dieuanh1996

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Cách xác định chiều rộng của thềm lục địa theo Công ước Liên Hợp Quốc năm 1982





 
Mục lục
 
Lời mở đầu . 1
I. Công ước LHQ về luật biển năm 1982 2
1. Hoàn cảnh ra đời 2
2. Nội dung chính 3
II. Thềm lục địa
1. Khái niệm thềm lục địa pháp lý trong luật pháp quốc tế về biển 5
1.1 Khái niệm theo Công ước 1958 và Công ước 1982 5
1.2 Quy định về thềm lục địa mở rộng . 8
2. Ủy ban ranh giới thềm lục địa . 9
III.Cách xác định chiều rộng của thềm lục địa theo Công ước Liên Hợp Quốc năm 1982
1. Các quy định pháp lý về xác định ranh giới ngoài thềm lục địa 10
2. Thực tiễn quốc tế . 12
3. Thềm lục địa của Việt Nam 15
Kết luận 18
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

m 1982 mới hoàn chỉnh dự thảo công ước, các nước bắt đầu tham gia ký kết.Từ ngày 16 tháng 11 năm 1994, Công ước chính thức có hiệu lực.
2. Nội dung chính
Nội dung Công ước bao gồm một loạt điều khoản. Những điều khoản quan trọng nhất quy định về việc thiết lập các giới hạn, giao thông đường biển, trạng thái biển đảo, và các chế độ quá cảnh, các vùng đặc quyền kinh tế, quyền tài phán thềm lục địa, khai khoáng lòng biển sâu, chính sách khai thác, bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học, và dàn xếp các tranh chấp.
Công ước quy định giới hạn cho các vùng khu vực, tính từ đường cơ sở và được định nghĩa rõ ràng. Bao gồm:
- Nội thủy: Bao phủ tất cả vùng biển và đường thủy ở bên trong đường cơ sở (phía đất liền). Tại đây, quốc gia ven biển được tự do áp đặt luật, kiểm soát việc sử dụng, và sử dụng mọi tài nguyên. Các tàu thuyền nước ngoài không có quyền đi lại tự do trong các vùng nội thủy.
- Lãnh hải: Vùng nằm ngoài đường cơ sở có chiều rộng12 hải lý. Tại đây, quốc gia ven biển được quyền tự do đặt luật, kiểm soát việc sử dụng, và sử dụng mọi tài nguyên. Các tàu thuyền nước ngoài được quyền "qua lại không gây hại" mà không cần xin phép nước chủ. Đánh cá, làm ô nhiễm, dùng vũ khí, và do thám không được xếp vào dạng "không gây hại". Nước chủ cũng có thể tạm thời cấm việc "qua lại không gây hại" này tại một số vùng trong lãnh hải của mình khi cần bảo vệ an ninh.
- Vùng nước quần đảo: Công ước đưa ra định nghĩa về các quốc gia quần đảo, cũng như định nghĩa về việc các quốc gia này có thể vẽ đường biên giới lãnh thổ của mình như thế nào. Đường cơ sở được vẽ giữa các điểm ngoài cùng nhất của các đảo ở ngoài cùng nhất, đảm bảo rằng các điểm này phải đủ gần nhau một cách thích đáng. Mọi vùng nước bên trong đường cơ sở này sẽ là vùng nước quần đảo và được coi như là một phần của lãnh hải quốc gia đó.
- Vùng tiếp giáp lãnh hải: Bên ngoài giới hạn 12 hải lý của lãnh hải là một vành đai có bề rộng 12 hải lý, đó là vùng tiếp giáp lãnh hải. Tại đây, nước chủ có thể vẫn thực thi luật pháp của mình đối với các hoạt động như buôn lậu hay nhập cư bất hợp pháp.
- Vùng đặc quyền kinh tế: Rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Trong vùng này, quốc gia ven biển được hưởng độc quyền trong việc khai thác đối với tất cả các tài nguyên thiên nhiên. Trong vùng đặc quyền kinh tế, nước ngoài có quyền tự do đi lại bằng đường thủy và đường không, tuân theo sự kiểm soát của quốc gia ven biển. Nước ngoài cũng có thể đặt các đường ống ngầm và cáp ngầm.
- Thềm lục địa: là vành đai mở rộng của lãnh thổ đất cho tới mép lục địa hay 200 hải lý tính từ đường cơ sở, chọn lấy giá trị lớn hơn. Thềm lục địa của một quốc gia có thể kéo ra ngoài 200 hải lý cho đến mép tự nhiên của lục địa, nhưng không được vượt quá 350 hải lý, không được vượt ra ngoài đường đẳng sâu 2500m một khoảng cách quá 100 hải lý. Tại đây, nước chủ có độc quyền khai thác khoáng sản và các nguyên liệu không phải sinh vật sống.
