháp luật hành chính” là như thế nào để từ đó vận dụng, giải quyết các vấn đề hành chính được chính xác hơn.
Do kiến thức trong lĩnh vực này còn hạn chế nên bài tập của chúng em không thể tránh được những sai sót. Kính mong thầy cô góp ý đề bài làm chúng em được hoàn thiện hơn. Chúng em chân thành cảm ơn.
B– Giải quyết vấn đề:
I. Khái quát chung về năng lực chủ thể trong quan hệ pháp luật hành chính:
1. Quan hệ pháp luật hành chính:
Cũng giống như các quan hệ pháp luật khác, quan hệ pháp luật hành chính cũng là quan hệ xã hội. Nó nảy sinh giữa con người với con người trong đời sống cộng đồng. Nhưng khác với quan hệ xã hội cũng như quan hệ pháp luật khác, quan hệ pháp luật hành chính phát sinh trong quá trình quản lí hành chính Nhà nước và chỉ do quy phạm pháp luật hành chính điều chỉnh. Hay nói cách khác, quan hệ pháp luật hành chính là dạng cụ thể của quan hệ pháp luật, là kết quả sự tác động của quan hệ pháp luật hành chính theo phương pháp mệnh lệnh – đơn phương tới các quan hệ quản lí hành chính Nhà nước.
Là một quan hệ pháp luật, quan hệ pháp luật hành chính cũng có đủ ba bộ phận cấu thành nên nó. Đó là: chủ thể, khách thể và nội dung.
Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính đó là những người tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau.
Khách thể của quan hệ pháp luật hành chính là lợi ích mà các bên chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật hướng tới. Trong quan hệ pháp luật hành chính khách thể mà các bên hướng tới đó chính là trật tự quản lý hành chính- chính là bộ phận quy định trong quy phạm pháp luật
Bộ phận thứ ba không thể thiếu trong quan hệ pháp luật là nội dung của quan hệ pháp luật đó. Nội dung của quan hệ pháp luật hành chính là quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính. Quan hệ pháp luật hành chính là quan hệ “quyền lực - phục tùng” quan hệ bất bình đẳng về ý chí giữa các bên tham gia. Chủ thể đặc biệt (cơ quan Nhà nước, cá nhân có thẩm quyền …) tham gia quan hệ trên cơ sở quyền lực nhà nước, phải sử dụng quyền lực nhà nước và chủ thể thường có nghĩa vụ chấp hành việc sử dụng quyền lực nhà nước của chủ thể đặc biệt. Nhưng không vì thế mà trong quan hệ pháp luật hành chính chỉ một bên mang quyền một bên mang nghĩa vụ mà trong một quan hệ thì quyền của bên này tương ứng với nghĩa vụ của bên kia và ngược lại.
2. Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính:
Để tham gia vào quan hệ pháp luật thì phải có người tham gia. Và khi thỏa mãn những điều kiện nhất định thì họ trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật. Các chủ thể khi tham gia vào một quan hệ pháp luật đều có quyền và nghĩa vụ pháp lí nhất định và đều hướng tới những lợi ích nhất định.
Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính là những người tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính có những quyền và nghĩa vụ luật định và đều hướng tới trật tự quản lí hành chính. Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính rất đa dạng bao gồm có cơ quan nhà nước, các tổ chức (tổ chức xã hội, đơn vị kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp …), cá nhân, cán bộ công chức … có năng lực chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính, mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật hành chính. Như vậy, điều kiện để các cơ quan, tổ chức, cá nhân trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính là các cơ quan, tổ chức, cá nhân đó phải có năng lực chủ thể với quan hệ pháp luật hành chính mà họ tham gia.
3. Năng lực chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính:
Năng lực chủ thể là khả năng pháp lí của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật với tư cách là chủ thể của quan hệ đó. Hay nói cách khác năng lực chủ thể là khả năng thực hiện quyền và nghĩa vụ của các chủ thể quan hệ pháp luật mà họ tham gia.
