toi_toi

New Member
Download miễn phí Tiểu luận Nguyên lý mối liên hệ phổ biến và vấn đề mối liên hệ tác động qua lại giữa tăng trưởng kinh tế - vấn đề bảo vệ môi trường
Nguyên lý mối liên hệ phổ biến và vấn đề mối liên hệ tác động qua lại giữa tăng trưởng kinh tế vấn đề bảo vệ môi trường
Mở đầu
Hơn 20 năm qua, kể từ khi bước vào thực hiện mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN, nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng nhanh, đạt được nhiều thành tựu lớn, làm thay đổi khá rõ tình hình đất nước. Kinh tế ra khỏi tình trạng khủng hoảng, hoạt động ngày càng năng động và có hiệu quả. Của cải xã hội ngày càng nhiều, hàng hóa ngày càng phong phú. Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Đất nước chẳng những giữ vững được ổn định chính trị trước những chấn động lớn trên thế giới mà còn có bước phát triển đi lên. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng bình quân 7%/năm. Nông nghiệp phát triển liên tục, đặc biệt là về sản xuất lương thực, nuôi trồng và khai thác thủy sản. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 13,5%/năm. Hệ thống kết cấu hạ tầng được tăng cường. Các ngành dịch vụ, xuất khẩu và nhập khẩu phát triển. Quan hệ đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế không ngừng được mở rộng,...
Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng cao của nền kinh tế, chúng ta đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường đang xảy ra với quy mô ngày càng rộng và mức độ ngày càng nghiêm trọng. Việc khai thác quá mức các nguồn tài nguyên, sử dụng các hoá chất độc hại trong công - nông nghiệp, các chất thải không được xử lý trước khi thải ra môi trường, khói bụi và tiếng ồn từ các nhà máy, phương tiện giao thông...đang dẫn tới tình trạng môi trường ngày càng kiệt quệ và ô nhiễm.
Do vậy, có thể nói giữa tăng trưởng kinh tế và vấn đề bảo vệ môi trường có mối liên hệ tác động qua lại mật thiết. Xuất phát từ thực tế khách quan đó, cần tìm hiểu, phân tích, đánh giá mối liên hệ này thông qua phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến từ đó tìm ra giải pháp góp phần cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường. Việc tìm ra hướng đi phù hợp cho vấn đề này đóng vai trò quan trọng trong việc giúp kinh tế tăng trưởng bền vững nhưng vẫn đảm bảo môi trường ngày càng xanh, sạch, đẹp.