Cùng với các điều khoản định nghĩa các ranh giới trên biển, Công ước còn quy định các nghĩa vụ tổng quát cho việc bảo vệ môi trường biển và bảo vệ quyền tự do nghiên cứu khoa học trên biển. Công ước cũng tạo ra một cơ chế pháp lý mới cho việc kiểm soát khai thác tài nguyên khoáng sản tại các lòng biển sâu nằm ngoài thẩm quyền quốc gia, được thực hiện thông qua Ủy ban đáy biển quốc tế
Thềm lục địa
Khái niệm thềm lục địa pháp lý trong luật pháp quốc tế về biển
Khái niệm theo Công ước 1958 và Công ước 1982
Năm 1958, cộng đồng quốc tế thành công trong việc pháp điển hoá khái niệm thềm lục địa trong luật biển quốc tế bằng việc thông qua Công ước Giơnevơ về thềm lục địa cùng với ba công ước khác về lãnh hải và vùng tiếp giáp, về biển cả, về đánh bắt cá và bảo vệ tài nguyên sinh vật ở biển cả. Công ước về thềm lục địa (Công ước năm 1958) bắt đầu có hiệu lực từ ngày 10-6-1964, sau khi có 22 nước phê chuẩn và tham gia.
Vào thời điểm này, khoa học cho rằng, vùng biển chạy thoai thoải từ lục địa ra biển đến nơi có sự thay đổi độ dốc đột ngột chính là sự mở rộng tự nhiên của lục địa dưới biển và là thềm lục địa. Độ sâu trung bình của mép thềm lục địa là khoảng 200m nước. Công nghệ khai thác biển lúc đó cũng chỉ cho phép đến độ sâu 200m là tối đa. Do đó, Công ước năm 1958 đã xác định phạm vi “thềm lục địa pháp lý” như sau: “...thuật ngữ “thềm lục địa” được sử dụng để chỉ: a) đáy và lòng đất dưới đáy của các khu vực ngầm dưới biển tiếp giáp với bờ biển nhưng nằm ngoài lãnh hải và ra đến độ sâu 200 m nước; b) hay vượt ra ngoài giới hạn đó ra đến độ sâu cho phép khai thác được các tài nguyên thiên nhiên của các khu vực ngầm dưới biển đó; c) để chỉ đáy và lòng đất dưới đáy của khu vực ngầm dưới biển tương tự tiếp giáp với bờ của các đảo” (Điều 1). Trong phạm vi “thềm lục địa pháp lý”, “quốc gia ven biển thực hiện các quyền chủ quyền nhằm mục đích thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên của thềm lục địa” (Điều 2).
Theo Công ước năm 1958, các quyền chủ quyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa là riêng biệt, không ai có thể thăm dò hay khai thác tài nguyên của thềm lục địa mà không được sự đồng ý của quốc gia ven biển. Công ước năm 1958 cũng đề ra các trách nhiệm của quốc gia ven biển, khi thực hiện các quyền chủ quyền của mình đối với thềm lục địa, không được làm ảnh hưởng đến quy chế pháp lý khối nước (biển cả) và vùng trời ở phía trên thềm lục địa, không được gây cản trở bất hợp lý cho hàng hải, nghề cá, bảo tồn tài nguyên sinh vật biển và hoạt động nghiên cứu khoa học chung. Các nước khác được quyền đặt dây cáp và ống dẫn ngầm trên thềm lục địa của quốc gia ven biển.
Công ước năm 1958 về thềm lục địa đã lần đầu tiên khẳng định quốc gia ven biển có quyền chủ quyền về thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên của thềm lục địa trên cơ sở tiếp giáp với bờ biển (sự mở rộng tự nhiên của lãnh thổ đất liền ra biển) chứ không phải theo nguyên tắc hay danh nghĩa của sự chiếm hữu, biến nó trở thành một nguyên tắc của luật pháp quốc tế.
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật và công nghệ biển đã nhanh chóng làm cho các quy định về xác định phạm vi thềm lục địa của Công ước năm 1958 trở nên không còn phù hợp. Người ta phát hiện ra rằng, về mặt địa chất, sự mở rộng tự nhiên của lãnh thổ đất liền ra biển không kết thúc ở mép thềm lục địa tự nhiên mà là ở bờ ngoài của rìa lục địa; quy định về độ sâu cho phép khai thác không cố định và khó xác định cụ thể; về mặt lý thuyết con người đã có thể khai thác được tài nguyên ở bất cứ độ sâu nào. Các quốc gia mới giành được độc lập muốn có tiếng nói trong việc xác định trật tự pháp lý quốc tế mới trên biển, trong đó có việc xác định mộ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top