cobebupbe138

New Member

Download miễn phí Đề bài Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa





MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 1
1. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa 1
1.1. Khái niệm 1
1.2. Đặc điểm 2
2. Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa 5
3. Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 5
3.1. Đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 6
3.2. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 7
3.3. Thời điểm giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 7
4. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa 8
5. Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa 9
5.1. Nguyễn tắc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa 9
5.2. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa 9
5.2.1. Nghĩa vụ của bên bán 10
5.2.2. Nghĩa vụ của bên mua 11
6. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa 12
6.1. Khái niệm 12
6.2. Căn cứ áp dụng do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa 12
6.3. Các hình thức trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa 13
6.4. Miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa 13
7. Một số nhận xét và phương hướng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại 13
KẾT LUẬN 15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ợng của hợp đồng mua bán tài sản có tình chất bao trùm so với đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại. Chủ thể của hợp đồng mua bán tài sản rộng hơn chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại. Hợp đồng mua bán hàng hóa phải có ít nhất một chủ thể là thương nhân còn với hợp đồng mua bán tài sản, chủ thể chỉ cần có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. Tóm lại, có thể coi hợp đồng mua bán hàng hóa là hợp đồng mua bán tài sản mang bản chất thương mại, vì mục tiêu lợi nhuận.
Căn cứ vào các yếu tố chủ thể, đối tượng, nơi xác lập và thực hiện hợp đồng, có thể chia hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại thành hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước và mua bán hàng hóa quốc tế. Trong thực tiễn thương mại quốc tế, một hợp đồng sẽ được coi là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nếu có một trong các yếu tố sau:
Thứ nhất, hàng hóa là đối tượng của hợp đồng đang tồn tại ở nước ngoài (kể cả trong trường hợp các bên giao kết hợp đồng có cùng quốc tịch và hợp đồng được thực hiện ngay ở nước họ).
Thứ hai, hợp đồng được giao kết ở nước ngoài (nươc mà bên giao kết hợp đồng không mang quốc tịch, không có nơi cư trú hay không có trụ sở).
Thứ ba, hợp đồng được giao kết và thực hiện bởi các bên không cùng quốc tịch hay không cùng nơi cư trú hay không cùng nơi đóng trụ sở.
Theo quy định của Luật thương mại 2005, mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới các hình thức: xuất khấu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tam xuất tái nhập và chuyển khẩu.
1.2. Đặc điểm.
Hợp đồng mua bán hàng hóa trước hết mang những đặc điểm của hợp đồng mua bán tài sản nói chung. Đó là:
Thứ nhất, hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận nhằm xác lập, thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ mua bán hàng hóa.
Thứ hai, hợp đồng mua bán hàng hóa là hợp đồng song vụ, bên mua và bên bán có quyền và nghĩa vụ. Quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua và có quyền yêu cầu bên mua trả tiền mua hàng hóa, ngược lại bên mua có quyền yêu cầu bên bán chuyển giao hàng hóa và có nghĩa vụ trả tiền mua hàng hóa, ngược lại bên mua có quyền yêu cầu bên bán chuyển giao hàng và có nghĩa vụ trả tiền mua hàng hóa cho bên bán.
Thứ ba, hợp đồng mua bán hàng hóa là hợp đồng đề bù. Khoản tiền bên mua trả cho bên bán chính là khoản tiền đề bù đối với việc chuyển giao hàng hóa.
Hợp đồng mua bán hàng hóa mang bản chất thương mại. Chính vì thể, hợp đồng mua bán hàng hóa còn có những đặc điểm riêng sau:
Thứ nhất, Về chủ thể thì hợp đồng mua bán hàng hóa bao gồm: Bên mau và bên bán. Các bên có thể là cá nhân, pháp nhân, các tổ chức không phải là pháp nhân hay tổ hợp tác, hộ gia đình… Tuy nhiện, một trong hai bên phải là thương nhân. Như vậy, chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa gồm chủ thể là thương nhân và các chủ thể không phải là thương nhân. Đối với các chủ thể là không phải là thương nhân khi tham gia giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa chỉ cần đảm bảo điều kiện có năng lực hành vi dân sự và sẽ phải chịu sự điều chỉnh của Luật thương mại nếu họ chọn áp dụng Luật thương mại (theo Khoản 3 Điều 1 Luật thương mại 2005).