1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là một trong hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật:
1.1. Khái niệm mối liên hệ:
Các sự vật, các hiện tượng và các quá trình khác nhau của thế giới có mối liên hệ qua lại, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau hay chúng tồn tại biệt lập, tách rời nhau? Nếu chúng có mối liên hệ qua lại thì cái gì quy định mối liên hệ đó?
Trong lịch sử triết học, để trả lời những câu hỏi đó ta thấy có nhiều quan điểm khác nhau. Trả lời câu hỏi thứ nhất, những người theo quan điểm siêu hình cho rằng các sự vật, hiện tượng tồn tại biệt lập, tách rời nhau, cái này tồn tại bên cạnh cái kia. Chúng không có sự phụ thuộc, không có sự ràng buộc và quy định lẫn nhau. Nếu giữa chúng có sự quy định lẫn nhau thì cũng chỉ là những quy định bề ngoài, mang tính ngẫu nhiên.
Tuy vậy trong số những người theo quan điểm siêu hình cũng có một số người cho rằng, các sự vật, hiện tượng có mối liên hệ với nhau và mối liên hệ rất đa dạng, phong phú, song các hình thức liên hệ khác nhau không có khả năng chuyển hóa lẫn nhau. Chẳng hạn, giới vô cơ và giới hữu cơ không có liên hệ gì với nhau; tồn tại độc lập, không thâm nhập lẫn nhau; tổng số đơn giản của những con người riêng lẻ tạo thành xã hội, v.v..
Trái lại, những người theo quan điểm biện chứng lại cho rằng, các sự vật, hiện tượng, các quá trình khác nhau vừa tồn tại độc lập, vừa quy định, tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau.
Trả lời câu hỏi thứ hai, những người theo chủ nghĩa duy tâm khách quan và chủ nghĩa duy tâm chủ quan trả lời rằng, cái quyết định mối liên hệ, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng là một lực lượng siêu tự nhiên (như trời) hay ở ý thức, cảm giác của con người.
Những người theo quan điểm duy vật biện chứng khẳng định tính thống nhất vật chất của thế giới là cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng. Các sự vật, hiện tượng tạo thành thế giới, dù có đa dạng, phong phú, có khác nhau bao nhiêu, song chúng đều chỉ là những dạng khác nhau của một thế giới duy nhất, thống nhất - thế giới vật chất. Nhờ có tính thống nhất đó, chúng không thể tồn tại biệt lập, tách rời nhau, mà tồn tại trong sự tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau theo những quan hệ xác định. Chính trên cơ sở đó, triết học duy vật biện chứng khẳng định rằng, liên hệ là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định, sự tác động qua lại, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, của một hiện tượng trong thế giới.
1.2. Các tính chất của mối liên hệ:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, mối liên hệ có ba tính chất cơ bản: Tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú.
- Tính khách quan của mối liên hệ biểu hiện: các mối liên hệ là vốn có của mọi sự vật, hiện tượng; nó không phụ thuộc vào ý thức của con người.
- Tính phổ biến của mối liên hệ biểu hiện: bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào; ở bất kỳ không gian nào và ở bất kỳ thời gian nào cũng có mối liên hệ với những sự vật, hiện tượng khác. Ngay trong cùng một sự vật, hiện tượng thì bất kỳ một thành phần nào, một yếu tố nào cũng có mối liên hệ với những thành phần, những yếu tố khác.
- Tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ biểu hiện: sự vật khác nhau, hiện tượng khác nhau, không gian khác nhau, thời gian khác nhau thì các mối liên hệ biểu hiện khác nhau. Có thể chia các mối liên hệ thành nhiều loại: mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bên ngoài, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ thứ yếu, v.v.. Các mối liên hệ này có vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và vận động của sự vật, hiện tượng.
Sự phân chia từng cặp mối liên hệ chỉ mang tính tương đối, vì mỗi loại mối liên hệ chỉ là một hình thức, một bộ phận, một mắt xích của mối liên hệ phổ biến. Mỗi loại mối liên hệ trong từng cặp có thể chuyển hóa lẫn nhau tùy theo phạm vi bao quát của mối liên hệ hay do kết quả vận động và phát triển của chính các sự vật.
Tuy sự phân chia thành các loại mối liên hệ chỉ mang tính tương đối, nhưng sự phân chia đó lại rất cần thiết, bởi vì mỗi loại mối liên hệ có vị trí và vai trò xác định trong sự vận động và phát triển của sự vật. Con người phải nắm bắt đúng các mối liên hệ đó để có cách tác động phù hợp nhằm đưa lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động của mình.
Phép biện chứng duy vật nghiên cứu các mối liên hệ phổ biến chi phối sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.
1.3. Ý nghĩa phương pháp luận:
- Vì các mối liên hệ là sự tác động qua lại, chuyển hoá, quy định lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng và các mối liên hệ mang tính khách quan, mang tính phổ biến nên trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiến con người phải tôn trọng quan điểm toàn diện, phải tránh cách xem xét phiến diện.
Quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta nhận thức về sự vật trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật và trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác, kể cả mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp. Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng về sự vật.
Đồng thời, quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải biết phân biệt từng mối liên hệ, phải biết chú ý tới mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ tất nhiên, và lưu ý đến sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các mối liên hệ để hiểu rõ bản chất của sự vật và có phương pháp tác động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động của bản thân.
Trong hoạt động thực tế, theo quan điểm toàn diện, khi tác động vào sự vật, chúng ta không những phải chú ý tới những mối liên hệ nội tại của nó mà còn phải chú ý tới những mối liên hệ của sự vật ấy với các sự vật khác. Đồng thời, chúng ta
+ Nâng cao chất lượng sống và ý thức cho người dân ven biển để họ tích cực tham gia vào công tác bảo vệ môi trường biển
+ Xây dựng và duy trì các hệ thống xử lý nước thải, tránh thải nước thải gần các bãi cá, bãi tắm
+ Phát triển nuôi trồng thủy sản, giảm lãng phí trong đánh bắt, bảo quản và chế biến thuỷ hải sản,
+ Cấm dùng các hình thức khai thác, đánh bắt cá mang tính chất huỷ diệt
+ Bảo vệ các hệ sinh thái (HST) nhạy cảm như: HST rạn san hô, HST cửa sông, HST rừng ngập mặn....
- Bảo vệ và quản lý nguồn nước ngọt:
+ Có các tiêu chuẩn về nước thải thành phố và công nghiệp
+ Đảm bảo nước sạch, an toàn cho người dân ở nông thôn
+ Quản lý việc khai thác đánh bắt thuỷ sản nước ngọt, không phá hủy HST thuỷ sinh
+ Phát triển các nguồn nước ngọt thay thế (khử muối, nước mưa, nước quay vòng tái sử dụng) với công nghệ rẻ, sẵn có
+ Giảm thiểu việc sử dụng các hoá chất gây ô nhiễm nguồn nước trong nông nghiệp
- Duy trì, bảo vệ đa dạng sinh học:
+ Ban hành luật pháp, chính sách bảo vệ đa dạng sinh học và các khu bảo tồn thiên nhiên
+ Đánh giá tác dộng của các dự án phát triển đến đa dạng sinh học, tính toán các chi phí do mất mát phải trả cho những tổn thất về đa dạng sinh học
+ Áp dụng các công nghệ hiện đại, các biện pháp thích hợp để phục hồi các HST đã bị phá huỷ và các loàu đang bị đe dọa
+ Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao hiểu biết về tầm quan trọng của đa dạng sinh học
+ Ngăn chặn việc đưa vào, kiểm soat hay loại bỏ các giống ngoại lai có khả năng đe doạ HST và môi trưưòng sống của các loài bản địa
- Khai thác và sử dụng tiết kiệm, hợp lý các nguồn năng lượng:
+ Khai thác các nguồn tài nguyên năng lượng không tái tạo (than, dầu mỏ, khí đốt) phải có kế hoạch để tránh cạn kiệt và lãng phí
+ Đẩy mạnh việc sử dụng có hiệu quả các nguồn năng lượng vĩnh cửu và năng lượng tái tạo (Mặt Trời, nước, gió và sinh khối)
+ Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượngở gia đình, các khu công nghiệp, các công trình công cộng...
+ Phát động các chiến dịch tuyên truyền quảng cáo để đẩy mạnh hoạt động tiết kiệm năng lượng và bán các sản phẩm tiêu thụ ít năng lượng
* Có các chính sách, biện pháp xử lý nghiêm minh với những doanh nghiệp, xí nghiệp gây ô nhiễm môi trường đồng thời cũng có những hình thức khen thưởng xứng đáng cho những cá nhân, đơn vị, tổ chức có hành động tích cực góp phần bảo vệ môi trường
* Đầu tư xây dựng những trung tâm xử lý chất thải hiện đại, tích cực cải tạo môi trường những khu vực bị ô nhiễm
* Lập các quỹ hoạt động vì môi trường nhằm hỗ trợ kinh phí cho việc phòng tránh, khắc phục, xử lý các vấn đề môi trường, bảo vệ môi trường
* Hoàn thiện Luật Bảo vệ môi trường
* Hợp tác với các tổ chức quôc tế về môi trường nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường, chủ động tham gia vào các hiệp định, thoả thuận về bảo vệ môi trường



Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu, phân tích, đánh giá về mối liên hệ mật thiết giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trưòng ở nước ta dựa trên nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, chúng ta đã thấy rõ rằng việc tìm ra giải pháp góp phần cân bằng hai yếu tố này là vô cùng quan trọng. Trong quá trình tăng trưởng kinh tế, phải đặt vấn đề bảo vệ môi trường lên hàng đầu, cần đảm bảo môi trường luôn xanh, sạch, đẹp, có như vậy tăng trưởng mới bền vững
Giới trẻ ngày nay đặc biệt là sinh viên cần có nhận thức đúng đắn, sâu sắc về vấn đề này. Ngay khi còn ngồi trên giảng đuờng, phải luôn tập trung vào học tập, tích cực tìm hiểu, nghiên cứu khoa học cũng như rèn luyện đạo đức đồng thời tích cực tham gia tuyên truyền, thực hiện các chiến dịch bảo vệ môi trường, góp phần giữ cho không gian lớp, trường, nơi ở cũng như môi trường chung của đất nước luôn trong sạch. Sinh viên sẽ là một trong những lực lượng lao động và quản lý đất nước chủ chốt sau khi rời mái trường đại học, chính vì vậy việc nhận thức và có hành động đúng đắn về vấn đề tăng trưởng kinh tế phải gắn với bảo vệ môi trường có ý nghĩa rất quan trọng đến sự phát triển bền vững của đất nước ta hiện tại và tương lai.