Năng lực chủ thể gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Năng lực pháp luật là khả năng hưởng các quyền và nghĩa vụ pháp lí mà nhà nước quy định cho cá nhân hay tổ chức. Thông thường, năng lực pháp luật có khi người đó sinh ra và mất đi khi người đó chết. Đó là thuộc tính không tách rời của mỗi công dân và nó xuất hiện trên cơ sở pháp luật của mỗi nước.
Yếu tố thứ hai cấu thành nên năng lực chủ thể là năng lực hành vi. Đây là yếu tố biến động nhất trong cấu thành của năng lực chủ thể. Năng lực hành vi là khả năng của cá nhân được Nhà nước thừa nhận mà bởi khả năng này họ có thể tự mình tạo ra và thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lí đồng thời cũng tự mình gánh chịu những hậu quả pháp lí nhất định.
Năng lực pháp luật và năng lực hành vi tạo thành năng lực chủ thể pháp luật nên vì thế chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Một chủ thể pháp luật đơn thuần chỉ có năng lực pháp luật thì không thể tham gia tích cực vào các quan hệ pháp luật, tức không thể tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ chủ thể. Ngược lại năng lực pháp luật là tiền đề của năng lực hành vi. Không thể có chủ thể nào của pháp luật không có năng lực pháp luật mà lại có năng lực hành vi. Giữa năng lực pháp luật và năng lực hành vi có giới hạn rõ nét khi chủ thể quan hệ pháp luật là các cá nhân vì trong trường hợp này sự xuất hiện năng lực hành vi của chủ thể xảy ra muộn hơn so với năng lực pháp luật. Còn đối với chủ thể pháp luật là các pháp nhân, tổ chức thì ranh giới này khó nhận thấy vì nó xuất hiện đồng thời khi pháp nhân đó được thành lập.
Năng lực chủ thể trong quan hệ pháp luật hành chính cũng là khả năng của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính với tư cách là chủ thế của quan hệ đó. Hay nói cách khác năng lực chủ thể trong quan hệ pháp luật hành chính là khả năng hưởng và thực hiện quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính.
Năng lực chủ thể trong quan hệ pháp luật hành chính cũng bao gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Nhưng ranh giới giữa chúng rõ ràng trong trường hợp chủ thể là cá nhân. Còn trong trường hợp chủ thể là cơ quan nhà nước, cán bộ công chức, tổ chức thì năng lực pháp luậtt và năng lực hành vi khó phân biệt được. Thường thì năng lực pháp luật và năng lực hành vi của các chủ thể này xuất hiện và chấm dứt đồng thời.
II. Năng lực chủ thể trong quan hệ pháp luật hành chính:
Năng lực chủ thể...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D bồi dưỡng năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh giỏi THPT thông qua dạy học chủ đề chuẩn độ Luận văn Sư phạm 0
D Skkn dạy học chủ đề dòng điện không đổi thuộc chương trình vật lý 11 theo hướng phát huy năng lực và Luận văn Sư phạm 0
D Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh khá giỏi lớp 9 thông qua dạy học theo nhóm chủ đề bất đẳng Luận văn Sư phạm 0
D rèn luyện năng lực chủ động sáng tạo cho học sinh trong dạy học hóa học ở trường trung học cơ sở Luận văn Sư phạm 0
A Vai trò của nguồn lực tiềm lực và năng lực chủ yếu trong việc giành lợi thế cạnh tranh Luận văn Kinh tế 0
A Năng lực đổi mới sáng tạo của chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hà Nội Luận văn Kinh tế 3
M Năng lực cạnh tranh một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập Luận văn Kinh tế 0
B Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở tỉnh Lạng Sơn hiện nay Kinh tế chính trị 0
F Điều kiện để các tổ chức nghiên cứu và triển khai của nhà nước có năng lực tự chủ trong hoạt động kh Kinh tế quốc tế 0
H Nâng cao năng lực tiếp nhận và làm chủ công nghệ truyền hình (Nghiên cứu trường hợp đài truyền hình Kinh tế quốc tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top