Bromleah

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae

I, Đặt vấn đề. 1
II, Cơ sở pháp lý của nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý nhà nước. 3
III, Lý luận chung về nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước . 3
IV, Biểu hiện của nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước. 4
1. Sự phụ thuộc của cơ quan hành chính nhà nước vào cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp: 5
2. Sự phục tùng của cấp dưới đối với cấp trên, địa phương đối với trung ương: 6
3. Sự phân cấp quản lý: 7
4. Sự hướng về cơ sở: 9
5. Sự phụ thuộc hai chiều của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương: 10
IV. Ý nghĩa của nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay. 9
V. KẾT LUẬN. 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO 13
Mục lục


Mục lục 0
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1
1. Lý luận chung về các nguyên tắc trong quản lý hành chính nhà nước 1
2. Lý luận chung về Nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước. 1
2.1.Một số khái niệm cơ bản 1
2.2. Quan hệ biện chứng giữa tập trung và dân chủ 2
2.3. Một số quan điểm về nguyên tắc tập trung dân chủ 2
3, Phân tích nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước. 3
3.1. Sự phụ thuộc của cơ quan hành chính nhà nước vào cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp: 4
3.2. Sự phục tùng của cấp dưới đối với cấp trên, địa phương đối với trung ương: 5
3.3. Sự phân cấp quản lý: 6
3.4. Sự hướng về cơ sở: 7
3.5. Sự phụ thuộc hai chiều của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương: 7
4. Ý nghĩa của nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay. 8
5. Biện pháp tăng cường nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước 9
V. KẾT LUẬN. 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO 11