Tài liệu tham khảo

1 - Bộ Giáo dục và đào tạo. Giáo trình "Triết học Mác - Lênin" (Dùng cho các trường đại học, cao đẳng). Nhà xuất bản chính trị quốc gia. Hà Nội, 2006.
2 - Bộ Giáo dục và đào tạo. Giáo trình "Kinh tế chính trị Mác - Lênin" (Dùng cho các khối ngành Kinh tế - Quản trị kinh doanh trong các trường đại học, cao đẳng). Nhà xuất bản chính trị quốc gia. Hà Nội, 2006.
3 - Lê Văn Khoa (chủ biên). Khoa học môi trường. Nhà xuất bản giáo dục. Hà Nội, 2002.
4 - Bộ Tài nguyên và Môi trường. Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2005 - Phần Tổng quan
5 - Các trang Web:
Bộ Tài nguyên và môi trường:
Cục bảo vệ môi trường:
Tạp chí Hoạt động khoa học:
Sinh học Việt Nam:
Chương trình mục tiêu Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả:
Trung tâm thông tin - Bộ tài nguyên và Môi trường:
Báo điện tử VietNamNet:


MỤCLỤC
Nguyên lý mối liên hệ phổ biến và vấn đề mối liên hệ tác động qua lại giữa tăng trưởng kinh tế - vấn đề bảo vệ môi trường
Mở đầu
1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là một trong hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật
1.1. Khái niệm mối liên hệ
1.2. Các tính chất của mối liên hệ
1.3. Ý nghĩa phương pháp luận
2.Các khái niệm, nội dung, vai trò cơ bản của tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường
2.1. Tăng trưởng kinh tế
2.2. Môi trường
3.Mối liên hệ tác động qua lại giữa tăng trưởng kinh tế và vấn đề bảo vệ môi trường
3.1.Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bảo vệ môi trường
3.2. Tác động của vấn đề môi trường đến tăng trưởng kinh tế
4. Thực trạng đáng báo động của môi trường Việt Nam
4.1. Các loại tài nguyên ở nước ta đang ngày càng cạn kiệt, suy thoái
4.2. Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng, đặc biệt là tại các đô thị lớn
5. Một số giải pháp để góp phần cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và vấn đề bảo vệ môi trườngở nước ta
Kết luận
Tài liệu tham khảo

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Vận dụng nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của triết học duy vật biện chứng vào dạy học ôn tập hình học 10 Luận văn Sư phạm 0
D Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và phát triển của phép biện chứng duy vật và sự vận dụng hai nguyên lý đó ở Hồ Chí Minh trong cách mạng Việt Nam Môn đại cương 0
V Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và phát triển của phép biện chứng duy vật và sự vận dụng hai nguyê Kinh tế chính trị 0
H [Free] Lý luận về nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và quan điểm toàn diện và việc xây dựng nền kinh Luận văn Kinh tế 0
N Vận dụng nguyên lý của phép biện chứng duy vật về mối liên hệ phổ biến để phân tích mối liên hệ giữa Luận văn Kinh tế 2
D Tám nguyên tắc cơ cấu bản của quản lý và mối liên hệ biện chứng với thực tế các doanh nghiệp Tài liệu chưa phân loại 0
R Vận dụng nguyên lý về mối quan hệ biện chứng giữa LLSX và QHSX để phân tích tình hình hoạt động Make Tài liệu chưa phân loại 0
G Vấn đề tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội nhìn từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến Tài liệu chưa phân loại 2
S Tiểu luận Mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội và vận dụng nguyên lý giải quyết vấn đề c Tài liệu chưa phân loại 0
C Vận dụng nguyên lý về mối liên hệ phổ biến vào thực tiễn phát triển và quản lý ở công ty Diginet Tài liệu chưa phân loại 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top