thanhbk_305

New Member

Download miễn phí Đề tài Vấn đề pháp lý đặt ra về căn cứ phát sinh, chấm dứt quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề





Cấu trúc bài làm:
 
I/ Các khái niệm chung về quyền sử dụng hạn chế bất động sản (BĐS) liền kề
1. Khái niệm về BĐS
2. Khái niệm về BĐS liền kề
3. Vấn đề ranh giới giữa các BĐS liền kề
4. Khái niệm về quyền sử dụng hạn chế BĐS liền kề
II/ Các căn cứ phát sinh, chấm dứt quyền sử dụng hạn chế BĐS liền kề
1. Căn cứ phát sinh quyền sử dụng hạn chế BĐS liền kề
1.1. Xác lập theo thoả thuận
1.2. Xác lập theo quy định của pháp luật:
1.2.1. Sự chuyển giao BĐS
1.2.2. Việc xác lập theo thời hiệu
1.2.3. Xác lập do sự phân chia BĐS
2. Căn cứ chấm dứt
2.1. Các BĐS liền kề nhập làm một
2.2. Chủ sở hữu không còn nhu cầu sử dụng BĐS liền kề:
2.2.1. Do từ bỏ quyền
2.2.2. Do không tiếp tục sử dụng
2.2.3. Do thoả thuận chấm dứt
III/ Vấn đề pháp lý đặt ra về căn cứ phát sinh, chấm dứt quyền sử dụng hạn chế BĐS liền kề.
1. Vấn đề đặt ra
2. Tình huống về quyền sử dụng hạn chế BĐS liền kề
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