Danh mục viết tắt


Hội đồng nhân dân HĐND
Ủy ban nhân dân UBND





ĐẶT VẤN ĐỀ
Quản lý hành chính nhà nước là một lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội, là lĩnh vực tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích của công dân, là sự hiện thực hóa quyền lực nhà nước trên thực tế, vì vậy để đảm bảo tính hợp lý, hợp pháp của nó, hoạt động quản lý hành chính nhà nước phải được tiến hành theo những nguyên tắc nhất định, phải tuân thủ các nguyên tắc chung trong tổ chức và hoạt động của cả hệ thống cơ quan nhà nước, vừa tuân theo các nguyên tắc chuyên biệt trong tường ngành luật nhất định. Nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước là một nguyên tắc của ngành luật hành chính, là một trong những nguyên tắcquan trọng, góp phần rất lớn vào việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, đảm bảo tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Lý luận chung về các nguyên tắc trong quản lý hành chính nhà nước
Nguyên tắc trong quản lý hành chính nhà nước là tổng thể các quy phạm pháp luật hành chính có nội dung là những tư tưởng chủ đạo là cơ sở để tổ chức thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước
Các nguyên tắc trong quản lý hành chính được ghi nhận trong các văn bản pháp luật của nhà nước từ Hiến pháp đến các văn bản dưới luật, nó thể hiện tính chất pháp lý của các nguyên tắc trong quản lý hành chính nhà nước. Các nguyên tắc trong quản lý hành chính nhà nước mang tính khách quan và khoa học, được xây dựng và rút ra từ thực tiễn quản lý hành chính nhà nước. Trong điều kiện hoàn cảnh của nước ta, nội dung các nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước thể hiện rõ bản chất của nhà nước ta – Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Tuy nhiên mỗi nguyên tắc trong quản lý hành chính nhà nước có nội dung riêng, phản ánh những quy luật khách quan khác nhau trong quản lý hành chính nhà nước, vì vậy có nhiều nguyên tắc khác nhau được đặt ra trong quản lý hành chính nhà nước, chúng có mối quan hệ với nhau, làm tiền đề làm tư tưởng chủ đạo trong quá trình quản lý hành chính nhà nước.
2. Lý luận chung về Nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước.
2.1.Một số khái niệm cơ bản
Khái niệm tập trung: là thâu tóm quyền lực nhà nước vào chủ thể quản lý để điều hành, chỉ đạo việc thực hiện pháp luật.”
Khái niệm dân chủ: Theo định nghĩa trong từ điển, dân chủ “là chính phủ được thành lập bởi nhân dân trong đó quyền lực tối cao được trao cho nhân dân và được thực hiện bởi nhân dân hay bởi các thay mặt được bầu ra từ một hệ thống bầu cử tự do”. “Dân chủ: là việc mở rộng quyền cho đối tượng quản lý, nhằm phát huy trí tuệ tập thể trong hoạt động quản lý, phát huy khả năng tiềm tàng của đối tượng quản lý trong quá trình thực hiện pháp luật.”
Khái niệm quản lý hành chính nhà nước: quản lý hành chính nhà nước là một hình thức hoạt động của nhà nước được thực hiện trước hết và chủ yếu bởi các cơ quan hành chính nhà nước, có nội dung là bảo đảm chấp hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của cơ quan quyền lực nhà nước, nhằm tổ chức và chỉ đạo một cách trực tiếp và thường xuyên công cuộc xây dựng kinh tế, văn hóa, xã hội và hành chính- chính trị
2.2. Quan hệ biện chứng giữa tập trung và dân chủ
Tập trung và dân chủ là hai mặt của cùng một vấn đề, giữa chúng có mối quan hệ biện chứng vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn nhau
Sự thống nhất giữa tập trung và dân chủ thể hiện ở sự phù hợp, sự cần thiết ngang nhau, sự thống nhất giữa tập trung và dân chủ ở chỗ chúng có chung một cơ sở kinh tế- xã hội khi xuất hiện, có chung một môi trường để vận động là đời sống xã hội và mối quan hệ xã hội của con người, tức là một cơ cấu xã hội xác định với một chế độ kinh tế đi liền với một chế độ chính trị tương ứng về bản chất hợp thành. Ngoài ra tính thống nhất giữa tập trung và dân chủ còn được quy định ở chỗ chúng đều có chung một hình thái tổ chức để biểu hiện mình, đó là tổ chức nhà nước. Tập trung và dân chủ thống nhất với nhau ở chỗ chúng đều là cách để thực hiện và bảo vệ quyền lực cũng như lợi ích của một lực lượng xã hội xác định: một giai cấp, một tầng lớp hay cả một cộng đồng xã hội( tức là đông đảo quần chúng nhân dân lao động) lực lượng nắm quyền chi phối xã hội về kinh tế và chính trị thông qua nhà nước
Tập trung và dân chủ cũng biểu hiện ở mặt đối lập của nó: Điều này thể hiện ở hai mặt: một là, tập trung tách rời khỏi dân chủ để được tuyệt đối hóa thành chuyên chế nhằm bảo tồn dân chủ cho số it và đàn áp dân chủ đối với số đông quần chúng và vì thế đây là tập trung vì chuyên chế chứ không phải tập trung vì dân chủ. Hai là, tập trung, dân chủ của giai cấp thống trị đối lập và trở nên xa lạ với yêu cầu tập trung, dân chủ của quần chúng, nó thúc đẩy cuộc đấu tranh chính trị của quần chúng đòi hỏi cải cách thể chế, đòi dân sinh, dân chủ và dân chủ hóa đời sống chính trị như dân chủ hóa nhà nước và xã hội nói chung
