Adao

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

NỘI DUNG 2
I. Khái niệm phóng sự truyền hình và các dạng phóng sự truyền hình 2
II. Khu biệt đề tài PSTH với các thể tài giáp ranh 3
1. Với tin Truyền hình 3
2. Với phim tài liệu truyền hình 3
a, Tính thời sự: 3
b, Tính khái quát: 4
c, Tính nghệ thuật: 4
III. Các yếu tố cấu thành của Phóng sự Truyền hình 5
1. Hình ảnh 5
a, Cỡ cảnh 6
b, Góc quay 6
c, Montage 7
2. Âm thanh 7
+ Âm thanh ngoài hình: 8
+ Âm thanh trong hình: 9
IV. Sự tương quan giữa hình ảnh và âm thanh trong PSTH 9
V. Quá trình sáng tạo Phóng sự truyền hình 10
1. Đề tài và chủ đề trong PSTH 11
2. Kế hoạch thựuc hiện - kịch bản 12
• Ghi hình 12
• Cỡ cảnh - tổng thể 13
• Viễn cảnh (Long Shot) 13
• Toàn cảnh (Wide shot) 13
• Cảnh cận (close shot) 13
• Cỡ cảnh - người 14
• Độ nét sâu 14
• Động tác máy 14
Lia máy 14
Lia theo chuyển động 15
Lia khảo sát (tìm tòi) 15
Lia nhanh 15
Lia dọc 15
Chuyển động lên thẳng (cần cẩu) 15
Chuyển động xuống thẳng (cần cẩu) 15
Zoom 15
Đẩy máy 15
Travelling 16
Góc quay 16
Bố cục 16
Nguyên lý một phần ba 16
Khuôn hình 16
Không gian "nhìn" (Looking room) 17
Cân bằng 18
Chuyển động trên màn hình 18
VI.Các bước làm phóng sự truyền hình 20
1. Khảo sát (liên hệ cơ sở) 20
2. Ghi chép 21
3. Tiến hành phỏng vấn khảo sát 21
VII. Kết cấu một PSTH 22
+ Nêu vấn đề: 23
+ Giải quyết vấn đề: 23
VIII. Một số Ví dụ kịch bản PSTH 27
Hiện trường một vụ phá rừng 28
Phỏng vấn anh Nguyễn văn Nam 29
Phỏng vấn ông Quới 31
Phỏng vấn anh Điểu Hiền 32
Phỏng vấn anh Điểu Nhanh 32
KẾT LUẬN 34
LỜI MỞ ĐẦU

Trong một tờ báo, một chương trình phát thanh hay truyền hình chúng ta bắt gặp nhiều bài báo hay chương trình khác nhau. Sự khác nhau không chỉ ở nội dung phản ánh mà còn ở phương pháp phản ánh. Điều đó thể hiện khả năng cũng như nhu cầu của báo chí trong việc phản ánh cuộc sống đa dạng và phong phú. Mỗi cách phản ánh lại có hiệu quả riêng phù hợp với từng đối tượng phản ánh và mỗi cách phản ánh trên báo chí được định hình, xác định thông qua những bài báo, chương trình gần giống nhau về các thủ pháp thực hiện. Mỗi thể tài, một nhóm thể tài đều có những sức mạnh cũng như những điểm yếu riêng và để thông tin, phản ánh có hiệu quả cho từng đối tượng phản ánh thì lại có một thể tài thích hợp. Do đó, việc sử dụng đúng thể tài phản ánh trên báo chí giúp chúng ta định hướng, chọn lọc các phương tiện, phương pháp và hình thức thích hợp tuỳ từng trường hợp vào đối tượng phản ánh.
Mỗi loại hình báo chí ngoài những đặc trưng chung còn có những nét riêng biệt do tính đặc thù của của loại hình quy định và do đó khi nghiên cứu một thể tài theo một loại hình báo chí nhất định chúng ta cũng phải căn cứ vào chính loại hình đó, tất nhiên trên cơ sở đối chiếu với những nguyên lí báo chí chung. Thể tài Phóng sự Truyền hình (PSTH)có một mối liên hệ, chịu ảnh hưởng nhất định về cách, thủ pháp thực hiện của loại hình phóng sự điện ảnh trước khi truyền hình ra đời cũng như với thể loại phóng sự trên báo viết.






