giangcoi_1016

New Member

Download miễn phí Đề tài Động đất ở khu vực Tây Bắc Việt Nam





MỤC LỤC
Lời cám ơn 0
A.PHẦN MỞ ĐẦU 1
I. Lí do chọn đề tài 1
III. Mục đích, nhiệm vụ, giới hạn đề tài 2
1. Mục đích 2
2. Nhiệm vụ 2
3. Giới hạn đề tài 2
IV.Phương pháp nghiên cứu và các bước thực hiện đề tài 2
1. Phương pháp nghiên cứu 2
1.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 3
1.2 Phương pháp phân tích tổng hợp 3
2. Các bước thực hiện 3
2.1 Bước chuẩn bị 3
2.2 Bước thu thập tài liệu 3
2.3 Bước thực hiện đề tài 4
2.4 Bước kiểm tra và chỉnh sửa 4
B. PHẦN NỘI DUNG 5
CHƯƠNG I. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC TÂY BẮC 5
1.Vị trí địa lý 5
2. Đặc điểm các thành phần tự nhiên 6
2.1. Địa chất kiến tạo 6
2.2. Địa hình 8
2.3 Khí hậu 9
2.4. Thủy văn 11
3. Đặc điểm kinh tế - xã hội 12
3.1 Đặc điểm dân số 12
CHƯƠNG II. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ ĐỘNG ĐẤT 14
1. Động đất là gì? 14
2. Sóng địa chấn 14
3. Các đặc trưng cơ bản của động đất 15
3.2 Năng lượng và độ mạnh của động đất 15
3.3 Cường độ chấn động của động đất 16
4.Nguyên nhân xảy ra động đất 16
CHƯƠNG III. HOẠT ĐỘNG ĐỘNG ĐẤT Ở KHU VỰC TÂY BẮC 18
I. HIỆN TRẠNG ĐỘNG ĐẤT Ở TÂY BẮC 18
1. Động đất Điện Biên (1935) 20
2. Động đất Tuần Giáo (1983) 20
3. Động đất Mường Luân (1996) 22
4. Động đất Thin Tóc hay còn gọi là động đất Điện Biên (năm 2001). 23
4.1Thành phố Điện Biên: 23
4.2Huyện Điện Biên: 24
4.3.Thị trấn Điện Biên Đông: 25
4.4.Huyện Điện Biên Đông: 25
5.Động đất ở Sơn La, phát triển nhất năm 2010 25
II. NGUYÊN NHÂN 27
II.1.Hệ đứt gãy Sông Đà – Sơn La 28
1. Đứt gãy chính Sơn La 28
2. Đới đứt gãy sinh kèm Sìn Hồ 29
3. Đới đứt gãy lông chim sinh kèm Thuận Châu –Yên Châu 29
3.1Đứt gãy Thuận Châu – Phù Yên 30
3.2.Đứt gãy sông Đà 30
4. Đới đứt gãy sinh kèm Mai Châu – Tam Điệp 31
5. Đới đứt gãy lông chim sinh kèm Tuần Giáo – Mường Ang 31
5.1.Đứt gãy Tuần Giáo 31
5.2.Đứt gãy Mường Ang 32
6. Đới đứt gãy sinh kèm Cẩm Thủy – Thanh Hóa 33
II.2. Hệ đứt gãy Mường Tè – Sầm Nưa – Thái Hòa 34
III. GIẢI PHÁP HẠN CHẾ HẬU QUẢ CỦA ĐỘNG ĐẤT. 34
1. Quan trắc động đất ở khu vực Tây Bắc 34
2. Giải pháp kháng chấn cho nhà và công trình ở Việt Nam 38
2.1 Thiết kế các công trình xây dựng nhà thấp tầng và cao tầng. 38
2.2 Thiết kế công trình giao thông 41
2.3 Xử lý trong tính toán thiết kế các công trình thủy lợi và thủy điện. 42
3. Những điều cần chú ý khi động đất mạnh xảy ra 43
3.1.Xác định nhanh chóng các thông số động đất. 43
3.2 Đối với các cấp chính quyền địa phương 44
3.2.3. Đối với động đất mạnh mang tính chất phá hủy: 44
4. Nhân dân trong khu xảy ra động đất 46
4.1 Đối với động đất trung bình và yếu 46
4.2. Trường hợp động đất mạnh và phá hủy 46
C. KẾT LUẬN 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

đất
Cường độ chấn động (Intensity) động đất là đại lượng biểu thị cường độ chấn động mà nó gây ra trên mặt đất và đánh giá được qua mức độ tác động của nó đối với nhà cửa, công trình, mặt đất, đồ vật, con người.