Tóm lại, tập trung và dân chủ không chỉ thống nhất mà giữa chúng có những mâu thuẫn nhất định, đây là sự thống nhất trong mâu thuẫn của cùng một bản chất, thống nhất bao hàm mâu thuẫn và mâu thuẫn có trong sự thống nhất, đó là cái làm cho tập trung và dân chủ vận động, phát triển chứ không tĩnh tại, bất biến, nhờ vậy chúng có thể thâm nhập và chuyển hóa lẫn nhau, trong nền phát triển của dân chủ xã hội chủ nghĩa và trong nguyên tắc tập trung dân chủ nhờ cái này mà ta hiểu rõ cái kia và hiểu rõ bản chất của cả chỉnh thể, nhờ tập trung mà thấy được giá trị của dân chủ, cũng như vậy nhờ dân chủ mà thấy rõ sự cân thiết phải tập trung và tác dụng không thể thiếu của tập trung. Do vậy trong công cuộc xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa sẽ không có dân chủ nếu như không có tập trung và cũng không thành tập trung nếu như không dựa vào dân chủ, tập trung và dân chủ gắn bó hữu cơ với nhau gần như dính liền với nhau, không thể tách rời, “sự yếu kém, lỏng lẻo của tập trung sẽ làm suy yếu dân chủ” đồng thời phát triển lệch lạc của dân chủ sẽ làm suy yếu tập trung, tách rời dân chủ khỏi tập trung và ngược lại thì chẳng những làm cho tập trung và dân chủ không thể thực hiện được mà còn đẩy chúng đến nguy cơ bị biến dạng
2.3. Một số quan điểm về nguyên tắc tập trung dân chủ
Đối với nguyên tắc tập trung dân chủ, hiện nay có ba loại ý kiến khác nhau về nguyên tắc này:
Loại ý kiến thứ nhất cho rằng nội dung của nguyên tắc này là sự kết hợp hai mặt tập trung và dân chủ trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước. Tập trung và dân chủ là hai mặt của một thể thống nhất kết hợp hài hòa với nhau. Nếu thiên về tập trung mà không chú trọng đến dân chủ sẽ dẫn đến tập trung quan liêu, độc đoán trái với bản chất của Nhà nước ta. Ngược lại, nếu thiên về dân chủ mà coi nhẹ tập trung sẽ dẫn đến dân chủ quá trớn làm cho hoạt động của bộ máy nhà nước kém hiệu quả.
Loại ý kiến thứ hai cho rằng nguyên tắc tập trung dân chủ là “sự” tập trung “một cách” dân chủ. Nguyên tắc này thể hiện sự tập trung trên cơ sở dân chủ chân chính, kết hợp sáng tạo với sự thực hiện, chấp hành nghiêm chỉnh và tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật cao.
Loại ý kiến thứ ba cho rằng tập trung dân chủ là việc thủ trưởng có toàn quyền quyết định các vấn đề của cơ quan trên cơ sở đóng góp ý kiến của nhân viên. Hay nói một cách khác, việc đóng góp ý kiến của cán bộ, công nhân viên, các thành viên trong cơ quan, đơn vị chỉ có ý nghĩa tham khảo và việc quyết định thuộc thẩm quyền của thủ trưởng.
Như vậy, một điểm chung nhất giữa các loại ý kiến đó là nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước là sự kết hợp giữa hai yếu tố tập trung và dân chủ. Sự kết hợp giữa các mặt này là không giống nhau, điều đó phụ thuộc vào tính chất của các cơ quan, phụ thuộc vào trình độ quản lý, vào điều kiện cụ thể về tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước.
3, Phân tích nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước.
Cơ sở pháp lý: Ðây là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của nhà nước ta nên việc thực hiện quản lý hành chính nhà nước phải tuân theo nguyên tắc này. Ðiều 6-Hiến pháp 1992 quy định : “Quốc hội, hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.”
Nội dung nguyên tắc: Nguyên tắc tập trung dân chủ bao hàm sự kết hợp giữa hai yếu tố tập trung và dân chủ, vừa đảm bảo sự lãnh đạo tập trung trên cơ sở dân chủ, vừa đảm bảo mở rộng dân chủ dưới sự lãnh đạo tập trung. Tuy nhiên, đây không phải là sự tập trung toàn diện và tuyệt đối, mà chỉ đối với những vấn đề cơ bản, chính yếu nhất, bản chất nhất. Sự tập trung đó bảo đảm cho cơ quan cấp dưới, cơ quan địa phương có cơ sở và khả năng thực hiện quyết định của trung ương; đồng thời, căn cứ trên điều kiện thực tế của mình, có thể chủ động sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề của địa phương và cơ sở. Cả hai yếu tố này vì thế phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ. Chúng có mối quan hệ qua lại, phụ thuộc và thúc đẩy nhau cùng phát triển trong quản lý hành chính nhà nước.
Tập trung dân chủ thể hiện quan hệ trực thuộc, chịu trách nhiệm và báo cáo của cơ quan quản lý trước cơ quan dân chủ ; phân định chức năng, thẩm quyền giữa cơ quan quản lý các cấp, bảo đảm sự lãnh đạo tập trung của cấp trên, của trung ương và quyền chủ động của cấp dưới, của địa phương. Ngoài ra, đó là hệ
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top