NỘI DUNG

I. Khái niệm phóng sự truyền hình và các dạng phóng sự truyền hình
Theo Karel Storkan: “ Phóng sự không còn bó hẹp ở chỗ mô tả thực tế ngoài mà trở thành một bộ phận hữu cơ trong cố gắng chung của con người nhằm đạt tới những hình thức chân xác của thực tế qua những thay đổi mà các hình thức trải qua cả về mặt sự việc lẫn cảm xúc. Bìa phóng sự thời nay không chỉ là một sự ghi chép đơn thuần mà còn là một lời giải đáp cho một loạt các vấn đề phức tạp liên quan đến đời sống chúng ta”.
Theo Nhà báo Đặng Thái Văn - Trung tâm nghe nhìn cho rằng: “Phóng sự truyền hình là một thể loại phản ánh về một sự việc có diễn biến sự kiện, có sự chứng kiến của người thực hiện, phải làm cho người xem tiếp nhận nhận thức được vấn đề nêu ra.”
Trên cơ sở đó có thể đưa ra một định nghĩa về PSTH như sau: “Phóng sự truyền hình là một thể tài báo chí phản ánh kịp thời một sự kiện, một vấn đề bức xúc của thời cuộc trong quá trình phát sinh, phát triển, với một quan điểm, thái độ nhất định, thông qua phương tiện biểu đạt hình ảnh và âm thanh sống động của truyền hình”.

Có thể phân ra các dạng phóng sự truyền hình chính:
1, Phóng sự sự kiện hay phóng sự thời sự xuất hiện trong các chương trình thời sự. Tính thời sự của sự kiện được đặt lên hàng đầu và thời lượng chỉ giới hạn trong khoảng 2-3 phút do chừng mực có hạn của chương trình thời sự.
2, Phóng sự về một vấn đề hay phóng sự chuyên đề, chuyên mục: CKX,VKT, Vì an ninh tổ quốc…Phóng sự chuyên đề có thể phản ánh về một vấn đề, một thực trạng đang nảy sinh cần giải quyết hay có thể điều tra về một vụ việc thường là tiêu cực trong đó đòi hỏi con số, số liệu thống kê phải tỉ mỉ, chính xác.

II. Khu biệt đề tài PSTH với các thể tài giáp ranh
1. Với tin Truyền hình
Xen kẽ các tin trong chương trình thời sự của các đài TH là những phóng sự về các sự kiện xảy ra hàng ngày, hàng giờ trên thế giới. Xét về mặt thời lượng, một phóng sự không dài hơn một tin bao nhiêu. Tin là sự thông báo ngắn gọn về kết quả của một sự kiện, ở “điểm nút ” của sự kiện, còn phóng sự phản ánh chi tiết một sự kiện hấp dẫn, một biến cố nóng hổi mà người xem quan tâm, cần biết. PSTH sẽ cho biết sự kiện đó diễn ra như thế nào, cùng với những thông tin bối cảnh của sự kiện đó: Nguyên nhân của sự kiện, tác động của sự kiên…Một sự kiện được nhiều người quan tâm có thể là đối tượng của một tin truyền hình thông báo nhanh gọn hay là đối tượng của một phóng sự với những thông tin lí thú, bổ ích về sự kiện đó.
Không phải bất kì một sự kiện, một sự việc nào cũng là đối tượng của phóng sự, nhưng có những sự kiện mà nếu biết khai thác những khía cạnh hấp dẫn của nó, nhất là việc cung cấp thông tin bối cảnh của sự kiện sẽ có thể thực hiện được một phóng sự hay.
Chính đặ điểm phản ánh thời cuộc nóng hổi một cách chi tiết và đi sâu đã khiến PSTH mang dáng dấp một ghi nhanh ở báo viết. Thực ra khái niệm thể tài ghi nhanh chỉ xuất hiện ở Việt Nam vào những năm 60, 70 do nhu cầu phản ánh một cách nhanh chóng mọi hoạt động sản xuất và chiến đấu trên mặt báo.

