Download miễn phí Tiểu luận Bình luận truyền hình Việt Nam trong tiến trình hội nhập





MỤC LỤC
I. Khái niệm và đặc điểm truyền hình - 3 -
1. Khái niệm - 3 -
2. Đặc điểm loại hình của truyền hình - 5 -
3. Sơ lược lịch sử truyền hình - 6 -
3.1. Trên thế giới - 6 -
3.2. Đài THVN là Đài truyền hình quốc gia của nước CHXHCN Việt Nam và là đài phủ sóng toàn quốc duy nhất tại Việt Nam - 8 -
II. Kĩ thuật sản xuất các chương trình truyền hình - 9 -
1. Chương trình truyền hình - 9 -
2. Quy trình sản xuất chương trình truyền hình - 12 -
III. Bình luận truyền hình Việt Nam trong tiến trình hội nhập - 15 -
1. Bình luận và bình luận truyền hình - 15 -
2. Những cơ hội và thách thức của bình luận trên truyền hình trước quá trình hội nhập của Việt Nam - 18 -
2.1. Cơ hội lớn - 18 -
2.2. Thách thức phải vượt qua - 22 -
KẾT LUẬN - 27 -
TÀI LIỆU THAM KHẢO - 28 -
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Anh, Pháp, Đức…truyền hình nhanh chóng trở thành mạng phủ sóng rộng khắp trên phạm vi quốc gia.
- Vào giữa những năm 50 của thế kỷ XX, truyền hình màu xuất hiện ở Mỹ, sau đó nhanh chóng mở rộng sang Tây Âu và Nhật Bản. Người Nhật Bản nhanh chóng tìm thấy sự hấp dẫn của truyền hình màu cả về những khía cạnh xã hội và thương mại của nó. Công nghệ truyền hình màu và sản xuất các thiết bị cho nó được phát triển đặc biệt nhanh ở Nhật Bản từ đầu những năm 60. Quá trình phát triển truyền hình đồng thời với quá trình phát triển khuôn khổ màn hình, tăng giờ, tăng kênh phát sóngvà đa hệ hoá, tiêu chuẩn hoá kỹ thuật đối với thiết bị thu nhận tín hiệu truyền hình.
- Truyền hình cáp bùng nổ vào thập niên 70 của thế kỷ XX ở Bắc Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản với sự giúp đỡ của các vệ tinh nhân tạo trong việc chuyển tiếp những chương trình. Tuy nhiên, từ năm 1949, truyền hình cáp đã xuất hiện ở Mỹ. Mục đích ban đầu của truyền hình cáp là nhằm khắc phục tình trạng khó phủ sóng ở các khu vực địa hình núi non hiểm trở. Hệ thống truyền hình cáp đầu tiên được thiết lập ở Pensinvania và Ôrêgiôn mới chỉ đựoc 3-5 kênh. Hiện nay đã có những kênh truyền hình cáp lớn như CNN với gần 60 triệu thuê bao
Ngày nay, truyền hình trên thế giới đang là một phương tiện truyền thông đại chúng phổ biến và có sức mạnh đặc biệt mà khó có phương tiện truyền thông nào khác sánh nổi. Chắc chắn truyền hình còn giữ được những ưu thế ấy trong thời gian dài nữa nhờ việc phát triển phong phú các loại chương trình, mở ra nhiều loại hình dịch vụ giải trí phục vụ cho nhu cầu đa dạng của con người.
Với sự giúp đỡ của mạng lưới vệ tinh địa tĩnh trong không gian, các chương trình được truyền đi khắp thế giới bất chấp các biên gới quốc gia. Việc ứng dụng kĩ thuật số mở ra cho truyền hình những khả năng càng to lớn hơn trong việc mở rộng phạm vi ảnh hưởng, thu hút công chúng. Trong khoảng 30 năm cuối thế kỉ X, số lượng máy thu hình trên thế gới đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng. Nếu năm 1970 trên toàn thế giới, số lượng máy thu hình tính bình quân trên 1000 dân là 81 máy thì năm 1997, con số đó là 240 máy, tăng gấp 3 lần. Số liện tương tự ở các nước phát triển là 9,9 và và 157 máy và ở các nước chậm phát triển là 0,5 và 28 máy, tức là tăng 55 lần.
3.2. Đài THVN là Đài truyền hình quốc gia của nước CHXHCN Việt Nam và là đài phủ sóng toàn quốc duy nhất tại Việt Nam
Đài được thành lập vào ngày 7/9/1970 từ một ban biên tập thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam. Năm 1976, Đài tách khỏi Đài Tiếng Nói Việt Nam và chuyển trụ sở sang khu vực Giảng Võ hiện nay. Đài chính thức được đặt tên là Đài Truyền Hình Việt Nam vào ngày 30 tháng 4 năm 1987 và bắt đầu từ đó Đài trở thành Đài Truyền hình Quốc gia .
