Download miễn phí Luận văn Ký kết hợp đồng kinh tế





Chủ thể của hợp đồng thương mại trùng với chủ thể của hợp đồng kinh tế, đó là khi ít nhất một bên là pháp nhân (có thể là thương gia hay không phải là thương gia tham gia quan hệ hợp đồng )nhưng có điểm không trùng trong trường hợp cá nhân, tổ hợp tác hộ gia đình là thương nhân ký hợp đồng với nhau.Vậy nếu cá nhân,tổ hợp hợp tác, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh thương mại nhưng lại không phải là hợp đồng kinh tế vì không đáp úng được tiêu chí về chủ thể ít nhất có một bên tham gia quan hệ hợp đồng là pháp nhân.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

g điều khỏan chủ yếu của hợp đồng.
Pháp luật của các nước khác nhau quy định điều khoản chủ yếu với tuỳ từng loại hợp đồng cụ thể có sự khác nhau. Chẳng hạn đối với hợp đồng mua bán thì luật của Pháp, Bỉ coi điều khoản chủ yếu là đối tượng mua bán và giá cả. Điều đó có nghĩa là hợp đồng được coi là hình thành từ thời điểm các bên đã thoả thuận xong về đối tượng và giá cả. Hệ thống pháp luật Anh, Mỹ thì không coi điều khoản giá cả là điều khoản chủ yếu, tức là các bên không bắt buộc phải thoả thuận về giá cả. Nếu trong hợp đồng không quy định giá hàng thì các bên sẽ định giá trên cơ sở quy tắc đã thình thành giữa các bên trong quan hệ kinh doanh. Nếu bằng phương pháp đó vẫn chưa xác định được giá hàng thì bên mua phải thanh toán theo giá thích hợp.
Việc xác định “giá thích hợp” phụ thuộc vào thực trạng của từng trường hợp cụ thể (Điều 8 Luật bán hàng Anh 1979- Sale Good ACT 1979) Bộ luật Thương mại thống nhất của Mỹ thừa nhận rằng hợp đồng bán hàng được hình thành hợp đồng là các bên chỉ cần thoả thuận về số lượng hàng hoá được bán. Những khía cạnh khác của đối tượng như chất lượng mặt hàng cũng như các điều khoản về thời hạn, thủ tục bán hàng, giá hàng... được coi như các bên mặc nhiên chấp nhận và đưa vào hợp đồng phù hợp với quy tắc đã được thừa nhận trong lĩnh vực buôn bán mặt hàng tương tự. Trong trường hợp xảy ra tranh chấp, các khía cạnh để trên đó các quy định chi tiết của các luật thể thức bán hàng có tính chất phổ biến và được thừa nhận, do thực tiễn quan hệ kinh doanh giữa các bên và những thông lệ thương mại quy định.
Như vậy, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế quy định khá cụ thể, chi tiết về các điều khoản của hợp đồng kinh tế. Tuy nhiên, về từng khía cạnh cụ thể cần có những hiểu biết và kinh nghiệm sâu sắc đặc biệt về chủ thể hợp đồng, về hình thức, về nội dung hợp đồng như tiêu đề trình bày.
Thứ tư: thoả thuận về các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ:
Các bên có nghĩa vụ phải thực hiện đúng hợp đồng, tuy nhiên không phải trong mọi trường hợp chủ thể tham gia hợp đồng đều thực hiện nghiêm chỉnh hợp đồng. Do đó, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25/09/1989 Nghị định số 17/HĐBT ngày 16/01/1990 của Hội đồng Bộ trưởng quy đinh chi tiết thi hành Pháp lệnh về hợp đồng kinh tế có nêu ra các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng. Thế chấp tài sản, cầm cố tài sản, bảo lãnh tài sản. Đây là những biện pháp bảo đảm mang tính chất kinh tế thường được chủ thể áp dụng.
- Thế chấp tài sản:
Thế chấp tài sản là dùng số động sản, bất động sản hay giá trị tài sản khác thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm tài sản cho việc thực hiện hợp đồng kinh tế đã ký kết.
Việc thế chấp tài sản phải được lập thành văn bản (văn bản riêng hay ghi trong hợp đồng chính) và phải có sự xác nhận của cơ quan công chứng Nhà nước hay cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh doanh (trường hợp không có cơ quan công chứng)
Người thế chấp tài sản có nghĩa vụ bảo đảm nguyên giá trị của tài sản thế chấp, không được chuyển dịch sở hữu hay chuyển giao tài sản đó cho người khác trong văn bản thế chấp còn hiệu lực.
- Cầm cố tài sản:
Cầm cố tài sản là trao đổi tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho người cùng quan hệ hợp đồng kinh tế để làm tin và đảm bảo tài sản trong trường hợp vi phạm hợp đồng kinh tế đã ký kết. Việc cầm cố phải đượclập thành văn bản riêng có chữ ký của các bên, có sự xác nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền như trường hợp thế chấp tài sản. Người giữ vật cầm cố có nghĩa vụ bảo đảm nguyên giá trị của vật cầm cố và không được chuyển giao vật cầm cố cho người khác trong thời gian văn bản cầm cố còn có hiệu lực.
