Download miễn phí Tiểu luận Kịch bản và vai trò của kịch bản trong sản xuất tác phẩm truyền hình





MỤC LỤC
I. KỊCH BẢN VÀ VAI TRÒ CỦA KỊCH BẢN TRONG SẢN XUẤT TÁC PHẨM TRUYỀN HÌNH 2
II. ĐỂ CÓ MỘT KỊCH BẢN HAY, SÁT VỚI THỰC TẾ 4
III. MỘT SỐ KỊCH BẢN ĐÃ ĐƯỢC ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM SỬ DỤNG 6
CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH: NGƯỜI CỦA CÔNG CHÚNG 7
NHÀ VĂN ĐỖ BÍCH THUÝ 7
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ệc cực kỳ chi tiết, hữu hiệu, giúp người phóng viên biết mình phải là gì trong những giây tiếp theo. Đồng thời kịch bản là một tấm gương soi chiếu xem chi tiết nào, hình ảnh nào phù hợp hay không phù hợp với tư duy lôgích của tác phẩm.
Kịch bản chính là một vị nhạc trưởng chỉ huy cho cả giàn nhạc. Giàn nhạc có càng nhiều người tham gia, với càng nhiều cung bậc càng cần sự chỉ huy tài tình.
II. ĐỂ CÓ MỘT KỊCH BẢN HAY, SÁT VỚI THỰC TẾ
Một kịch bản hay, hấp dẫn trước hết phải là một kịch bản sát với thực tế và muốn kịch bản sát với thực tế đòi hỏi người phóng viên phải có sự tìm tòi, khảo sát, tham khảo. Bạn là một người giỏi phỏng vấn hay được làm việc với nhà quay phim tài ba, hay có kỹ năng viết bài tuyệt vời- tất cả những điều đó sẽ không được phát huy đúng nơi đúng chỗ khi bạn không có sự chuẩn bị kỹ càng và đúng hơn là không có sự khảo sát. Thiếu tìm hiểu, kháo sát, tham khảo kỹ chúng ta không có nhiều sự lựa chọn và không thể định rõ căn cốt của nội dung, tư tưởng.
Khi bắt đầu với một kịch bản ở bất kỳ nội dung nào bạn cũng có thể đặt những câu hỏi sau:
Kịch bản có phù hợp không?
Kịch bản có độc đáo không?
Có gây được cảm xúc không?
Có ảnh hưởng tới công chúng không?
Họ có quan tâm không?
Họ có nói tới, nhắc tới chuyện đó không?
Có phù hợp với mục đích của chương trình hay của nội dung, chủ đề tuyên truyền không?
Có thể làm được không? (đã có nguồn nào để làm? có tiếp cận được không? Có đủ thời gian không? Có đủ tài chính không?...)
Trong quá trình khảo sát để xây dựng kịch bản nhất thiết phải lưu ý hai điều: Không giả định quá nhiều và kiểm tra lại mọi thứ. Khảo sát trước khi làm kịch bản cũng là một cách lấy thông tin từ các mối quan hệ. Đây không phải là những dịp chứng tỏ mình thạo nội dung tới đâu và bạn càng tỏ ra ít hiểu biết hơn thì bạn càng có cơ hội đánh giá đúng khả năng của người trả lời phỏng vấn và giải quyết vấn đề một cách đơn giản
Do đặc thù của truyền hình nên khi khảo sát trước khi xây dựng kịch bản cần khảo sát cả hình ảnh. Chúng ta cần hình ảnh hoá các ý tưởng chính và lập kế hoạch quay phim. Song song với việc thu thập thông tin bạn cũng phải thấy được hình ảnh. Máy quay sẽ ghi cái hình gì? Hình ảnh nào sẽ minh hoạ cho vấn đề này, vấn đề kia? Làm thế nào để minh hoạ thái độ của người tham gia vào chương trình. Trong một kịch bản ngoài nội dung về âm thanh những ý tưởng về hình ảnh mô tả câu chuyện cần được nắm vững chắc. Làm như thế sẽ dễ dàng giúp cả phóng viên lẫn quay phim phát triển kỹ năng hình hoá sự vật.
Bạn phải luôn hỏi chúng ta sẽ nhìn thấy gì/ quay được cái gì? Nghĩ xem nơi diễn ra câu chuyện trông nó như thế nào? Có âm thanh nào nổi bật? (Vì âm thanh giúp gợi mở hình ảnh!) Tâm trạng của mọi người tham gia chương trình/tác phẩm truyền hình đó ra sao, không khí xung quanh thế nào? Yêu cầu người cung cấp thông tin “vẽ một bức tranh” về câu chuyện sẽ diễn ra.