Một số dấu mốc quan trọng của Đài THVN
- Ngày 7/9/1970: VTV được thành lập từ một ban biên tập của Đài Tiếng nói Việt Nam
- 1976: Tách khỏi Đài Tiếng nói Việt Nam và chuyển tới địa điểm mới
- 30/4/1987: Đài chính thức được đặt tên là Đài Truyền Hình Việt Nam
- Ngày 1/1/1990: Bắt đầu phát sóng song song 2 kênh: VTV1 và VTV2
- Tháng 2/1991: Bắt đầu phát sóng vệ tinh kênh VTV1 để các đài địa phương thu và phát lại nhằm phủ sóng toàn quốc
- Tháng 4/1995: Bắt đầu phát chương trình VTV3, và chương trình này được tách thành 1 kênh riêng và được phát sóng vệ tinh vào tháng 3 năm 1998.
- Ngày 27/4/2000: VTV4 được chính thức phát trên mạng toàn cầu qua 3 quả vệ tinh phủ sóng toàn bộ châu Á, châu Âu, Bắc Phi, Bắc Mỹ và Tây Bắc Úc.
- Tháng 3/2001: Chuẩn DVB -T được chính thức chọn làm chuẩn phát sóng số mặt đất của VTV
- Ngày 10/2/2002: Bắt đầu phát VTV5 phục vụ đồng bào thiểu số bằng tiếng dân tộc
- Tháng 10/2004: Mạng DTH được chính thức khai trương song song với mạng TH cáp và MMDS
- Tháng 12/2005: Dịch vụ Internet băng thông rộng được chính thức khai trương trên mạng DTH và Truyền hình cáp
- Năm 2007, kênh VTV6 sẽ ra đời
Cơ cấu tổ chức của Đài THVN
II. Kĩ thuật sản xuất các chương trình truyền hình
1. Chương trình truyền hình
Thuật ngữ chương trình truyền hình thường được sử dụng trong hai trường hợp. Trường hợp thứ nhất, người ta dùng chương trình truyền hình để chỉ toàn bộ nội dung thông tin phát đi trong ngành, trong tuần hay trong tháng của mỗi kênh truyền hình hay cả đài truyền hình. Trường hợp thứ hai chương trình truyền hình dùng để chỉ một hay nhiều tác phẩm hoàn chỉnh hay kết hợp với một số thông tin tài liệu khác được tổ chức theo một chủ đề cụ thể với hình thức tương đối nhất quán, thời lượng ổn định và được phát đi theo định kì. Chương trình truyền hình là sản phẩm lao động của một tập thể các nhà báo và cán bộ kĩ thuật, dịch vụ. Đồng thời đó cũng chính là quá giao tiếp truyền thông giữa những người làm truyền hình với công chúng xã hội rộng rãi. Có thể nói, chương trình truyền hình là sự gặp nhau giữa nhu cầu, thị hiếu của công chúng với mục đích và ý tưởng sáng tạo của những nhà truyền thông bằng phương tiện truyền hình. Một chương trình gọi là có chất lượng khi nó thu hút được sự quan tâm của người xem và thể hiện mục đích của người sáng tạo. Mặt khác bất kỳ chương trình truyền hình nào cũng hàm chứa những giá trị tư tưởng, văn hoá đặc thù của mỗi dân tộc, quốc gia, giai cấp, tầng lớp xã hội cụ thể. Những giá trị này không chỉ được truyền tải qua nội dung mà còn biểu hiênj cả trong phương pháp sáng tạo và hình thức thể hiện của các tác phẩm, tài liệu cũng như cách tổ chức xây dựng chương trình.
Các chương trình truyền hình trong ngày hay trong tuần được bố trí phối hợp với nhau sao cho vừa tránh được sự nhàm chán, tạo sự thu hút liên tục đối với công chúng, vừa phù hợp với thời gian, điều kiện theo dõi của người xem. Đối với các kênh truyền hình tổng hợp, trong những ngày làm việc trong tuần, buổi tối được coi như là giờ “vàng” vì đó là thời điểm có nhiều người xem truyền hình nhất. Vì thế, người ta thường bố trí những chương trình quan trọng có ý nghĩa xã hội vào thời gian này. Những bản tin ngắn thường được bố trí vào sáng sớm và sau thời điểm bữa ăn trưa. Các chương trình giải trí tập trung nhiều vào các ngày nghỉ hay buổi chiều, ban đêm trong các ngày làm việc. Các chương trình dành cho các đối tượng chuyên biệt thường được phát vào thời điểm thích hợp nhất đối với việc tiếp nhận của từng đối tượng. Việc phát lại một chương trình vào các thời điểm khác nhau trong ngày hay trong tuần, tuỳ theo định kỳ của chương trình là điều kiện giúp công chúng có thể lựa chọn thời gian xem phù hợp với thời gian biểu làm việc và sinh hoạt của mình.
Chương trình truyền hình rất phong phú, đa dạng. Người ta liên tục tìm cách để phát triển những chương trình mới đáp ứng kịp thời các nhu cầu khác nhau của xã hội. Nếu xét từ nội dung, chương trình truyền hình bao gồm các nhóm: nhóm các chương trình thời sự - tin tức, nhóm các chương trình giải trí, nhóm các chương trình giáo dục và phổ biến kiến thức khoa học – kĩ thuật. Nếu...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top