trahoa289

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Con người - Mục tiêu động lực của quá trình đổi mới





Về nguồn lực con người, nhân tố đầu tiên có ý nghĩa quyết định thành công của CNH -HĐH là cần hình thành một đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, có trình độ khoa học lao động cao, tầm tư duy chiến lược vững vàng, có trí tuệ sáng suốt để hoạch định đường lối, chính sách đúng đắn, biết lựa chọn giải pháp, bước đi phù hợp; có tính năng động sáng tạo trong tổ chức thực hiện, biết kịp thời điều chỉnh và giải quyết mâu thuẫn trong quá trình triển khai thực hiện, nhất là biết ứng phó thành công trước mọi biến động, rủi ro từ bên ngoài tác động vào.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Đề tài : Con người - mục tiêu động lực của quá trình đổi mới
Người thực hiện: Đỗ Huy Hoàng
Lớp: Điều khiển và Tự động hoá
Cao học khoá 2006-2008
HÀ NỘI 2006
Đặc điểm lớn nhất của nước ta khi bước vào thời kỳ quá độ là một nước nông nghiệp lạc hậu lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Mà đổi mới là qui luật khách quan trong tiến trình phát triển của tất cả các nước chưa thoát khỏi tình trạng nông nghiệp lạc hậu muốn tạo ra một cơ sở vật chất – kỹ thuật hiện đại, bảo đảm cho sự tăng trưởng kinh tế nhanh, đồng bộ và bền vững nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân, Là mục tiêu của quá trình đổi mới. Chính vì vậy, Đảng ta xác định: “Xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH, thực hiện công nghiệp hoá XHCN là nhiệm vụ trung tâm trong một thời kỳ quá độ đi lên CNXH ”.
Do vậy, để đổi mới thành công chúng ta cần tranh thủ thành tựu khoa học của thời đại, song chủ yếu vẫn phải đi lên bằng nội lực, bằng sức mạnh trí tuệ, tài nguyên con người của chính mình. Chúng ta đang nói nhiều đến con đường phát triển rút ngắn, đến “đi tắt”, “đón đầu”, đến việc lựa chọn, đột phá vào các ngành công nghiệp mũi nhọn để nhanh chóng đuổi kịp các nước trong khu vực ở thế kỷ XXI. Đó là mục tiêu, mơ ước, nhưng đi đến đó bằng con đường nào, giải phóng bằng con đường nào, giải pháp nào, có thực hiện được hay không, vẫn phụ thuộc chủ yếu vào nhân tố con người.
Công cuộc đổi mới của nước ta trong tầm nhìn 2020, đề cập đến vấn đề con người, Đảng khẳng định :
Quan điểm phát triển bền vững nhằm loại bỏ nguy cơ hy sinh nền tảng tự nhiên cơ bản của đời sống xã hội (môi trường thiên nhiên) để đổi lấy tốc độ tăng trưởng kinh tế, và chạy theo những giá trị vật chất mang tính kinh tế thuần tuý mà đánh mất những giá trị nhân văn cao cả dẫn tới suy thoái đạo đức và giá trị văn hoá;
Quan điểm đầu tư cho con người, phát triển con người và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là hai nội dung chính của quan điểm đầu tư cho con người trong cách đặt vấn đề chung về hình ảnh xã hội Việt Nam năm 2020.
Có thể nói : Đổi mới là thực hiện tiến bước lên CNXH, về mặt sản xuất đó là quá trình CNH – HDH. Con người là yếu tố trung tâm của quá trình đổi mới.
Đại hội VIII của Đảng cũng đề ra mục tiêu quá trình đổi mới từ nay đến năm 2020 là “Ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Lực lượng sản xuất lúc đó sẽ đạt trình độ tương đối hiện đại, phần lớn lao động thủ công được thay thế bằng lao động sử dụng máy móc, điện khí hoá cơ bản được thực hiện trong cả nước, năng suất lao động XH và hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn nhiều so với hiện nay. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng từ 8 đến 10 lần so với 1990” và “Về đời sống vật chất và văn hoá, nhân dân có cuộc sống no đủ …có quan hệ XH lành mạnh, lối sống văn minh…”
Như vậy, CNH-HĐH đất nước trước hết là quá trình thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Chiến lược này không thể tách rời với chiến lược phát triển con người. Hay nói cách khác, để thực hiện thắng lợi chiến lược KT -XH thì phải thực hiện chiến lược phát triển con người. Hai chiến lược này không thể tách rời nhau mà chúng là một nội dung thống nhất của cùng một quá trình phát triển đất nước.
