trqhuong

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Tính hợp lí của pháp luật về thẩm quyền và thủ tục xử lý vi phạm hành chính





MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 2
I. Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính. 2
II. Tính hợp lí của pháp luật về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. 3
III. Tính hợp lí của pháp luật về thủ tục xử phạt vi phạm hành chính. 7
KẾT LUẬN 11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 12
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Xử phạt vi phạm hành chính (XPVPHC) là một dạng hoạt động áp dụng pháp luật hành chính, là quá trình các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật, tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ… để ban hành các quyết định xử phạt. Các hoạt động của Nhà nước đều có đặc tính chung là phải tuân theo đúng thủ tục pháp lí nhất định. XPVPHC cũng là hoạt động của Nhà nước nên hoạt động này cũng phải tuân theo thủ tục do pháp luật quy định. Hơn nữa, XPVPHC ảnh hưởng trực tiếp đến những quyền và lợi ích của những chủ thể nhất định nên thủ tục XPVPHC không chỉ đảm bảo cho hoạt động Nhà Nước tiến hành hợp lí mà còn bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của cá nhân, tập thể và Nhà Nước.
Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC) năm 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2008), và các văn bản khác về XPVPHC như các Nghị định của Chính phủ, Thông tư của các Bộ trưởng là cơ sở pháp lý để xác định: cơ quan nào có thẩm quyền xử phạt; hình thức và biện pháp xử phạt mà cơ quan đó được áp dụng; cơ quan đó có thẩm quyền phạt đối tượng thực hiện hành vi vi phạm hành chính nào; mức phạt được áp dụng là bao nhiêu; thủ tục xử phạt theo pháp luật như thế nào… Tuy nhiên, như là một điều tất yếu, trong các quy định định của pháp luật luôn có những điểm hợp lí và chưa hợp lí. Đề tài sau đây xin đánh giá về tính hợp lí của pháp luật về thẩm quyền và thủ tục XPVPHC.
NỘI DUNG
I. Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính.
“XPVPHC là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền, căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành, quyết định áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính và các biện pháp cưỡng chế hành chính khác (trong trường hợp cần thiết, theo quy định cảu pháp luật) đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính”. (Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Trường đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2008, trang 313 - 314)
II. Tính hợp lí của pháp luật về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về XLVPHC trong đó quan trọng là Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính năm 1989, Pháp lệnh XLVPHC năm 1995, Pháp lệnh XLVPHC năm 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2008), các Nghị định hướng dẫn thi hành các Pháp lệnh XLVPHC, ngoài ra có thể tìm thấy các quy định về thẩm quyền XPVPHC trong một số đạo luật… Trong hệ thống pháp luật nước ta thì thẩm quyền XPVPHC cũng chủ yếu được quy định trong các văn bản này. Thẩm quyền XPVPHC được thể hiện tập trung và tương đối đầy đủ, rõ ràng trong Pháp lệnh XLVPHC cùng với các quy định cụ thể trong các Nghị định về XPVPHC về cơ bản đã đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật quy định về thẩm quyền XPVPHC. Những quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính là cơ sở để ngăn ngừa sự lạm quyền trong quá trình xử phạt, đảm bảo việc xử phạt được tiến hành nhanh chóng, kịp thời, công minh.
Việc quy định thêm chức danh có thẩm quyền XPVPHC, kịp thời trao thẩm quyền XPVPHC trong một số lĩnh vực quản lí chuyên ngành cho các chức danh mà Pháp lệnh XLVPHC chưa quy định đã phần nào đáp ứng được đòi hỏi của quản lí nhà nước.
“Có thể thấy rõ sự phân hóa trong các quy định về thẩm quyền XPVPHC: Người giữ chức vụ cao hơn được trao thẩm quyền rộng hơn (đương nhiên là trách nhiệm nặng nề hơn); thẩm quyền của Chủ tịch UBND được quy định toàn diện hơn các chức danh hoạt động trong từng ngành hay lĩnh vực quản lí cùng cấp; mức tiền phạt trong các lĩnh vực quản lí khác nhau cũng được quy định khác nhau cho phù hợp với đặc thù của tùng lĩnh vực”( TS. Trần Minh Hương, “Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính – Thực trạng quy định, thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện”, Tạp chí Luật học số 8/2008, trang 28.
).
“Các quy định về nguyên tắc xác định thẩm quyền đã giúp cho người có thẩm quyền xử phạt đỡ lúng túng trong việc xác định vụ việc có thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hay không và giúp cấp trên của họ dễ dàng hơn trong đánh giá kết quả hoạt động XPVPHC nói chung cũng như xác định trách nhiệm của cấp dưới trong những vụ việc cụ thể.
