manhtruong_z

New Member

Download miễn phí Quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về con người, giải phóng con người trong hệ tư tưởng Đức và sự vận dụng của Đảng ta





Không chỉ có quan hệ với nhau, trong quá trình sản xuất, con người
còn phải quan hệ với tự nhiên. Tự nhiên chính là “thân thể vô cơ”
của con người, là điều kiện vật chất để con người khai thác, biến đổi,
đồng hoá nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của mình. Theo
C.Mác và Ph.Ăngghen, “chừng nào mà loài người còn tồn tại thì lịch
sử của họ và lịch sử tự nhiên quy định lẫn nhau”(6) và do vậy, “mọi
khoa ghi chép lịch sử đều phải xuất phát từ những cơ sở tự nhiên ấy
và những thay đổi của chúng do hoạt động của con người gây ra”(7).



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

QUAN ĐIỂM CỦA C.MÁC VÀ PH.ĂNGGHEN VỀ CON NGƯỜI, GIẢI
PHÓNG CON NGƯỜI TRONG HỆ TƯ TƯỞNG ĐỨC VÀ SỰ VẬN DỤNG
CỦA ĐẢNG TA
CAO THU HẰNG (*)
Bài viết tập trung luận giải quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về
con người hiện thực và hoạt động của nó với tư cách đối tượng của
sự suy tư triết học về con người; đồng thời làm rõ sự đánh giá của
các ông về những sai lầm của Hêghen và L.Phoiơbắc khi nghiên cứu
vấn đề con người. Trên cơ sở đó, phân tích quan điểm của C.Mác và
Ph.Ăngghen về giải phóng con người, về con đường, phương tiện và
những tiền đề vật chất cần thiết cho sự giải phóng con người.Qua
đó, cho thấy sự vận dụng quan điểm này của Đảng ta trong công
cuộc đổi mới đất nước.
Hệ tư tưởng Đức là tác phẩm triết học mà lần đầu tiên, quan niệm
duy vật về lịch sử - quan niệm về con người, về sản xuất vật chất gắn
liền với các nhu cầu luôn vận động, biến đổi của con người, về sự
vận động của quan hệ sản xuất dẫn đến sự vận động của xã hội…,
được C.Mác và Ph.Ăngghen đề cập một cách tương đối hoàn chỉnh.
Trong 160 năm qua, thế giới đã trải qua bao thăng trầm, song người
ta cũng không thể bỏ qua được những giá trị khoa học tác phẩm này,
đặc biệt là quan niệm của các ông về con người, giải phóng con
người.
Vấn đề con người, thân phận con người luôn được loài người quan
tâm ngay từ khi mới xuất hiện. Con người luôn tự hỏi: ta là ai, ta từ
đâu đến, ta có thể đạt được gì trong cuộc sống của mình… Sống
trong một xã hội đại đồng, không có áp bức, bóc lột, sống trong tình
yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau… là mong muốn từ thời xa xưa của
loài người. Chúng ta đã bắt gặp điều đó trong các câu ca dao, tục
ngữ, trong các câu chuyện thần thoại. Cùng với sự phát triển của lịch
sử, các trào lưu triết học, các tôn giáo ra đời và chúng ta cũng đã bắt
gặp tư tưởng đó ở một số học thuyết của các nhà tư tưởng, các triết
gia, các tôn giáo lớn, như Nho giáo, Phật giáo, Thiên Chúa giáo…
Nhưng, do những điều kiện khách quan (như kinh tế chưa phát triển)
hay chủ quan (đứng trên quan điểm của tầng lớp chủ nô, phong kiến,
tư sản…), họ đã không giải quyết được một cách đúng đắn vấn đề
này. Nho giáo với những quan niệm về “tam cương, ngũ thường”
buộc con người phải sống trong những bổn phận của mình đã trở
thành vòng cương toả bản chất tự do của sự phát triển con người.
Phật giáo với quan niệm “đời là bể khổ” đã đi tìm sự giải thoát nỗi
khổ mà con người phải hứng chịu bằng cách đi vào tính tự ngã bên
trong của con người nhằm đạt tới sự sáng suốt ở cõi Niết bàn - một
thế giới phi hiện thực. Do gạt bỏ những ham muốn quý báu, vốn có
của con người, Phật giáo đã kìm hãm bản chất tự do trong mỗi con
người. Thiên Chúa giáo đưa ra một xã hội công bằng, bác ái, nơi mà
mọi người có thể phát triển một cách toàn thiện, toàn mỹ, nhưng xã
hội đó lại ở thế giới bên kia - thế giới thiên đàng, thế giới sau cuộc
sống. Đến những nhà triết học nổi tiếng, như Hêghen, Phoiơbắc
cũng chỉ đưa ra những quan niệm hết sức mơ hồ, phi thực tiễn về sự
giải phóng con người. Hêghen cho rằng, con người có được sự tự do
cùng với sự phát triển của xã hội, nhưng do con người và xã hội là
sản phẩm của “ý niệm tuyệt đối”, vì vậy, tự do là cái thuộc về tinh
thần. Còn Phoiơbắc thì cho rằng, mọi người đều muốn sống, đều
mong muốn có cuộc sống hạnh phúc như nhau; tự nhiên không thể là
nguồn gốc của sự bất công xã hội, chỉ có việc con người thống trị
