Download miễn phí Đề cương Ôn tập Triết học





* Khái niệm tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất:
Sự phát triển của lực lượng sản xuất được đánh dấu bằng trình độ của công cụ lao động, nó thể hiện trình độ chinh phục tự nhiên của con người trong các giai đoạn lịch sử.
- Trình độ của lực lượng sản xuất được đánh giá (biểu hiện) ở trình độ của:
+ Công cụ lao động
+ Kinh nghiệm và kỹ năng lao động của con người
+ Tổ chức và phân công lao động xã hội
+ ứng dụng khoa học vào sản xuất
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hất: là hoạt động cơ bản nhất của con người, quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Quan trọng nhất vì nó làm ra của cải vật chất đảm bảo sự tồn tại của xã hội, có nó mới tồn tại các hoạt động xã hội
+ Hoạt động chính trị xã hội: là hoạt động đấu tranh giai cấp, dân tộc, có vai trò thúc đẩy sự phát triển văn minh của xã hội và nhân loại. Là hình thức cao nhất vì chỉ có xã hội loài người mới có
+ Hoạt động thực nghiệm khoa học: là hoạt động thí nghiệm, thực nghiệm bằng các phương tiện vật chất của khoa học, hoạt động này thúc đẩy quá trình nhận thức của con người về thế giới khách quan, góp phần nâng cao đời sống của con người. Hình thức đặc biệt nhất vì được tiến hành trong điều kiện lý tưởng mà con người nghĩ ra
Trong giai đoạn hiện nay thì cả ba hình thức hoạt động đồng thời và đan xen lẫn nhau
ý 2: Mối quan hệ
* Thực tiễn quyết định lý luận (Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức )
- Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức
+Thực tiễn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ, cũng như khuynh hướng phát triển của nhận thức. Chính con người có nhu cầu khách quan là phải giải thích thế giới và cải tạo thế giới đó, cho nên đã buộc con người trực tiếp tác động và các sự vật, hiện tượng bằng hoạt động thực tiễn của mình. Nhờ đó làm cho các sự vật bộc lộ những thuộc tính, đặc điểm của mình, đem lại tài liệu cho nhận thức. Cho nên xét đến cùng không có lĩnh vực tri thức nào lại không xuất phát từ thực tiễn.
+Nhờ hoạt động thực tiễn mà các giác quan con người ngày càng phát triển, năng lực tư duy lôgíc nâng cao; hơn nữa con người còn toạ ra những phương tiện hỗ trợ cho các giác quan đó cho phép nhận thức được chính xác và sâu sắc hơn về sự vật.
- Thực tiễn là mục đích của nhận thức
Mục đích của nhận thức đầy đủ hiện thực khách quan là để áp dung vào hiện thực, cải tạo hiện thực. Sự áp dụng đó không còn cách nào khác là phải thông qua thực tiễn, đó là sự vật chất hoá những qui luật, tính tất yếu đã nhận thức được. Điều đó không chỉ là mục đích của con người, mà còn là mục đích nói chung của các ngành khoa học. Các qui luật, định luật của khoa học khái quát được nhờ hoạt động thực tiễn, mà còn là vì thực tiễn nó mới tồn tại .
- Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm tra chân lý
Thực tiễn là nguồn gốc, cơ sở, động lực của nhận thức, hình thành nên quá trình nhận thức, cho nên việc kiểm tra tính đúng đắn của tri thức là phải dựa vào thực tiễn, chứ không phải theo lối lập luận chủ quan.
