kuku_t3

New Member

Download miễn phí Luận văn Chất lượng cuộc sống tỉnh Bình Thuận - Hiện trạng và giải pháp





MỤC LỤC
Trang phụbìa
Lời cám ơn
Mục lục
Danh mục các chữviết tắt
Danh mục các bảng sốliệu, các sơ đồ, biểu đồ, bản đồ
MỞ ĐẦU.1
Chương 1: CƠSỞLÝ LUẬN
1.1. Một sốkhái niệm liên quan đến chất lượng cuộc sống .6
1.2. Các chỉtiêu đánh giá chất lượng cuộc sống .8
1.3. Tổng quan vềmức sống dân cưtrên thếgiới và Việt Nam.27
Chương 2 : CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ HIỆN TRẠNG
CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống dân cư
tỉnh Bình Thuận .44
2.2. Thực trạng chất lượng cuộc sống dân cưtỉnh Bình Thuận .69
Chương 3:NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CUỘC SỐNG DÂN CƯTỈNH BÌNH THUẬN
3.1. Căn cứxây dựng .108
3.2. Định hướng mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống dân cưtỉnh
Bình Thuận.108
3.3. Những giải pháp cụthểnhằm nâng cao CLCS dân cư.116
KẾT LUẬN.123
TÀI LIỆU THAM KHẢO.124
PHỤLỤC .126