Cường độ chấn động được đánh giá theo các thang phân bậc mức độ tác động của động đất đối với các kiểu nhà cửa, công trình, đồ vật, súc vật, con người và biến dạng mặt đất (Cách đánh giá như vậy được quy định trong thang Cường độ chấn động). Ở Bắc mỹ người ta dùng thang Mercalli cải biên MM phân chia cường độ chấn động thành 12 cấp. Nói chung thang này trùng hợp với thang Kankani- Ziberg dùng ở Tây Âu trước đây và sau này với thang MSK – 64 được Hội đồng Địa chấn châu Âu thông qua năm 1964 và được dung rộng rãi ở Liên Xô trước đây và các nước châu Âu
4.Nguyên nhân xảy ra động đất
Sự phá hủy đột ngột các phần thạch quyển mà chủ yếu là vỏ Trái Đất sẽ gây ra chấn động lan truyền dưới dạng sóng đàn hồi, đó là động đất. Nguyên nhân gây ra những phá hủy đó có thể rất khác nhau: vận động kiến tạo, phun trào núi lửa, sập hang động ngầm,…
Chuyển động của các mảng thạch quyển liên quan với các quá trình háo – ly và sự thay đổi chế độ nhiệt động bên trong Trái Đất gây ra biến dạng chậm chạp nhưng mạnh mẽ và phân dị của vỏ Trái Đất như uốn nếp, nâng cao thành các vùng núi, sụt lún thành các vùng trũng… làm hình thành các hệ thống đứt gãy chia cắt vỏ Trái Đất. Đó là vận động kiến tạo. Phá hủy đột ngột, cục bộ sẽ xảy ra ở những khâu yếu, nơi mà độ bền vững của đá không chịu nổi sức căng được tích lũy và tăng dần trong quá trình vận động. Năng lượng tích lũy được giải phóng và lan truyền ra không gian xung quanh dưới dạng sóng đàn hồi. Động đất phát sinh trong quá trình này gọi là động đất kiến tạo. Có nhiều quan điểm khác nhau về cơ chế phát sinh động đất kiến tạo, nhưng ngày nay quan điểm dược chấp nhạn rộng rộng rãi nhất và được minh chứng đầy đủ nhất bằng quan sát thực tế là quan điểm cho rằng động đất kiến tạo phát sinh dịch chuyển đột ngột của các địa khối dọc theo các đứt gãy địa chất.
Phun trào núi lửa cũng gây phá hủy và chấn động mạnh vỏ Trái Đất, đó là động đất núi lửa. Nham thạch nóng chảy từ các lò trong quyển mềm đi theo các đường nứt, phá hủy chúng mà phun trào lên mặt đất gây ra các vụ nổ núi lửa. Các vụ phá hủy và nổ núi lửa xảy ra gần mặt đất, chấn động lan truyền không xa
Ngoài ra các vụ sập hang động trong các vùng đá vôi cũng gây chấn động. Tuy nhiên đó chỉ là những trận động đât yếu.
Động đất kích thích ( ở hồ chứa ) là hiện tượng tăng hoạt động động đất ở vùng hồ chứa được tích nước. Hiện tượng đó xảy ra ở nhiều vùng hồ, nhiều trường hợp đã xảy ra động đất kích thích mạnh gây hư hỏng đập, phá hoại nhà cửa, công trình, gây thiệt hại lớn về người và của. Động đất kích thích mạnh không xảy ra ở mọi vùng hồ. Nó chỉ xảy ra ở những vùng hồ có điều kiện địa chât, kiến tạo thuận lợi: là vùng hoạt động ứng suất kiến tạo trong đá đã đạt giới hạn, tồn tại các đứt gãy đủ lớn liên quan tới hồ chứa về mặt thủy văn. Trong điều kiện ứng suất đã đạt tới hạn thì ứng suất gia tăng gây lên bởi cột nước trong hồ tuy rất nhỏ nhưng có thể đóng vai trò cơ cấu thúc đẩy. Còn nước thấm sâu theo khe nứt và đứt gãy làm thay đổi áp suất lỗ rỗng, giảm ma sát ở các mặt trượt làm xảy ra động đất ở trạng thái tự nhiên.
