Download miễn phí Vài nét về sự phát triển của Triết học Trung Hoa - Bình minh xuất hiện





Đồng thời với Khổng Tử, có một số ẩn giả, thấy xã hội loạn ly quá, không thể cứu
được nữa, sinh ra bi quan, chỉ muốn “độc thiện kỳ thân”(giữ cho riêng thân mình
được trong sạch), không tham gia việc đời. Kẻ thì phê bình Khổng Tử là “biết rằng
không thể làm được mà cứ làm” (Tri kỳ bất khả nhi vi vi chi[16] –Luận ngữ, Hiếu
vấn); kẻ thì khuyên rằng “Ùa ùa như nước chảy một chiều, thiên hạ đều như thế
cả, ai mà theo mình để sửa đổi việc loạn ra trị” (Thao thao giả, thiên hạ giai thị
dã, nhi thuỳ dĩ dịch chi[17] –Luận ngữ, Vi tử).



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

uổi đã già mà có mỗi một
người con, tha tội cho nó. Phúc Thôn không chịu, tâu: “Cái phép của đạo Mặc, giết
người thì phải tội chết, đả thương người thì bị tội hình; như vậy là để cấm giết
người và đả thương người; cấm giết người và đả thương người là đại nghĩa của
thiên hạ. Mặc dù nhà vua tha tội không giết nó, nhưng Phúc Thôn không thể
không thi hành phép của đạo Mặc”. Rồi người cha đó giết con. Trong lịch sử của
Trung Hoa chưa bao giờ mà sự mâu thuẫn giữa gia đình và xã hội đưa tới bi kịch
ghê gớm như vậy, cũng chưa bao giờ có một đảng mà kỷ luật nghiêm đến như vậy.
Thực trái với chủ trương trung hoà của Khổng.
Về tri thức luận, Mặc Tử phát minh ra phép “ba biểu”. Nói thì phải - có “gốc”, căn
cứ vào việc xem xét bản thuỷ, - có cái làm “nguyên”, căn cứ vào việc quan sát sự
cố - có chỗ “ứng”. “Gốc” ở việc đời xưa; “nguyên” là việc trước tai mắt mọi người
đem ra mà chứng thực; “ứng” ở chỗ phù hợp với quyền lợi của mọi người. Gốc,
nguyên, ứng gọi là “ba biểu”. Phương pháp đó – căn cứ và kết quả ứng dụng – mở
đầu cho môn đệ Mặc gia sau này lập nên nền tảng tri thức luận của Trung Quốc.
Về nhân sinh, Mặc Tử chủ trương công lợi, theo quy tắc thứ ba của phép “ba
biểu”. Làm việc gì cũng phải nghĩ xem lợi hay hại, lợi lớn hay nhỏ; lợi cho số
Vài nét về sự phát triển của Triết học Trung Hoa
đông, lợi lâu dài là lợi lớn.
Đặc biệt nhất là ông đề cao đức kiêm ái, coi mọi người như mình, phải thương yêu
giúp đỡ mọi người như người thân của mình, như bản thân của mình. Nếu ai cũng
theo đạo kiêm ái thì thiên hạ sẽ trị, sẽ không còn tranh cướp lẫn nhau, không còn
những kẻ già nua bị bỏ đói bỏ khát, kẻ nhỏ yếu mồ côi không chỗ nương tựa. Có
người nghĩ rằng ông muốn làm đại biểu cho giai cấp cần lao. Chưa chắc đã như
vậy; tất nhiên là ông bênh vực họ, nhưng ông đã kiêm ái, thì đâu lại còn phân biệt
giai cấp.
Nhưng kiêm ái có phải là bình đẳng không? E cũng không nữa. Yêu thì yêu mọi
người như nhau, nhưng xã hội theo ông thì vẫn phải có một trật tự. Ông chủ
trương phải tán đồng ngược lên (thượng đồng), nghĩa là cái gì người trên đánh giá là
phải thì người dưới cũng phải nhận là phải; cái gì người trên đánh giá là trái thì người
dưới cũng phải nhận là trái; tóm lại là phải thống nhất tư tưởng. Lý trưởng thuận
chính lệnh của thiên tử mà thống nhất lẽ phải trong xóm mình; hương trưởng lại
thống nhất lẽ phải trong làng mà tán đồng ngược lên với vua; vua lại đem dân
trong nước mà tán đồng ngược lên thiên tử; thiên tử lại tán đồng ngược lên
Thượng đế. Như vậy từng cấp một, dưới phải nghe trên, mà thiên tử vừa là một vị
quân chủ, vừa là một vị giáo hoàng. Kiêm ái và thượng đồng là hai điểm chủ yếu
trong học thuyết của họ Mặc. Có kiêm ái thì thượng đồng mới không đưa tới độc
tài, có thượng đồng thì kiêm ái mới không sinh ra loạn. Kiêm ái của Mặc cũng như
nhân của Khổng mà thượng đồng cũng như tôn ti của Khổng.
Vậy về chính trị, ông vẫn giữ chế độ phong kiến, rất trọng người hiền. Cũng như