Thứ hai,về hình thức thì theo Điều 24 Luật thương mại 2005 thì hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được thiết lập theo cách thức nào mà hai bên thể hiện được sự thỏa thuận mua bán hàng hóa giữa các bên. Hợp đồng mua bán có thể được thể hiện dưới hình thức lời nói, bằng văn bản hay bằng hành vi cụ thể của các bên giao kết. Trong những trường hợp nhất định, pháp luật bắt buộc các bên phải thiết lập hợp đồng mua bán bằng hình thức văn bản.
Thứ ba, về đối tượng, hợp đồng mua bán hàng hóa có đối tượng là hàng hóa. Theo Khoản 2 Điều 3 Luật thương mại 2005 thì hàng hóa bao gồm tất cả các loại động sản kể cả động sản hình thành trong tương lai và những vật gắn liền với đất đai. Theo đó, tất cả tài sản là động sản được phép lưu thông đều có thể trở thành hàng hóa. Như vậy, hàng hóa là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa có thể là hàng hóa đang tồn tại hay hàng hóa sẽ có trong tương lai, hàng hóa có thể là động sản hay bất động sản được phép lưu thông.
Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa phải là tài sản có thể tham gia vào giao dịch mua bán hàng hóa. Nghĩa là hàng hóa phải xác định, có nguồn gốc hợp pháp, không do phạm tội mà có hay không thuộc danh mục bị cấm lưu thông hay cấm xuất khẩu. Đối với hàng hóa là động sản hình thành trong tương lai thì bên bán phải có căn cứ chứng minh hàng hóa đó chắc chắn sẽ được hình thành. Hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ bị coi là vô hiệu nếu đối tượng là hàng hóa bất hợp pháp.
Thứ tư, về nội dung, hợp đồng mua bán hàng hóa thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ mua bán, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận tiền; còn bên mua có nghĩa vụ nhận hàng hóa và trả tiền cho bên bán. Hành vi mua bán của các bên trong hợp đồng có tính chất hành vi thương mại. Mục đích thông thường của các bên mua bán là lợi nhuận. Ngoài ra hợp đồng mua bán hàng hóa còn bao gồm các quy định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. Các quy định này có tính chất hỗ trợ đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng diễn ra chính xác, nhanh chóng, hạn chế được việc vi phạm hợp đồng.
Từ những đặc điểm đã nêu, có thể phân biệt hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại với một số loại hợp đồng khác:
Với hợp đồng cung ứng dịch vụ liên quan đến hàng hóa, đối tượng của các hợp đồng này là dịch vụ được cung ứng từ bên cung cấp dịch vụ sang bên nhận dịch vụ, còn đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa là hàng hóa.
Với hợp đồng thuê tài sản, trong hợp đông thuê tài sản, quyền chiếm hữu và quyền sử dụng tài sản được chuyển giao cho bên thuê nhưng tài sản vẫn thuộc sở hữu của bên thuê. Trong hợp đồng mua bán hàng hóa, quyền sở hữu hàng hóa đươc chuyển giao từ bên bán sang bên mua.
Với hợp đồng mua bán hàng hóa chọn áp dụng Luật thương mại, chủ thể của hợp đồng không bắt buộc phải là thương nhân còn hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại luôn chịu sự điều chỉnh của Luật thương mại. Hợp đồng mua bán hàng hóa chọn áp dụng Luật thương mại chỉ chịu sự điều chỉnh của Luật thương mại trong trường hợp các bên tham gia lựa chọn Luật thương mại để điều chỉnh hợp đồng.
2. Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa.
Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa là các điều kiện do các bên thỏa thuận, thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng. Việc pháp luật quy định nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa, có ý nghĩa hướng các bên tập trung vào thỏa thuận những nội dung quan trọng của hợp đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện hợp đồng. Luật thương mại 2005 không quy định bắt buộc các bên phải thỏa thuận những n
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Vận dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong bài: “một số vấn đề của châu phi”- địa lí Luận văn Sư phạm 0
B Nghiên cứu một số phương pháp luận xây dựng kiến trúc tổng thể, đề xuất và áp dụng vào bài toán quy Công nghệ thông tin 0
D Xây dựng một số bài giảng dạy học chủ đề phương trình lượng giác nhằm phát huy tính tích cực nhận th Luận văn Sư phạm 0
T Viết một bài phóng sự ngắn mang tính thời sự (một vấn đề hay hiện tượng mà dư luận quan tâm) Văn hóa, Xã hội 0
H Viết một bài luận với chủ đề văn học dân gian - Những giá trị tinh thần tốt đẹp của xã hội Tài liệu chưa phân loại 0
P Tuyến chọn một số bài từ đề thi olympic 30/4 hóa học 10 Tài liệu chưa phân loại 0
P Vận dụng phương pháp nêu vấn đề vào dạy học một số bài thơ trữ tình ở lớp 11 trường trung học phổ th Tài liệu chưa phân loại 0
M Xây dựng hệ thống bài tập, sử dụng một số phần mềm để dạy học và tạo các đề kiểm tra trắc nghiệm khá Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Pháp luật đại cương - Bài 2: Một số vấn đề cơ bản về pháp luật Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Pháp luật đại cương - Bài 1: Một số vấn đề cơ bản về nhà nước Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top