Eddison

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp liên doanh theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam





Mục lục
 
Lời Nói Đầu 2
CHƯƠNG I - KHÁI NIỆM DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH THEO
LUẬT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM. 4
1 - Sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp liên doanh trước
khi có luật đầu tư năm 1987. 4
2 - Sau khi có luật đầu tư năm 1987. 5
3 - Khái niệm doanh nghiệp liên doanh. 6
4 - So sánh doanh nghiệp liên doanh với các hình thức đầu tư khác. 7
CHƯƠNG II - QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA DOANH NGHIỆP LIÊN
DOANH THEO LUẬT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM NĂM 1996. 10
I - VẤN ĐỀ THÀNH LẬP, GIẢI THỂ, THANH LÝ, PHÁ SẢN DOANH
NGHIỆP LIÊN DOANH 10
1. Thành lập và hoạt động của doanh nghiệp liên doanh. 10
2. Giải thể doanh nghiệp liên doanh 12
3. Thanh lý doanh nghiệp liên doanh 13
4. Phá sản doanh nghiệp liên doanh 14
II - QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH. 14
1. Góp vốn, tỷ lệ vốn góp, tiến độ góp vốn 14
2. Tổ chức kinh doanh 15
3. Lao động 16
4. Tín dụng, ngân hàng 16
5. Thuế lợi tức. 17
6. Chuyển nhượng vốn. 17
7. Chuyển lỗ 19
8. Kế toán thống kê 19
9. Bảo hiểm xã hội 20
10. Bảo vệ môi trường 20
11. Chuyển giao công nghệ 20
12. Thuế xuất, nhập khẩu
13. Tái đầu tư 20
14. Mở chi nhánh 21
15. Các loại thuế khác
16. Giải quyết tranh chấp 21
CHƯƠNG III - TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
LIÊN DOANH. 22
1. Tình hình thực hiện luật đầu tư nước ngoài và tình hình hoạt động của các doanh nghiệp liên doanh trong 10 năm qua. 22
2. Kiến nghị 25
Kết luận 27
Tài liệu tham khảo 28
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

