Download miễn phí Tiểu luận Nguyên nhân và thực tiễn việc kết hôn trái pháp luật do vi phạm hôn nhân một vợ một chồng





Một thực tế đang diễn ra ở không ít các vùng nông thôn nước ta đó là việc những người nông dân bỏ nghề nông truyền thống mưu sinh bằng những công việc khác nơi thành phố hay các vùng cần nguồn nhân công lao động lớn, không yêu cầu trình độ cao như các khu khai thác than, quặng, các công trình xây dựng. Những người đi làm xa chủ yếu là đàn ông, những người cha trụ cột trong gia đình, có khi hàng năm chỉ về vào dịp tết hay đi vài năm rồi không về nữa. Hiện tượng “vọng phu sau lũy tre làng” đã tái hiện ở thời bình xuất phát từ việc lo miếng cơm manh áo hàng ngày.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

LỜI MỞ ĐẦU
Gia đình là tế bào của xã hội trong đó hôn nhân là cơ sở. Hôn nhân một vợ một chồng xuất hiện trong xã hội dân chủ, nam nữ bình quyền. xã hội dân chủ xuất hiện từ thời kỳ cận đại. Hiện nay, trong luật hôn nhân và gia đình 2005 cũng quy định nguyên tắc hôn nhân là hôn nhân một vợ - một chồng. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn không tránh khỏi những tình trạng kết hôn trái pháp luật do vi phạm nguyên tắc kết hôn một vợ một chồng. Dưới đây là những nguyên nhân cơ bản dẫn tới việc kết hôn trái pháp luật do vi phạm nguyên tắc này cùng thực tiễn áp dụng tại Việt Nam.
NỘI DUNG
Khái quát chung về kết hôn một vợ một chồng
1. Một số thuật ngữ và khái niệm chung
Trước tiên chúng ta cần hiểu chế độ hôn nhân và gia đình là gì? kết hôn là gì và thế nào là kết hôn trái pháp luật.
Theo điều 8, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì:
Chế độ hôn nhân và gia đình là toàn bộ những quy định của pháp luật về kết hôn, ly hôn, nghĩa vụ và quyền giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình, cấp dưỡng, xác định cha, mẹ, con, con nuôi, giám hộ, quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài và những vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình;
Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn;
Kết hôn trái pháp luật là việc xác lập quan hệ vợ chồng có đăng ký kết hôn nhưng vi phạm điều kiện kết hôn do pháp luật quy định.
Khoản 1 điều 2 Luật hôn nhân gia đình 2000 quy định: “hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.”
Ta có thể hiểu nguyên tắc một vợ một chồng là nguyên tắc cơ bản và cần thiết để xây dựng hoàn thiện và bảo vệ chế độ hôn nhân gia đình tiến bộ với quan điểm rõ ràng: bản chất của tình yêu là không thể chia sẻ. Nguyên tắc này phủ nhận hoàn toàn chế độ hôn nhân đa thê được thừa nhận từ rất lâu trong lịch sử xã hội Việt Nam nói chung và nhiều nước trên thế giới nói riêng, gây bất bình đẳng giới, hạ thấp vị trí của người phụ nữ trong gia đình, mặt khác đi ngược lại với bản chất của hôn nhân.
2. Phân tích quy định kết hôn một vợ một chồng.
Trên cơ sở điều 64 Hiến pháp 1992, đoạn 1 điều 39 Bộ luật dân sự, điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, quy định này là sự kế thừa và cụ thể hóa các nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình – nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng. Đó là quy định hết sức cần thiết, đảm bảo thực hiện nhiệm vụ của luật Hôn nhân và gia đình là xóa bỏ chế độ hôn nhân gia đình phong kiến, xóa bỏ sự đối xử bất bình đẳng đối với người phụ nữ, xây dựng chế độ hôn nhân tiến bộ xã hội chủ nghĩa.
Pháp luật phong kiến Việt Nam từng quy định người đàn ông có thể lấy nhiều vợ (Điều 79, 80 Dân luật Bắc kỳ). Pháp luật của nhà nước tư sản cũng quy định hôn nhân theo nguyên tắc một vợ một chồng nhưng trên thực tế nguyên tắc này đã bị phá vỡ do nạn ngoài tình và mại dâm công khai. Do đó xét về bản chất “hôn nhân của giai cấp tư sản là chế độ cộng thê”. Ngược lại, bản chất hôn nhân xã hội chủ nghĩa là hôn nhân một vợ một chồng như Ph.Ăngghen đã từng chỉ rõ : “Vì bản chất của tình yêu là không thể chia sẻ cho nên hôn nhân dựa trên tình yêu của nam và nữ do ngay bản chất của nó là một vợ một chồng.”