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


Tỷ suất tử làm giảm quy mô dân số và là một trong hai yếu tố quan trọng của
gia tăng dân số tự nhiên.
Tỷ suất tử của tỉnh thấp hơn so với mức trung bình của cả nước và nhiều
vùng khác trong nước, chẳng hạn như đồng bằng sông Hồng (5.60/00 năm 2006),
Duyên hải Nam Trung Bộ (4,9 0/00). Tỷ suất tử của tỉnh luôn thấp hơn 50/00, tỷ suất
tử thô chỉ dao động trong khoảng từ 4.10/00 đến 4.50/00.
Bảng 2.3. Tỉ suất tử thô tỉnh Bình Thuận theo thành thị và nông thôn
Đơn vị:%o
Năm 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Toàn tỉnh 4,83 4,62 4,55 4,50 4,48 4,47 4,45 4,42
Thành thị 4,25 4,06 4,01 3,99 3,97 3,96 3,95 3,97
Nông thôn 5,08 4,87 4,79 4,75 4,73 4,72 4,75 4,70
Nguồn:Cục thống kê tỉnh Bình Thuận, 2006
Tỷ suất tử thô có sự khác nhau giữa các địa phương trong toàn tỉnh. Những
địa phương ở vùng cao, vùng xa thì tỷ suất tử thô thường cao. Mặc dù mạng lưới y
tế tuyến huyện, tuyến xã có sự tiến bộ đáng kể, song nhìn chung vẫn còn mỏng và
chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân. Tỷ suất tử thô còn có sự thay đổi giữa
khu vực thành thị và nông thôn. Những nơi nào là vùng sâu, vùng xa thường là
những khu vực nông thôn, với những khó khăn trong vấn đề phát triển kinh tế, trở
ngại trong việc phát triển giao thông.
Cũng giống như tỷ suất sinh thô tỷ suất tử thô ở khu vực thành thị luôn thấp
hơn so với khu vực nông thôn. điều này có thể phản ánh một phần nào về mức sống
giữa hai khu vực. Ở những khu vực nông thôn, đặc biệt là những vùng sâu, vùng xa,
vùng có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống thì việc chăm sóc y tế cũng gặp không ít
khó khăn. Chẳng hạn ở những vùng Đông Tiến, Phan Lâm…
Tỷ suất tử của trẻ em ở nhóm dưới 1 tuổi và 5 tuổi giảm đáng kể trong những
năm vừa. Các chương trình chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em được thực rộng
khắp trong toàn tỉnh. Đây là một nỗ lực rất lớn của ngành y tế trong việc nâng cao
chất lượng khám sức khỏe cho người dân. Tỷ suất tử vong còn có sự thay đổi ở các
nhóm tuổi, nếu như ở nhóm từ 0-16 tuổi các em nữ tử vong cao hơn, đến độ tuổi từ
65 trở lên thì tử vong ở nam cao hơn ở nữ. Có thể thấy mức tử vong của tỉnh đã
phần nào phản ánh việc CLCS người dân ngày một cải thiện, các điều kiện y tế
được đảm bảo ngày một tốt hơn.
* Gia tăng dân số tự nhiên.
Gia tăng dân số tự nhiên được quyết định bởi sự chênh lệch giữa tỷ suất sinh
thô và tỷ suất tử thô trong một thời gian nhất định (1 năm), được tính bằng % hay
0/00.
Có thể nói gia tăng dân số tự nhiên quyết định sự phát triển dân số ở tỉnh
Bình Thuận bởi vì gia tăng dân số cơ học không đáng kể. Tỷ lệ này không ngừng
giảm qua các năm từ 1992 đến năm 2001. Tỷ suất sinh giảm dẫn đến việc gia tăng
dân số của tỉnh cũng giảm.
Baûng 2.4. Tỷ suất gia tăng dân số tự nhiên của tỉnh qua các năm
(Đơn vị:%)
Năm 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Tỷ suất tăng
dân số tự
nhiên
1,7 1,76 1,69 1,62 1,56 1,49 1,46 1,41
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bình Thuận, 2006
Qua bảng trên ta thấy rõ rằng gia tăng dân số tự nhiên của tỉnh đã giảm đáng
kể kể từ năm 1999 đến năm 2006. Từ 1,7% năm 1999, giảm xuống còn 1,41% năm
2006 tức là đã giảm đi được gần 3%. Nếu như thời kỳ 1992 - 1996 tỷ lệ sinh trong
toàn tỉnh là 3,08%, tỷ lệ tử là 0, 41% và gia tăng tự nhiên là 2,67% thì đến giai đoạn
1999 - 2006 các con số này là: tỷ lệ sinh: 2,04%, tỷ lệ tử: 0,45%, gia tăng tự nhiên
là 1,59%. Những kết quả đạt được trong công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình
của tỉnh Bình Thuận là không thể phủ nhận, một sự biến đổivô cùng to lớn nếu như
so với thời kỳ từ 1992 – 1996. Tuy vậy, có thể thấy rằng tỷ lệ gia tăng tự nhiên toàn
tỉnh vẫn ở mức cao, cao hơn mức trung bình của cả nước (1,21% năm 2006), so với
một số địa phương trong khu vực Đông Nam Bộ thì Bình Thuận vẫn có tỷ lệ gia
tăng tự nhiên khá cao. Tuy vậy, đây cũng là những kết quả đáng khích lệ trong công
tác dân số và kế hoạch hóa gia đình của tỉnh Bình Thuận. Sự gia tăng tự nhiên thay
đổi từ những vùng xa xôi hẻo lánh, đến những khu vực đồng bằng, từ những vùng
nông thôn đến những khu vực thành thị.
0
0.5
1
1.5
2
2.5
1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Năm
%
Tỉ lệ tử Tỉ lệ sinh Tỉ lệ tăng tự nhiên
Chúng ta có thể thấy đường biểu diễn tỷ lệ sinh và gia tăng tự nhiên có sự
giảm đáng kể. Đây là cơ sở cho việc phát triển kinh tế, nâng cao mức sống người
dân của tỉnh. Ở các địa phương miền núi tỷ lệ sinh vẫn còn cao, chính vì vậy, gia
tăng tự nhiên vẫn còn khá cao. Điều này gây khó khăn cho việc nâng cao CLCS dân
cư. Đối với các địa phương ở thành thị, miền đồng bằng như: Phan Thiết, Hàm Tân
thì tỷ suất sinh thấp hơn, gia tăng tự nhiên cũng thấp vì vậy có nhiều thuận lợi trong
Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tỉnh Bình Thuận
việc nâng cao mức sống người dân. Vấn đề quan trọng là vẫn phải tiếp tục giảm tỷ
lệ sinh để từ đó có thể giảm gia tăng tự nhiên. Tỉnh cần chú trọng hơn nữa đến
những vùng xa xôi khó khăn cho phát triển kinh tế, coi trọng công tác kế hoạch hoa
gia đình. Có như vậy mới góp phần cải thiện đời sống người dân.
* Gia tăng cơ giới:
Đối với địa phương như Bình Thuận thì gia tăng cơ giới không đáng kể, chủ
yếu gia tăng dân số là do gia tăng tự nhiên quyết định. Điều này khác với nhiều địa
phương có nền kinh tế mạnh trong khu vực nói riêng và toàn quốc nói chung, gia
tăng cơ giới rất cao. Có thể thấy rõ điều đó qua thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa
(Đồng Nai), Bình Dương. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, Bình Thuận đã có
những bước phát triển đáng kể về kinh tế đặc biệt là du lịch cũng như việc xây dựng
các khu công nghiệp cũng đã thu hút dân cư từ các tỉnh vào Bình Thuận để lập
nghiệp sinh sống. Mặc dù vậy, số lượng này vẫn không nhiều và gia tăng dân số của
Bình Thuận vẫn chủ yếu là gia tăng tự nhiên.
2.2.1.2. Kết cấu dân số
* Kết cấu sinh học
- Kết cấu theo độ tuổi
Dân số Bình Thuận có cơ cấu trẻ: nhóm 0 – 14 tuổi chiếm 35,14%, nhóm dân
số trong độ tuổi lao động chiếm 57,3%, nhóm trên tuổi lao động là 7,6%. Sự biến
động cơ cấu tuổi của dân số có xu hướng ngày càng hợp lý, tỷ lệ dn số phụ thuộc
giảm dần từ 0,85 (1999) xuống 0,81 (2000) và 0,74 (2004). Đây có thể coi là một
thuận lợi về nguồn lực trong giai đoạn tới, tuy nhiên đây cũng là khó khăn trong tạo
việc làm, xóa đói giảm nghèo, giáo dục đào tạo cũng như các vấn đề khác.
-Kết cấu dân số theo giới tính.
Việc nghiên cứu kết cấu dân số theo giới tính có một ý nghĩa rất quan trọng
trong việc nâng cao mức sống dân cư. Theo nghiên cứu thì phụ nữ tạo ra thu nhập
thông thường thấp hơn so với nam giới. Đây cũng là một điều hợp ly, bởi vì phụ nữ
không chỉ có chức năng tạo ra thu nhập mà còn bị chi phối bởi chức năng người mẹ,
người vợ, nhất là theo quan điểm Á - Đông thì điều này càng thể hiện rõ nét .
Bảng 2.5. Dân số phân theo giới tính của các địa phương trong tỉnh năm 2006
Đơn vị...
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top