Khổng Tử, ông cho rằng người cầm quyền phải có đức hạnh cao, phải kiêm ái,
phải quý nghĩa. Ông còn phản đối chiến tranh hơn Khổng Tử nữa, mặc dầu vẫn
bênh vực sự tự vệ; ông khác Khổng Tử ở chỗ không trọng lễ, không trọng nhạc, vì
Vài nét về sự phát triển của Triết học Trung Hoa
cho những cái đó là xa xỉ, làm tốn tiền, mất thì giờ của dân chúng. Ông muốn tiết
dụng – ngay cả trong việc tang – vì điều ông lo nhất là làm sao cho mọi người đủ
ăn, đủ mặc đã. Tuân Tử chê ông là bị cái “dụng” che lấp mà không biết cái “văn
vẻ”, không biết đến mỹ thuật. Nhưng theo Lưu Hướng trong sách Thuyết uyển, thì
ông có nói với Cầm Tử đại ý rằng trong năm đói kém, lúa gạo quý hơn châu báu;
“phải được thường ăn cho no rồi mới cầu cái ngon, phải được thường mặc ấm rồi
mới cầu cái đẹp, phải được thường ở yên rồi mới cầu cái vui, như vậy mới lâu bền
được, tóm lại là phải trong cái chất trước hết rồi mới đến cái văn, việc của thánh
nhân là thế”. (Thực tất thường bão, nhiên hậu cầu mỹ; y tất thường noãn, nhiên
hậu cầu lệ; cư tất thường an, nhiên hậu cầu lạc; vi khả trường, hành khả cửu; tiên
chất nhi hậu văn, thử thánh nhân chi vụ[15] - Thiên Phản chất). Nếu lời đó đúng
thì Mặc Tử không phải là chê hẳn mỹ thuật, mà chỉ cho nó là phụ thôi.
DƯƠNG TỬ - LÃO TỬ
Đồng thời với Khổng Tử, có một số ẩn giả, thấy xã hội loạn ly quá, không thể cứu
được nữa, sinh ra bi quan, chỉ muốn “độc thiện kỳ thân” (giữ cho riêng thân mình
được trong sạch), không tham gia việc đời. Kẻ thì phê bình Khổng Tử là “biết rằng
không thể làm được mà cứ làm” (Tri kỳ bất khả nhi vi vi chi[16] – Luận ngữ, Hiếu
vấn); kẻ thì khuyên rằng “Ùa ùa như nước chảy một chiều, thiên hạ đều như thế
cả, ai mà theo mình để sửa đổi việc loạn ra trị” (Thao thao giả, thiên hạ giai thị
dã, nhi thuỳ dĩ dịch chi[17] – Luận ngữ, Vi tử).
Khi Mặc Tử gần mất, trong nhóm ẩn giả đến sau có một người xuất sắc lập được
một thuyết để phản đối thuyết hữu vi của Khổng Tử và của Mặc Tử. Triết gia đó là
Dương Tử (-440 -380). Ông không viết sách, môn đệ ông, nếu có, cũng không
chép lời dạy bảo của ông, nên học thuyết của ông chỉ còn thấy rải rác ít trang trong
tác phẩm của các triết gia khác. Đại ý Dương Tử đã chủ trương khinh vật quý thân
Vài nét về sự phát triển của Triết học Trung Hoa
– chữ vật ở đây chỉ tất cả những cái gì ngoài cái thân của mình, nghĩa là cả vạn vật
lẫn người khác, cả vũ trụ và xã hội. Chỉ mất một cái lông chân của ông mà làm lợi
cho thiên hạ, hay được cả thiên hạ, ông cũng không chịu. Thực trái hẳn với Mặc
Tử, người “mòn trán lỏng gót” vì thiên hạ.
Cơ hồ ông rất vị kỷ, (vị kỷ không đồng nghĩa với ích kỷ) nhưng ông cho rằng có
vậy mới cứu đời được; nếu người nào cũng chỉ nghĩ tới mình thôi, khinh thường
mọi vật, mọi người, thì làm gì còn có sự tranh giành nhau nữa, làm gì còn loạn
nữa. Cá nhân chủ nghĩa đó rất thịnh hành ở đương thời, ngang với Khổng giáo và
Mặc giáo; và mở đường cho Lão giáo.
LÃO TỬ
Sinh sau Mặt Tử khoảng nửa thế kỷ, tên là Lý Nhĩ[18], người nước Sở. Nước này
ở phương Nam (lưu vực Trường Giang) mới phát lên, văn hóa chưa được cao,
không chịu nhiều ảnh hưởng của nhà Chu, nhờ vậy mà nhiều người có tư tưởng
mới. Khí hậu ấm áp, đất đai phì nhiêu, người ta ít phải gắng sức, thường thích
hưởng nhàn, ẩn dật. Theo Luận ngữ thì Khổng Tử gặp các ẩn giả, chính là ở Sở.
Lão Tử có nhiều ý kiến rất mới mẻ, sâu sắc, cùng với Khổng và Mặc giữ cái thế
chân vạc trong lịch sử Trung Hoa thời đó.
Ông là người khởi xướng vũ trụ luận ở Trung Hoa nên địa vị của ông rất quan
trọng. Khổng và Mặc đều tin Trời, Lão thì cho rằng trước khi có Trời, còn có c...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top