Các quy định về ủy quyền được đặt ra tương đối hợp lí. Pháp lệnh XLVPHC quy định rất rõ người có thẩm quyền xử phạt chỉ ủy quyền trong trường hợp vắng mặt; Nghị định số 134/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ đã những đòi hỏi khá khắt khe khi tiến hành ủy quyền, đó là người có thẩm quyền xử phạt chỉ được ủy quyền cho cấp phó trực tiếp của mình, việc ủy quyền được thể hiện thành văn bản và người được ủy quyền không được ủy quyền tiếp”( Sđd, trang 29.
).
Theo các quy định của pháp luật, không có một hay một loại cơ quan riêng nào được thành lập để thực hiện việc XPVPHC mà thẩm quyền xử phạt chủ yếu thuộc về các cơ quan quản lí hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương.
Theo quy định của pháp luật, thẩm quyền XPVPHC thuộc về các cơ quan sau đây:
UBND các cấp;
Cơ quan công an nhân dân;
Bộ đội biên phòng;
Cơ quan cảnh sát biển;
Cơ quan hải quan;
Cơ quan kiểm lâm;
Cơ quan thuế;
Cơ quan quản lí thị trường;
Cơ quan thanh tra chuyên ngành;
Giám đốc cảng vụ hàng hải, giám đốc cảng vụ thủy nội địa, giám đốc cảng vụ hàng không;
Tòa án nhân dân và cơ quan thi hành án dân sự.
Khắc phục tồn tại của những Pháp lệnh XLVPHC trước đây, đồng thời thực hiện xu hướng nâng cao trách nhiệm cá nhân, Pháp lệnh XLVPHC năm 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2008) đã quy định cụ thể thẩm quyền XPVPHC đến những chức danh cụ thể trong các cơ quan này. Mặt khác, một số chức danh trong các cơ quan tư pháp và thi hành án cũng có thẩm quyền xử phạt như thẩm phán chủ tọa phiên tòa, chấp hành viên, đội trưởng và trưởng phòng thi hành án dân sự. Với các chủ thể trong cơ quan quản lí hành chính nhà nước, thẩm quyền xử phạt được xác định dựa trên nguyên tắc: “Chủ tịch UBND là người có thẩm quyền xử phạt trong các lĩnh vực quản lí nhà nước ở địa phương” (Khoản 1 Điều 42 Pháp lệnh XLVPHC năm 2002 - sửa đổi, bổ sung năm 2008); Người có thẩm quyền trong các cơ quan chuyên môn như hải quan, kiểm lâm, thuế vụ, thanh tra chuyên ngành, lực lượng cảnh sát… có thẩm quyền xử phạt với những hành vi thuộc lĩnh vực, ngành mà mình quản lí. Pháp luật đã quy định tương đối đầy đủ các chức danh có thẩm quyền xử phạt trong các cơ quan quản lí khác nhau, đảm bảo không một vi phạm hành chính nào xảy ra lại không bị xử phạt bởi chủ thể có thẩm quyền.
Vi phạm hành chính là hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội không cao, mức phạt tiền là một trong những dấu hiệu phản ánh sự đánh giá của Nhà nước về tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm. Xét cả về lí luận và thực tiễn, mức phạt tiền đới với người vi phạm hành chính chỉ có ý nghĩa khi được giới hạn ở một mức độ nào đó, nhìn rộng hơn thì không chỉ đối với mức phạt tiền mà với các hình thức xử phạt khác cũng vậy. Chính vì thế, pháp lu...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
G Tiểu luận: tính hợp lí của pháp luật về thẩm quyền và thủ tục Xử phạt vi phạm hành chính Tài liệu chưa phân loại 0
A Tiểu luận: một số đánh giá về tính hợp lí của pháp luật về thẩm quyền và thủ tục xử phạt vi phạm hàn Luận văn Luật 0
L Tiểu luận: Đánh giá tính hợp lí của pháp luật về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biệ Luận văn Luật 0
L [Free] Tiểu luận Phân tích các yêu cầu về tính hợp pháp, hợp lí của quyết định hành chính và nhận xé Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Đánh giá tính hợp lí của pháp luật về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và c Tài liệu chưa phân loại 0
H Đánh giá tính hợp lí trong quy định báo cáo lưu chuyển tiền tệ như thế nào? Kế toán & Kiểm toán 0
D Khảo sát tính chất đặc trưng Von-Ampe của một số hợp chất có hoạt tính sinh học và ứng dụng Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu đặc tính của chitinase tự nhiên và biểu hiện chitinase tái tổ hợp từ chủng nấm Lecanicillium lecanii Y dược 0
D Nghiên cứu khả năng hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên các vật liệu tio2 và khoáng sét bằng phương pháp hóa học tính toán Ngoại ngữ 0
D Nghiên cứu tổng hợp, cấu trúc và tính chất một số hợp chất chứa vòng furoxan Y dược 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top