iện các hoạt động kinh doanh với thời hạn kéo dài hàng chục năm.
Các cam kế trong doanh nghiệp liên doanh chặt chẽ hơn cả về mặt kinh doanh lẫn về mặt pháp lý.
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa hai bên hay nhiều bên để tiến hành hoạt động đầu tư mà không thành lập pháp nhân. Trong việc hợp doanh, các bên cùng nhau tiến hành nội dung hợp doanh, các bên thoả thuận trách nhiệm và phân bố kết quả kinh doanh tuỳ theo khả năng của mỗi bên. Bên nước ngoài thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo luật đầu tư nước ngoài. Bên Việt nam thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo các quy định của pháp luật áp dụng đối với doanh nghiệp trong nước.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh do thay mặt có thẩm quyền của các bên hợp doanh ký.
Trong hợp đồng hợp tác kinh doanh các bên thoả thuận với nhau mềm dẻo hơn do các bên tham gia vẫn giữ nguyên tư cách của mình.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là một mối quan hệ bạn hàng ngắn hạn diễn ra có tính chất tức thời để thực hiện các hoạt động kinh doanh đơn lẻ, nhỏ hẹp.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh nhiều khi được gọi là liên doanh theo vụ việc.
4.2. Doanh nghiệp liên doanh với doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.
Giống nhau:
Doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài đều là những pháp nhân của nước Việt Nam và chịu sự quản lý của hệ thống pháp luật nước Việt Nam.
Doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài đều được thành lập theo hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam.
Khác nhau:
Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật nước sở tại.
Doanh nghiệp liên doanh có sự tham gia quản lý của bên nước sở tại. Các bên tham gia của nước sở tại trong doanh nghiệp liên doanh có quyền ra quyết định theo tỷ lệ góp vốn vào vốn pháp định tức là quyền lực của bên nước ngoài bị chia sẻ cho bên nước sở tại trong doanh nghiệp liên doanh.
Chương II
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp liên doanh theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996.
I - Vấn đề thành lập, giải thể, thanh lý, phá sản doanh nghiệp liên doanh
1. Vấn đề thành lập của doanh nghiệp liên doanh.
1.1. Thủ tục thành lập:
Doanh nghiệp liên doanh được thành lập tại Việt Nam trên cơ sở các bên tham gia liên doanh thoả thuận ký kết hợp đồng liên doanh. Nội dung của hợp đồng liên doanh phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
- Quốc tịch, địa chỉ, thay mặt có thẩm quyền của các bên liên doanh.
- Mục tiêu và phạm vi kinh doanh.
- Vốn đầu tư, vốn pháp định, tỷ lệ góp vốn pháp định, cách, tiến độ góp vốn và tiến độ xây dựng doanh nghiệp.
- Sản phẩm chủ yếu, tỉ lệ xuất khẩu và tiêu thụ trong nước.
- Thời hạn hoạt động của doanh nghiệp.
- Quyền và nghĩa vụ của các bên.
- Sửa đổi và chấm dứt hợp đồng, điều kiện chuyển nhượng, điều kiện kết thúc, giải thể doanh nghiệp.
- Giải quyết tranh chấp.
Hồ sơ xin cấp Giấy phép đầu tư: Sau khi ký kết hợp đồng liên doanh thì các bên hay một trong các bên hay nhà đầu tư nước ngoài gửi cho cơ quan cấp Giấy phép đầu tư hồ sơ xin cấp Giấy phép đầu tư. Hồ sơ xin cấp Giấy phép đầu tư gồm có:
- Đơn xin cấp Giấy phép đầu tư.
- Hợp đồng liên doanh.
- Điều lệ doanh nghiệp liên doanh.
- Văn bản xác nhận tư cách pháp lý, tình hình tài chính của các bên tham gia liên doanh.
- Giải trình kinh tế - kỹ thuật.
- Các hồ sơ khác có liên quan.
Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ thì chậm nhất trong thời hạn 60 ngày phải xem xét và quyết định cho nhà đầu tư. Quyết định chấp thuận được thông báo dưới hình thức Giấy phép đầu tư. Giấy phép đầu tư là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Trong hồ sơ xin cấp Giấy phép đầu tư phải có điều lệ của doanh nghiệp liên doanh cho nên các bên tham gia liên doanh phải lập điều lệ của doanh nghiệp liên doanh. Điều lệ của doanh nghiệp liên doanh phải có những nội dung chủ yếu sau:
- Quốc tịch, địa chỉ, thay mặt có thẩm quyền của các bên liên doanh, tên, địa chỉ của doanh nghiệp.
- Mục tiêu và phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp.
- Vốn đầu tư, vốn pháp định, tỷ lệ góp vốn pháp định, cách và tiến độ góp vốn pháp định.
- Số lượng, thành phần, nhiệm vụ, quyền hạn và nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng giám đốc và các phó Tổng giám đốc của doanh nghiệp.
- Đại diện của doanh nghiệp trước toà án, trọng tài và cơ quan Nhà nước Việt Nam.
- Các nguyên tắc về tài chính.
- Tỷ lệ phân chia lãi và lỗ cho các bên liên doanh.
- Thời hạn hoạt động, kết thúc và giải thể doanh nghiệp.
- Quan hệ lao động trong doanh nghiệp, kế hoạch đào tạo cán bộ quản lý, kỹ thuật, nghiệp vụ, và công nhân.
- Thủ tục sửa đổi điều lệ doanh nghiệp liên doanh.
Như vậy doanh nghiệp liên doanh được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư. Sau khi được cấp Giấy phép đầu tư thì doanh nghiệp liên doanh phải công khai hoá hoạt động của doanh nghiệp bằng cách là phải bố cáo trên báo Trung ương và địa phương những thông tin chính được quy định trong Giấy phép đầu tư.
1.2. Bộ máy quản lý của doanh nghiệp liên doanh:
Doanh nghiệp liên doanh khi đi vào hoạt động thì phải tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp bao gồm:
- Hội đồng quản trị là cơ quan lãnh đạo của doanh nghiệp liên doanh. Hội đồng quản trị bao gồm thay mặt của các bên tham gia liên doanh, chủ tịch hội đồng quản trị do các bên thoả thuận cử ra, các thành viên khác của Hội đồng quản trị là thay mặt của các bên tham gia liên doanh cử ra theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp vào vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh. Nhiệm kỳ của Hội đồng Quản trị do các bên tham gia liên doanh thoả thuận nhưng không được quá 5 năm.
Hội đồng quản trị họp mỗi năm ít nhất 1 lần. Cuộc họp của Hội đồng quản trị do chủ tịch Hội đồng quản trị triệu tập. Hội đồng quản trị có thể họp bất thường do 2/3 thành viên Hội đồng quản trị tham gia. Các thành viên của Hội đồng quản trị có thể uỷ quyền bằng văn bản cho người thay mặt tham gia cuộc họp và biểu quyết thay về các vấn đề đã được uỷ quyền. Chủ tịch Hội đồng quản trị có trách nhiệm triệu tập, chủ trì các cuộc họp của Hội đồng quản trị và giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể uỷ quyền cho phó chủ tịch Hội đồng quản trị triệu tập và chủ trì cuộc họp của Hội đồng quản trị.
Những vấn đề quan trọng nhất trong tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp liên doanh gồm: bổ nhiệm, miễn nhiệm Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc thứ nhất, kế toán trưởng; sửa đổi, bổ sung điều lệ doanh nghiệp, duyệt quyết toán thu chi tài chính hàng năm và quyết toán công trình; vay vốn đầu tư do Hội đồng quản trị quyết đ
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê Nin nhà nước và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Môn đại cương 0
D PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN, NGHĨA VỤ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH SÀN GIAO DỊCH BẤT ĐỘNG SẢN Luận văn Luật 0
N Một số giải pháp và kiến nghị về quyền và nghĩa vụ sử dụng đất đai Luận văn Kinh tế 0
D Vật quyền, Nghĩa vụ và Hợp đồng trong Luật Dân Sư La Mã Luận văn Luật 0
E Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - cái phổ biến và cái đặc thù Kinh tế chính trị 0
J Quan niệm về nhà nước pháp quyền của Ch.S. Montesquieu trong "Bàn về tinh thần pháp luật" và ý nghĩa Kinh tế chính trị 2
N Thuyết pháp trị của Hàn Phi Tử và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Vi Kinh tế chính trị 1
N Sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
B Tổ chức và hoạt động của chính quyền xã theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việ Luận văn Luật 0
S Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân và vận dụng vào xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay Luận văn Luật 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top