2. Với phim tài liệu truyền hình
a, Tính thời sự:
Phóng sự truyền hình phản ánh một sự kiện nóng hổi hay một vấn đề thời sự trong đó chủ yếu là thông tin sự kiện trong khi Phim tài liệu Truyền hình đề cập đến những đề tài lớn hơn với thông tin thẩm mỹ là chủ yếu, về những vấn đề đi vào chiều sâu của tư tưởng, tính nhân văn sâu sắc hơn với phạm vi phản ánh quy mô lớn. Hình ảnh của PSTH phải là hình ảnh thời sự của hiện tại, còn hình ảnh của PTLTH có thể vừa là hiện tại vừa là quá khứ.
Có thể nói những vấn đề đặt ra trong phóng sự là những vấn đề nảy sinh trong một thời điểm nhất định của hiện tại, còn vấn đề đặt ra trong PTL là sự xâu chuỗi của quá khứ, hiện tại thậm chí cả tương lai. Chính vì thế những thước phim phóng sự lưu giữ qua các thời kì là nguồn tư liệu quan trọng của phim tài liệu. Cũng do yêu cầu thời sự mà phóng sự lạc hậu rất nhanh.
b, Tính khái quát:
Theo phóng viên Trường Phước: “phóng sự thường đi vào những chi tiết và số liệu cụ thể, còn phim tài liệu đi vào những chi tiết khái quát mang tính chất lâu dài và lời bình trong PSTH không xa sự kiện mà bám chặt vào đó trong khi đó phim tư liệu lại có xu hướng khái quát và hình tượng hoá”.

c, Tính nghệ thuật:
Trong PSTH thì cái quan trọng nhất là những “hình ảnh thời sự” đắt giá, là khả năng nắm bắt thời cuộc nóng hổi còn Phim Tài Liệu lại tập trung vào những vấn đề mang tính khái quát của cuộc sống, mang chiều sâu tư tưởng và mang tính nhân văn sâu sắc đòi hỏi phải có yêu cầu nghệ thuật cao.
Nhà báo Vi Kiến Hoà trong bài giảng của mình về nghiệp cụ Truyền hình đã cho rằng: “Phim Tài liệu TH là một dạng tuỳ bút trong văn học mà ở đó chủ đề tư tưởng đã được hoà trộn và đưa vào một lúc cùng với tư tưởng thẩm mỹ riêng của tác giả một cách cực kì khéo léo, càng tự nhiên càng tốt. Trong PTL cần có một kịch bản văn học đàng hoàng với tư duy trí tuệ sâu sắc trên một loạt các sự kiện tự nhiên đang có, đã có và từng xảy ra”. Do đó mà lời bình trong phim tư liệu phải là một sự chắp cánh cho hình ảnh, còn trong PSTH với mục đích thông tin sự kiện là chính thì lời bình phải bám chặt vào sự kiện bổ sung thông tin cho hình ảnh mà thôi.
d, Tính tổng hợp: PSTH thông thường chỉ là sự phản ánh một sự kiện, một vấn đề một cách đầy đủ và chi tiết trong khi phim tài liệu có thể là sự mổ xẻ một vấn đề, khắc hoạ dáng ( “Những cánh hoa ngược dòng” hay “Chuyện về một người làng võ” khắc hoạ một Đoàn Đình Long đầy nghị lực không những chiến thắng bệnh tật mà còn giúp ích cho đời).
Phóng sự Truyền hình là sự ghi chép thời sự với yếu tố bất ngờ, bị động phải chạy theo thời cuộc cho nên những hình ảnh phóng sự ít khi nuột nà mang tính nghệ thuật. Trong khi đó, để đạt được những hình ảnh chắt lọc mang tính nghệ thuật cao thì Phim Tài liệu TH có thể sử dụng những thước phim thời sự, hay những thước phim tư liệu thậm chí những thước phim “ Phục hiện” ( tái tạo lại hiện thực), “ Trên cơ sở các cảnh đó đã từng xảy ra tại chỗ đó chứu không được bịa ra, hay đóng diễn thêm một số cảnh trên cơ sở nó sẽ phải diễn ra như vậy”.

III. Các yếu tố cấu thành của Phóng sự Truyền hình
1. Hình ảnh
PSTH là một thể tài chủ lực của truyền hình trong hệ thống thông tin báo chí không thể bỏ qua yếu tố hình ảnh.. Chúng ta không thể đòi hỏi hình ảnh của PSTH phải đạt đến mức độ nghệ thuật như hình ảnh điện ảnh bởi vì điện ảnh là một nghệ thuật với chức năng giải trí là chính trong khi truyền hình là một loại hình báo chí có chưc năng thông tin là hàng đầu. Điều chúng tui quan tâm ở đây là những sức mạnh của hình ảnh Điện ảnh trong việc ghi chép, phản ánh hiện thực mà nhiều khi PSTH nói riêng, Truyền hình nói chung đã đáng tiếc bỏ qua.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigai

Well-Known Member
Re: [Free] Phóng sự Truyền hình

Link mới update, mời bạn xem lại bài đầu
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top