các chủ thể trong quan hệ tuỳ theo ý chí và nguyện vọng của mình để tạo lập các quyền và nghĩa vụ dân sự cho chính mình. Khi điều 273 – BLDS 2005 quy định: “ Chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất có quyền sử dụng BĐS liền kề thuộc sở hữu của người khác để đảm bảo các nhu cầu của mình về lối đi, cấp, thoát nước, cấp khí ga, đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác...” thì không có nghĩa là bất kì chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất nào cũng có thể yêu cầu chủ sở hữu BĐS xung quanh mình đáp ứng yêu cầu đó. Để chủ sở hữu liền kề đáp ứng nhu cầu về quyền sử dụng hạn chế đối với BDS của họ, thì chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất phải thoả thuận với chủ sở hữu BĐS liền kề để tạo lập quyền đó cho mình. Việc thoả thuận này phải tuân thủ các nguyên tắc chung về giao dịch dân sự và các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Nghĩa là các bên có thể tự do, tự nguyện cam kết và thoả thuận nhưng không được trái pháp luật và đạo đức xã hội. Chẳng hạn như một chủ sở hữu nhà thoả thuận với chủ sở hữu BĐS liền kề mở một lối đi bí mật và thuận lợi để vận chuyển những loại hàng hoá bị pháp luật cấm. Mặc dù thoả thận giữa hai bên có được thoả mãn thì theo pháp luật cũng không có hiệu lực.
Chỉ khi đã đạt được thoả thuận với chủ sở hữu BĐS liền kề thì chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất mới có thể tiến hành các hành vi cần thiết trong việc thực hiện quyền sử dụng BĐS liền kề nhằm thoả mãn nhu cầu trong việc khai thác và sử dụng BĐS thuộc sở hữu của mình. Trong trường hợp BĐS bị vây bọc bởi các BĐS khác nhau thuộc các chủ sở hữu khác nhau, thì khi ấy chủ sở hữu BĐS bị vây bọc có thể lựa chọn một trong số các chủ sở hữu BĐS liền kề để xác lập thoả thuận. Và còn có thể thoả thuận với các chủ sở hữu BĐS để xác lập quyền sử dụng hạn chế BĐS liền kề với những nội dung cụ thể tuỳ từng trường hợp vào mục đích của mình sao cho thuận lợi. Ví dụ như có thể nhờ BĐS liền kề phía trước cho mở lối đi, và nhờ BĐS liền kề phía sau cho mắc đường dây điện thoại.
Tuy nhiên không phải sự thoả thuận nào cũng đem lại kết quả. Trong trường hợp các bên không đạt được một thoả thuận về quyền sử dụng hạn chế BĐS liền kề thì chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất có quyền yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết để phù hợp quyền lợi chính đáng của mình. Căn cứ vào yêu cầu của chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất này, và các điều kiện thực tế của các bên, toà án sẽ quyết định cuối cùng và các bên phải chấp nhận với cách giải quyết của toà án. Quyết định của toà án có thể là bác bỏ hay chấp nhận yêu cầu đó bằng một bản án. Trong trường hợp toà án chấp nhận yêu cầu của bên có quyền thì toà án có thể đưa ra các quyết định sau: Nếu chưa có quyền sử dụng hạn chế BĐS liền kề thì quyết định cho phép chủ sở hữu nhà, người sử sụng đất có được quyền đó, đồng thời toà án sẽ xác định giới hạn của quyền đó, cách thức tạo lập cùng cách xác định giới hạn của quyền sử dụng hạn chế BĐS liền kề cùng với khoản đền bù phù hợp cho chủ sở hữu BĐS liền kề. Các thủ tục giải quyết tuân theo các quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
1.2. Xác lập quyền sử dụng hạn chế BĐS liền kề theo quy định của pháp luật.
Nếu hiểu theo nghĩa rộng thì thực tế mọi quyền dân sự nói chung và quyền sử dụng hạn chế BĐS liền kề nói riêng, đều được xác lập theo quy định của pháp luật. Bởi vì về mặt lý luận chỉ khi pháp luật điều chỉnh một quan hệ xã hội thì quan hệ đó mới trở thnàh quan hệ pháp luật, và các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ này mới trở thành một quyền dân sự, một nghĩa vụ dân sự và được pháp luật bảo vệ. Với ý nghĩa này thì việc thoả thuận để tạo lập quyền sử dụng hạn chế BĐS liền kề cũng được coi là căn cứ do pháp luật quy định.
Vậy những căn cứ do pháp luật quy định được đề cập ở đây là những căn cứ không do các bên tạo lập theo thoả thuận mà phát sinh trực tiếp từ các quy định của pháp luật khi thoả thuận không thành. Tuy nhiên, pháp luật nước ta cũng mới chỉ quy định các căn cứ làm phát sinh quyền chủ thể, còn căn cứ để phát sinh quyền chủ quan thì cần có những điều kiện nhất định.
Theo đó các căn cứ do pháp luật quy định sẽ bao gồm:
1.2.1. Sự chuyển giao BĐS đã xác lập quyền sử dụng hạn chế BĐS liền kề.
Khoản 2 điều 274 _ BLDS 2005 quy định: “ Trong trường hợp quyền sử dụng hạn chế BĐS liền kề đă được xác lập cho chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất thì người được chuyển giao nhà, quyền sử dụng đất cũng được hưởng quyền đó.”
Như vậy, với việc chuyển giao nhà hay quyền sử dụng đất đã được xác lập quyền sử dụng hạn chế BĐS liền kề, thì việc chuyển giao nhà và quyền sử dụng đất đó đương nhiên được chuyển giao cùng quyền sử dụng hạn chế BĐS liền kề mà không cần thêm sự thoả thuận đặc biệt nào. Nghĩa là người chuyển giao không cần thoả thuận với chủ sở hữu BĐS liền kề, và chủ sở hữu BĐS liền kề cũng không có quyền ngăn cản chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất mới thực hiện quyền sử dụng hạn chế BĐS liền kề thuộc quyền sở hữu của họ. Người được chuyển nhượng nhà, quyền sử dụng đất được sử dụng quyền hạn chế BĐS liền kề này với nội dung và cách như người chuyển giao cho họ đã thực hiện trước đó, vì họ là người kế quyền của người dã chuyển giao. Tuy nhiên, trong trường hợp này pháp luật không cấm các bên có thoả thuận khác để phù hợp hơn với nhu cầu và lợi ích của họ, bởi vì tự do thoả thuận vẫn là một nguyên tắc cơ bản của quan hệ dân sự.
Và đi cùng với quy định ấy, trong trường hợp chủ sở hữu BĐS phải chịu hạn chế mà chuyển giao BĐS của mình cho người khác thì chủ sở hữu nhà, người có quyền sử dụng đất mới vẫn tiếp tục phải chịu nghĩa vụ cho chủ sở hữu BĐS liền kề sử dụng hạn chế BĐS đã được chuyển giao. Nhưng khi chuyển giao BĐS mà phải chịu hạn chế thì họ phải báo cho người chủ sở hữu mới biết về tình trạng cụ thể của BĐS, trong đó có quyền sử dụng hạn chế BĐS liền kề mà BĐS đó đang phải chịu.(Đây là quy định về quyền của người thứ ba đối với tài sản được chuyển giao)
Như vậy việc thay đổi chủ sở hữu hay chủ sử dụng các BĐS không làm thay đổi quyền sử dụng hạn chế của người khác trên BĐS đó. Chính vì vậy mà có quan niệm cho rằng quyền sử dụng hạn chế BĐS liền kề là quan hệ giữa BĐS này với BĐS khác, mà không phụ thuộc vào việc thay đổi chủ sở hữu của các BĐS . Và quan điểm về việc chuyển giao BĐS chịu quyền sử dụng hạn chế đồng thời với việc chuyển giao quyền sử dụng hạn chế BĐS liền kề, cũng như BĐS hưởng quyền này cũng được thừa nhận trong pháp luật của các nước trên thế giới.
1.2.2. Việc xác lập quyền sử dụng hạn chế BĐS liền kề theo thời hiệu.
Khoản 1 điều 247 _ BLDS 2005 có quy đ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top