+Lý luận tác động trở lại thực tiễn theo 2 hướng:
Tích cực: Với những lý luận khoa học giúp con người có thêm công cụ để khám phá, cải tạo tự nhiên để phục vụ cho lợi ích của con người
Tiêu cực: Lý luận không đúng làm sai lệch nhận thức về thế giới khách quan
Lý luận chỉ tác động vào thực tiễn thông qua hoạt động thực tiễn của con người, khi nó thâm nhập vào quần chúng
ý 3: ý nghĩa
-- Luôn quán triệt quan điểm thực tiễn trong nhận thức và hành động. Nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, từ yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn. Khi xây dựng biện pháp. chủ trương nào đó cũng phải căn cứ vào thực tiễn, phải huy động công cụ, phương tiện để giải quyết những vấn đề cuộc sống đặt ra. Mỗi thời kì, mỗi giai đoạn phải tổng kết thực tiễn. Kịp thời loại bỏ những chính sách lạc hậu lỗi thời, từ trong thực tiễn phải biết đúc rút những bài học kinh nghiệm trên cơ sở đó khái quát thành lí luận. lí luận phải liên hệ với thực tiễn, phải có tác động với thực tiễn
- Nghiên cứu lí luận đi đôi với thực tiễn, học đi đôi với hành
- Chống bệnh chủ quan duy ý chí, máy móc, quan liêu, chủ nghĩa giáo điều: tư tưởng tách rời giữa lí luận và thực tiễn.
- Chống chủ nghĩa kinh nghiệm, từ kinh nghiệm kiểm nghiệm bổ sung trong thực tiễn và khái quát thành lí luận.
- Vận dụng trong quá trình đổi mới của nước ta: Năm 1986 chúng ta phải tíên hành đổi mới vì thực tiễn, hoàn cảnh, điều kiện thực tế có nhiều thay đổi nên phải thay đổi tư duy lý luận, cần đổi mới về tư tưởng, quan điểm, đường lối để phát triển kinh tế, từ đó phát triển văn hoá,mọi mặt của đời sống xã hội
Câu hỏi: Lê nin viết: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lí, của nhận thức hiện thực khách quan”. Phân tích câu nói trên để làm sáng tỏ con đường biện chứng của nhận thức chân lí.
ý 1: Khái niệm nhận thức
* Quan niệm về nhận thức của trào lưu trước triết học Mác
- Quan điểm duy tâm chủ quan: Cho rằng nhận thức là phức hợp của các cảm giác con người. Vì vậy, họ không có cơ sở khách quan để khẳng định con người có khả năng nhận thức được thế giới.
- Quan điểm duy tâm khách quan: Cho rằng nhận thức là sự hồi tưởng lại của linh hồn bất tử về thế giới các ý niệm mà nó đã chiêm ngưỡng được nhưng bị lãng quyên.
- Quan điểm của chủ nghĩa duy vật trước Mác: Thừa nhận con người nhận thức được thế giới. Tuy nhiên do hạn chế bởi tính trực quan và siêu hình, nên họ hiểu nhận thức là sự phản ánh đơn giản, sao chép máy móc nguyên si sự vật.
* Quan điểm về bản chất nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng (4 kết luận của Lênin về nhận thức hay các quan đỉêm của Lênin)
- Thừa nhận đối tượng nhận thức là thế giới hiện thực khách quan, tồn tại độc lập với ý thức của con người. Có nghĩa là đầu tiên phải tồn tại thế giới khách quan bên ngoài, sau đó trở thành đối tượng của nhận thức
- Khẳng định con người có khả năng nhận thức được thế giới khách quan.
- Nhận thức là một quá trình biện chứng từ chưa biết đến biết, biết ít đến biết nhiều.
- Thực tiễn là cơ sở trực tiếp và chủ yếu nhất hình thành nên quá trình nhận thức.
* Định nghĩa nhận thức: Nhận thức là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn.
ý 2: Triết học Mác- lênin coi nhận thức không phải là sự phản ánh giản đơn mà là một quá trình biện chứng dựa trên cơ sở hoạt động thực tiễn và quá trình đó được Lê- nin diễn tả qua luận điểm “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lí, của nhận thức hiện thực khách quan”
Nhận thức không phải là một sự phản ánh nguyên xi, sao chép máy móc hiện thực mà là một quá trình phát triển theo từng giai đoạn, những giai đoạn này liên hệ với nhau và giai đoạn này là tiền đề của giai đoạn kia. Theo như luận điểm trên của Lênin, quá trình nhận thức trải qua hai khâu:
- Khâu 1: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng
* Nhận thức cảm tính (trực quan sinh động): Là giai đoạn đầu của quá trình nhận thức, con người nhận thức thế giới khách quan thông qua các giác quan của mình trong sự phong phú của sự vật, hiện tượng. Cấp độ ...
 
Top