Mục 1 điểm c.1 Nghị quyết số 02/2002/NQ – HĐTP thì “người đang có vợ có chồng” được hiểu là :
Người đã kết hôn với người khác theo đúng quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nhưng chưa li hôn.
Người đang chung sống với người khác như vợ chồng từ trước ngày 03/01/1987 và đang chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng kí kết hôn.
Người chung sống với người khác như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến trước ngày 01/01/2001 và đang chung sống như vợ chồng mà có đủ điều kiện kết hôn nhưng không đăng kí kết hôn (trường hợp này chỉ áp dụng từ ngày nghị quyết này có hiệu lực cho đến 01/01/2003)
Theo pháp luật Việt Nam, chỉ có những người chưa kết hôn hay những người tuy đã kết hôn nhưng vợ hay chồng đã chết hay hai người đã li hôn thì mới có quyền kết hôn với người khác. Quy định cấm những người đang có vợ có chồng mà kết hôn hay chung sống như vợ chồng với người khác nhằm xóa bỏ tận gốc chế độ đa thê phong kiến đảm bảo hạn phúc và sự bền vững gia đình
Tuy nhiên trên thực tế vẫn còn chế độ một chồng hai vợ tồn tại ở Việt Nam và được nhà nước, pháp luật thừa nhận. Đó là những quan hệ hôn nhân được xác lập trước Nghị quyết 76 ngày 25/3/1977 của Quốc hội về việc thống nhất hai miền Nam Bắc có hiệu lực thì pháp luật vẫn công nhận một số trường hợp đa thê. Đó là đối với trường hợp những người là cán bộ Miền Nam tập kết ra Bắc thì theo Thông tư số 60/TATC ngày 22/2/1978 của TANDTC về việc hướng dẫn giải quyết các trường hợp cán bộ, bộ đội trong Nam tập kết ra Bắc mà lấy vợ, lấy chồng khác vẫn có hiệu lực. Đây được coi là những tồn tại do thực tế lịch sử và nhà nước vẫn chấp nhận tình trạng đa thê của họ.
Và ta cũng cần lưu ý đến trường hợp người bị tòa án tuyên bố là đã chết theo điều 91 Bộ luật dân sự 2005. Sau khi tuyên bố chết của Tòa án có hiệu lực thì vợ hay chồng của người bị tuyên bố chết có quyền kết hôn với người khác. Trong trường hợp này nếu người bị tuyên bố chết trở về, tòa án hủy bỏ tuyên bố chết mà vợ hay chồng của người đó đã kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân được xác lập sau vẫn có hiệu lực pháp luật; nếu vợ hay chồng chưa kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân đương nhiên được khôi phục.
II) Nguyên nhân và thực tiễn việc kết hôn trái pháp luật do vi phạm hôn nhân một vợ một chồng :
Ở nước ta, việc vi phạm hôn nhân một vợ một chồng diễn ra không ít và cũng vô vàn các hoàn cảnh, nguyên nhân khác nhau.
Thiếu hiểu biết, thiếu kiến thức về hôn nhân gia đình :
Đất nước Việt Nam ta trải dài từ bắc vào nam với diện tích đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ. Với 54 dân tộc anh em cùng sinh sống, khó tránh khỏi sự chênh lệch về văn hóa và trình độ phát triển ở từng địa phương. Trong khi nhiều thành phố lớn, các tỉnh đồng bằng có điều kiện tiếp xúc nhiều với phương tiện truyền thông và các thông tin về hôn nhân gia đình, kế hoạch hóa gia đình thì ở các vùng cao, hẻo lánh, người dân rất khó được tiếp nhận. Không kể về ngôn ngữ các dân tộc đã là hạn chế lớn, ngoài ra điều kiện về giao thông, cơ sở hạ tầng và trình độ văn hóa ở mức thấp làm giảm khả năng nhận được thông tin về hôn nhân gia đình. Nhiều nơi vẫn còn tồn tại các hủ tục lạc hậu về cưới xin, tảo hôn. Người dân miền cao nhiều trường hợp có vợ, con nhưng chỉ làm đám cưới ở bản làng chứ không đăng kí kết hôn, sau đó lại có quan hệ và có con với người phụ nữ khác. hay một tù trưởng, bản trưởng, già làng thường có hai, ba vợ. Những trường hợp này rất gây khó khăn cho việ...
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top