Kết cấu của một kịch bản truyền hình là một trong những nguyên nhân quan trọng tác phẩm truyền hình đó có được hay như ý muốn. Kịch bản giúp tác giả có thể ghép nối các chi tiết hắc búa lại với nhau tạo ra điểm thắt nút, cởi nút của một tác phẩm truyền hình. Nhìn trên kịch bản phần nào giúp tác giả ghép nối có hiệu quả. Ghép nối càng đơn giản càng hiệu quả vì hầu hết diễn biến của một chương trình truyền hình đều có thể đoán được trước. Nguyên tắc vĩnh cửu của người rao hàng trong những ngày hội là trước tiên phải đưa được khách hàng vào lều của mình. Sau đó thông tin mà họ cần biết được truyền đạt một cách đơn giản nhất . Bối cảnh chính là nơi tác phẩm truyền hình diễn ra sống và chết ở đó. Nếu phần này quá sơ sài thì các phần tiếp theo lại trở lên khó hiểu. Nếu quá chú trọng, quá sâu vào bối cảnh, người xem sẽ chuyển sang kênh khác.
Một kịch bản tốt phải bộc lộ được những xung đột trong nội dung của tác phẩm ngay từ nội dung của kịch bản.
Hãy để hình ảnh kể lại điều bạn muốn nói. Và bước đầu tiên để có được những hình ảnh biết nói, những hình ảnh trung tâm của câu chuyện người tạo dựng kịch bản phải viết ít lời bình và tiếp tục câu chuyện.
Trong thực tế kịch bản của các chương trình quay tại trường quay, không phát trực tiếp thì kịch bản ít bị phá vỡ, người phóng viên có thể tin tưởng dựa hoàn toàn vào kịch bản đã tạo dựng để triển khai một chương trình của mình. Còn với những chương trình làm ngoài trời thì việc xây dựng các kịch bản chính, kịch bản dự báo đi kèm là một yêu cầu cần thiết giúp người phóng viên xử lý tốt các tình huống khách quan, bất khả kháng có thể xảy ra.
III. MỘT SỐ KỊCH BẢN ĐÃ ĐƯỢC ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM SỬ DỤNG
CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH: NGƯỜI CỦA CÔNG CHÚNG
NHÀ VĂN ĐỖ BÍCH THUÝ
Chỉ đạo nội dung: Đặng Thái Văn
Chịu trách nhiệm sản xuất: Bích Phượng
Kịch bản: Hoàng Hạnh
Đạo diễn: Hồng Việt
Dẫn chương trình: Thuỳ Anh
Nội dung: các phóng sự
1/ Tìm về nguyên mẫu của tiếng đàn môi sau bờ rào đá
2/ Đời thường bình dị của một nhà văn trẻ
3/ Ngôi nhà số 4 Lý Nam Đế
4/ Trích đoạn phim “ Chuyện của Pao”
5/ Trích đoạn kịch “Diễm 500 đô - la”
6/ Phóng sự về những tác phẩm của Đỗ Bích Thúy
7/ Phóng sự về phong cảnh đẹp gắn với tuổi thơ của Đỗ Bích Thúy
Kết cấu nội dung: Phần 1: Bàn về tiếng đàn môi… và chuyện của Pao.
Phần 2: Đỗ Bích Thúy – Nhà biên kịch
Phần 3: Đời thường
Hình ảnh
Nội dung
Ghi chú
1
Hình hiệu NCCC
Nhạc hiệu
2
Generic
Bắt cận các tác phẩm của nhà văn Đỗ Bích Thuý
Hiện gương mặt của nhà văn cùng dòng chữ: Nhà văn Đỗ Bích Thuý – chỉ viết những gì đã chiêm nghiệm
3
MC dẫn đầu:
Chào mừng quý vị và các bạn đến với chương trình NCCC của Truyền hình Cáp Việt Nam.
Thưa quý vị và các bạn! Có một nữ nhà văn trẻ cứ âm thầm khẳng định tên tuổi mình bằng những tác phẩm đậm đà phong vị của một vùng núi địa đầu đất nước: mảnh đất Hà Giang nơi chị đã được sinh ra và lớn lên. Cuộc sống, con người cùng với những phong tục tập quán nơi đây cứ lặng lẽ ngấm vào chị để rồi đến một ngày tất cả oà ra trên từng trang viết, cho ta thấy một vốn sống dồi dào đã được tích luỹ và chắt lọc tự bao giờ.
Chị cũng là nữ nhà văn được coi là một hiện tượng của văn học Việt Nam trong năm 2005 với tập truyện ngắn vừa được xuất bản “Tiếng đàn môi sau bờ rào đá”. tui xin được trân trọng giới thiệu nhà văn Đỗ Bích Thuý.
4
Nhà văn Đỗ Bích Thuý bước ra chào khán giả và về chỗ ngồi
5
MC trò chuyện với nhà văn
- Chúng ta sẽ bắt đầu từ sự kiện tập truyện ngắn gần đây nhất của chị: “Tiếng đàn môi sau bờ rào đá”, một tập truyện có thể nói đã gây được tiếng vang trên văn đàn trong năm 2005 và đầu năm 2006 này *(MC cầm tập truyện lên). Đó có phải là tất cả những gì chị ấp ủ về quê hương vùng cao của mình, giờ mới có dịp được bày tỏ ra không?
- Tại sao chị lại lấy cái tên “Ti
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top