CHƯƠNG III. HOẠT ĐỘNG ĐỘNG ĐẤT Ở KHU VỰC TÂY BẮC
I. HIỆN TRẠNG ĐỘNG ĐẤT Ở TÂY BẮC
Cho đến nay các danh mục động đất trên lãnh thổ Tây Bắc Việt Nam ghi nhận 767 trận động đất có Magnitude Ms ³ 3 chiếm gần 2/3 tổng số động đất xảy ra trên toàn lãnh thổ Việt Nam, chứng tỏ lãnh thổ Tây Bắc Việt Nam có tính động đất cao nhất. Chỉ tính riêng trong thế kỷ XX hầu hết cả trận động đất phát triển nhất xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam đều tập trung vào khu vực Tây Bắc. Đó là các trận động đất mạnh tiêu biểu ở Việt Nam mà Viện Vật Lý địa cầu đã điều tra thực địa:
Động đất Điện Biên
Động đất Tuần Giáo
Động đất Lục Yên
Động đất Hoà Bình
Động đất Tạ Khoa
Động đất Lai Châu
Ngoài ra bằng tài liệu ghi chép trong lịch sử, tài liệu khảo sát động đất mạnh trong những năm đầu của thế kỷ XX và số liệu quan trắc bằng mạnh lưới trạm địa chấn Việt Nam còn ghi nhận được các trận động đất yếu hơn, có chấn cấp từ 1 độ Richter trở lên
Bảng: Các vùng phát sinh động đất M ³5 khu vực Tây Bắc
Tên vùng
Msmax
Msmin
b
h(km)
N
Sông Hồng – Sông Chảy
Nghĩa Lộ - Hòa Bình
Phong Thổ
Mường La – Chợ Bờ
Sông Đà
Sơn La
Hạ lưu Sông Mã
Sông Mã – Pu mây tun
Lai Châu – Điện Biên
Mường Tè
Mường Nhé
6,0
5,5
5,5
5,5
5,5
7,0
5,5
7,0
6,0
5,5
5,5
4,5
4,5
4,5
4,5
4,5
4,5
4,5
4,5
4,5
4,5
4,5
0,93
0,78
0,78
0,78
0,78
0,78
0,78
0,78
0,78
0,78
0,78
17
12
12
12
22
12
22
12
12
12
12
0,345
0,03
0,06
0,03
0,08
0,16
0,08
0,10
0,10
0,03
0,03
(Nguồn: Vật lý địa cầu)
1. Động đất Điện Biên (1935)
Động đất Điện Biên xảy ra vào hồi 23h 22 phút ngày 1 tháng 11 năm 1935 tai khu vực phía Đông Nam thành phố Điện Biên, Magnitude Ms= 6,8 độ Richter. Động đất dã gây hư hại nặng các nhà máy xây tại Điện Biên, Sơn La. Đại bộ phận các tường nhà xây bị nứt nẻ. Tại vùng chấn tâm ngườì ta quan sát thấy nứt đất rộng tới 20 cm và đoạn dài nhất có thể đạt 50 m. Chấn động cấp 7 quan sát tại Lai Châu và gây hư hại một ít nhà cửa. Bản đồ đẳng chấn của động đất Điện Biên năm 1935 do Robert vẽ lần đầu tiên vào năm 1935, theo đó thì chấn động cực đại tại vùng chấn tâm là cấp 9. Sau đó, qua công tác điều tra động đất trong nhân dân, Nguyễn Hữu Thái đã vẽ lại vào năm 1996. Theo kết quả này thì chấn động cực đại tại vùng chấn tâm chỉ đạt cấp 8- 9 thang MSK – 64. Và vậy thì Magnitude động đất là khoảng 6,8 độ Richter, độ sâu chấn tiêu là 25 km.
2. Động đất Tuần Giáo (1983)
Động đất Tuần Giáo là sự kiện động đất nổi bật không những ở Tây Bắc mà còn là trận động đất đặc trưng ở nước ta bởi vì:
- Là trân động đất mạnh được ghi bằng máy đầy đủ nhất trong lịch sử nghiên cứu động đất ở Việt Nam.
- Là trận động đất được phối hợp nghiên cứu toàn diên nhất, kể cả vấn đề hợp tác nghiên cứu với nước ngoài, và vì vậy có nhiều công trình công bố kể cả trong nước và ngoài nước đề cập đến.
- Có thể nói rằng dộng đất Tuần Giáo đã thúc đẩy sự phát triển về công tác nghiên cứu địa chấn ở Viện Vật lí Địa cầu, mở ra một giai đoạn phát triển mới với số lượng cán bộ nghiên cứu ccungx như sự tăng cường thiết bị cho nghiên cứu và phát triển mạng lưới đài trạm.
Động đất Tuần Giáo xảy ra vào hồi 14h 18 phút ngày 24 tháng 6 năm 1983 trong vùng núi cách thị trấn Tuần Giáo về phía Bắc khoảng 11 km. Magnitude của động đất được xác định là Ms=6,7độ Richter. Cường độ chấn độ chấn trong vùng cực động I0= 8 – 9 (thang MSK)
Hình 4. Phân bố kh...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H Tạo việc làm cho lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở quận Cầu Giấy Luận văn Kinh tế 2
T Nghiên cứu đa dạng sinh học một số nhóm động vật không xương sống ở đất (Mối, Collembola, Nhện, Giun Luận văn Sư phạm 0
M Nghiên cứu đa dạng sinh học động vật chân khớp ở đất ở vườn quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc Luận văn Sư phạm 0
L Chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp và tác động của nó đến các nhóm lợi ích ở tỉnh Bắc Ninh Kinh tế chính trị 3
N Giải quyết việc làm cho người lao động vùng thu hồi đất ở tỉnh Khánh Hòa Luận văn Kinh tế 0
C Đánh giá biến động môi trường đất lúa với mức độ thâm canh khác nhau ở vùng đồng bằng sông Hồng Khoa học Tự nhiên 0
T Động đất và Sóng thần ngày 11/3/2011 và ảnh hưởng của nó đến đời sống, hoạt động kinh tế ở Nhật Bản Luận văn Sư phạm 0
L Nghiên cứu giá đất ở phục vụ công tác quản lý tài chính về đất đai và phát triển thị trường bất động Khoa học Tự nhiên 0
K Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến một số hệ sinh thái đất ngập nước ở Hà Nội và đề xuất biệ Khoa học Tự nhiên 0
D Thực trạng và các giải pháp quản lý thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản ở huy Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top