Mặt khác, nước ta đi lên CNXH từ một XH nông nghiệp lạc hậu. Điều đó có nghĩa là điểm xuất phát của CNH -HĐH nước ta rất thấp. Thể hiện ở lực lượng sản xuất và năng suất lao động thấp, kết cấu hạ tầng yếu kém; trình độ khoa học công nghệ lạc hậu; khả năng về vốn lại hạn chế…Do vậy, quá trình CNH -HĐH phải biết huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực trong và ngoài nước, mà trước hết là nguồn lực con người.
Sở dĩ như vậy vì trong một quốc gia, một dân tộc, bên cạnh nguồn lực con người còn có nhiều nguồn lực khác làm cơ sở cho việc tiến hành CNH, HĐH đất nước: tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, vốn, công nghệ… Nhưng những nguồn lực này có thể bị khai thác cạn kiệt. Chỉ có con người, đặc biệt là nguồn tri thức của họ, là nguồn lực có khả năng tái sinh và tự sinh sản là không bao giờ cạn kiệt. Rõ ràng, con người là một nguồn lực chủ yếu, lâu bền nhất của sự phát triển nói chung và của CNH -HĐH. Các nguồn lực khác sẽ không được sử dụng có hiệu quả nếu không có những con người có đủ khả năng sử dụng và khai thác chúng.
Hiện tượng Nhật bản và các nước nhóm NIC là những dẫn chứng sinh động và xác thực cho việc nhận thức về vai trò quyết định của nguồn lực con người trong quá trình CNH -HĐH đất nước. Hay nói một cách khác, những nước này đã biết coi trọng yếu tố con người theo đúng nghĩa của nó, coi nó là nguồn lực lớn nhất của mọi nguồn lực. Nếu không sẽ không có con người Nhật bản với những giá trị văn hoá và truyền thống tốt đẹp, nếu không có chính sách sử dụng tốt nhất nguồn lực con người của Chính phủ Nhật thì dù có viện trợ 6 tỷ USD hay nhiều hơn nữa thì Nhật cũng không thể từ một nước tàn lụi sau chiến tranh thế giới lần thứ II đã vươn lên thành một vương quốc kinh tế như hiện nay. Còn sự thành công của CNH -HĐH ở các nước nhóm NIC là do có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng một trong những nguyên nhân giống nhau của các nước đó là trong các chiến lược phát triển, họ đặc biệt chú trọng chiến lược con người, văn hóa, kỹ thuật, coi đó là chìa khoá của sự cất cánh.
Tóm lại, xuất phát từ mục tiêu của CNH -HĐH, từ đặc điểm thực tiễn của nước ta cũng như những bài học kinh nghiệm của các nước trong khu vực đã tiến hành CNH -HĐH thành công thì yếu tố con người cần được đặt ở ví trí hàng đầu hay con người là yếu tố trung tâm của quá trình CNH -HĐH đất nước.
Như chúng ta đều biết con người luôn đóng vai trò chủ thể của sự vận động phát triển lịch sử. Vì vậy mà Đảng ta luôn xác định con người Việt Nam vừa là mục tiêu vừa là động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Ngay từ Đại hội lần thứ III năm 1960 Đảng ta đã khẳng định “con người là vốn quý nhất” Đại hội IV năm 1976 Đảng ta đưa ra luận đIểm về “con người mới con người làm chủ tập thể”. Đến kỳ Đại hội VI, VII, VIII trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, Đảng ta luôn khẳng định: “Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”.
Điều đó cho thấy, tư tưởng quan điểm của Đảng ta về vai trò của nhân tố con người là nhất quán. Tuy nhiên trong thực tế không phải thời kỳ nào chúng ta cũng thực hiện tốt tư tưởng ấy. Trước đổi mới, chúng ta xem xét đánh giá con người, xây dựng chủ trương chính sách để phát huy nhân tố con người trước thềm thế kỷ XXI cho thấy không thể ngẫu nhiên cho rằng phương Đông hay phương Tây nhận thức về con người sâu sắc hơn, dù rằng trong lịch sử n...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top