- Bảo lãnh tài sản
Là sự đảm bảo bằng tài sản thuộc quyền sở hữu của người nhận bảo lãnhđể chịu trách nhiệm tài sản thay cho người được bảo lãnh khi người này vi phạm hợp đồng kinh tế đã ký kết. Người nhận bảo lãnh phải có số tài sản không ít hơn số tài sản mà người đó nhận bảo lãnh. Việc bảo lãnh tài sản phải được làm thành văn bản, có sự xác nhận về tài sản của ngân hàng nơi người bảo lãnh giao dịch của cơ quan công chứng Nhà nước hay cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh doanh (trường hợp không có cơ quan công chứng Nhà nước).
Việc xử lý các tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh khi có vi phạm hợp đồng kinh tế được thực hiện cùng với việc giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế tại cơ quan có thẩm quyền. Đó là Toà án kinh tế hay các trung tâm Trọng tài kinh tế phi Chính phủ.
So với pháp luật về hợp đồng kinh tế trước đây, Bộ luật dân sự quy định về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự một cách chặt chẽ và đầy đủ hơn. Các biện pháp đảm bảo trong Bộ luật dân sự phong phú hơn.
Đây là lần đầu tiên trong các văn bản pháp luật hợp đồng kinh tế của nước ta có quy định về các biện pháp bảo đảm về tài sản cho việc thực hiện hợp đồng kinh tế. Các quy định này đã góp phần vào việc bảo đảm sự an toàn của các quan hệ kinh tế. Tuy nhiên các quy định về các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng kinh tế còn rất sơ sài có nhiều điểm có thể gây hiểu lầm khi áp dụng, hay không thể thực hiện được. Chẳng hạn, pháp luật quy định rằng, người nhận tài sản thế chấp và cầm cố phải giữ nguyên giá trị tài sản cầm cố hay thế chấp. Việc giữ nguyên giá trị tài sản thế chấp hay cầm cố giá trị tài sản thế chấp có thể tăng hay giảm. Các quy định hiện hành chưa bảo đảm khả năng loại trừ việc dùng một tài sản thế chấp cho việc baỏ đảm thực hiện hợp đồng kinh tế cũng chưa được giải quyết các vấn đề:
- Ai là người ưu tiên trong các chủ nợ có nhận thế chấp?
- Xác định trật tự ưu tiên trên cơ sở nào?
- Tài sản mua bằng tiền vay nợ có thế chấp có được mang đi thế chấp để vay nơi khác không.
- Cần quản lý vần đến thế chấp như thế nào?
Xác định được đầy đủ những điều khoản cần thiết của hợp đồng khi ký kết hợp đồng kinh tế. Tuy nhiên về từng khía cạnh cụ thể, cần có những hiểu biết và kinh nghiệm sâu sắc đặc biệt về chủ thể hợp đồng, về hình thức nội dung hợp đồng như trên đã trình bày.
1.2.6. Hợp đồng kinh tế vô hiệu và xử lý hợp đồng kinh tế vô hiệu:
Một hợp đồng kinh tế bị coi là vô hiệu khi hợp đồng kinh tế đó ký kết trái với những quy định của pháp luật. Những nội dung về quyền và nghĩa vụ của các bên được xác lập trái với những quy định của pháp luật thì không có hiệu lực thực hiện . Có 2 loại hợp đồng kinh tế vô hiệu là hợp đồng kinh tế vô hiệu toàn bộ và hợp đồng kinh tế vô hiệu từng phần. Việc kết luận hợp đồng kinh tế vô hiệu toàn bộ hay từng phần thuộc thẩm quyền của toà án kinh tế.
a. Hợp đồng kinh tế vô hiệu toàn bộ:
Những hợp đồng kinh tế nào có một trong các nội dung sau đây thì bị coi là vô hiệu toàn bộ ngay từ khi ký hợp đồng kinh tế đượ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
M Nâng cao hiệu quả đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại công ty VIMEDIMEX II Luận văn Kinh tế 2
N Một số biện pháp nâng cao hiệu quả đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại công ty xuất Khoa học Tự nhiên 0
R Hoàn thiện việc ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu công ty vận tải, đại lý vận tải Hà Nội – Vita Luận văn Kinh tế 0
N Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng giao nhận thầu xây dựng tại công ty xây dựng sông Đà II Công nghệ thông tin 0
R Vấn đề quản lý khóa mật mã và ứng dụng trong thỏa thuận, ký kết hợp đồng Công nghệ thông tin 0
N Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trước khi ký kết, thực hiện hợp đồng nhập khẩu Luận văn Kinh tế 0
T Một số vấn đề pháp lý về ký kết và thực hiện Hợp đồng mua bán ngoại thương Luận văn Kinh tế 0
D Chế độ ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu giày ở công ty cao su Hà Nội (Harco) Luận văn Kinh tế 0
C Một số lý luận cơ bản về đàm phán-Ký kết-thực hiện hợp đồng nhập khẩu Luận văn Kinh tế 2
C Chế độ pháp lý và thực tiễn về việc ký kết, thực hiện hợp đồng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top