con người mới là nguồn gốc của những bất công xã hội. Song, do
không tìm ra được thực chất của việc con người thống trị con người,
nên Phoiơbắc đã không tìm ra được con đường để giải phóng con
người, giải phóng loài người, mặc dù ông cũng cho rằng, việc làm cho
con người hạnh phúc phải ở trong đời sống hiện thực chứ không phải ở
thế giới sau cái chết như các tôn giáo trước đó đã làm.
Nguyên nhân dẫn đến sai lầm của các học thuyết, các triết gia trên,
có thể nói, là rất nhiều, song, tựu trung lại, là do họ không có cách
tiếp cận đúng đắn vấn đề con người và giải phóng con người.
Để giải quyết vấn đề này, trước hết C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng,
việc nhận thức con người phải ở trong đời sống hiện thực của chính
họ và đó không phải là những con người trong tình trạng biệt lập,
“cố định tưởng tượng” mà là “những con người trong quá trình phát
triển - quá trình phát triển hiện thực và có thể thấy được bằng kinh
nghiệm - của họ dưới những điều kiện nhất định”(1). Nghĩa là, theo
các ông, khi nghiên cứu vấn đề con người, cần xuất phát từ những
tiền đề hiện thực trong lịch sử xã hội của con người. Đó “… không
phải là những tiền đề tuỳ tiện, không phải là giáo điều; đó là những
tiều đề hiện thực mà người ta chỉ có thể bỏ qua trong trí tưởng tượng
mà thôi. Đó là những cá nhân hiện thực, là hoạt động của họ và
những điều kiện sinh hoạt vật chất của họ, những điều kiện mà họ
thấy có sẵn cũng như những điều kiện do hoạt động của chính họ tạo
ra”(2). Đây là những con người có khả năng sống để làm ra lịch sử
của mình. Nhưng, để sống thì “trước hết phải có thức ăn, thức uống,
nhà ở, quần áo…”(3) - một nhu cầu tối thiểu để con người có thể tồn
tại, một chân lý hiển nhiên và sơ đẳng, có thể kiểm chứng được,
nhưng rất nhiều nhà tư tưởng trước đó đã không nhận ra. Và, để có
thức ăn, thức uống, nhà ở, quần áo… thì người ta cần sản xuất.
C.Mác và Ph.Ăngghen viết: “Hành vi lịch sử đầu tiên là việc sản
xuất trong những tư liệu để thoả mãn những nhu cầu ấy, việc sản
xuất ra bản thân đời sống vật chất. Hơn nữa, đó là một hành vi lịch
sử, một điều kiện cơ bản của mọi lịch sử mà (hiện nay cũng như
hàng nghìn năm về trước) người ta phải thực hiện hằng ngày, hằng
giờ, chỉ nhằm để duy trì đời sống con người”(4). Chính những con
người hàng ngày, hàng giờ luôn cố gắng duy trì đời sống con người
của mình đã sản xuất và khi sản xuất, họ “bị quy định bởi một sự
phát triển nhất định của lực lượng sản xuất của họ và bởi sự giao tiếp
phù hợp với sự phát triển ấy”. Chính họ là người “sản xuất ra những
quan niệm, ý niệm, v.v. của mình” và trong quá trình sản xuất, họ
“đã làm biến đổi, cùng với hiện thực đó của mình, cả tư duy lẫn sản
phẩm tư duy của mình”(5).
Không chỉ có quan hệ với nhau, trong quá trình sản xuất, con người
còn phải quan hệ với tự nhiên. Tự nhiên chính là “thân thể vô cơ”
của con người, là điều kiện vật chất để con người khai thác, biến đổi,
đồng hoá… nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của mình. Theo
C.Mác và Ph.Ăngghen, “chừng nào mà loài người còn tồn tại thì lịch
sử của họ và lịch sử tự nhiên quy định lẫn nhau”(6) và do vậy, “mọi
khoa ghi chép lịch sử đều ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Quan điểm cơ bản của đảng ta về phát triểu kinh tế trong giai đoạn hiện nay Luận văn Kinh tế 0
T Nhờ ad tải giúp mình tài liệu "Quan điểm cơ bản của đảng ta về phát triểu kinh tế trong giai đoạn hiện nay" với ạ Kinh tế chính trị 5
D Quan điểm Giải tích về các cách tiếp cận khái niệm giới hạn và việc phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh trong dạy học Luận văn Sư phạm 0
D Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê Nin nhà nước và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Môn đại cương 0
D Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Môn đại cương 0
D Vận dụng quan điểm kiểm soát quyền lực nhà nước của Hồ Chí Minh trong xây dựng nhà nước pháp quyền Môn đại cương 0
D Phân tích tính tất yếu khách quan, đặc điểm của kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam Môn đại cương 0
D Vận dụng quan điểm của triết học Mác về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội Môn đại cương 0
D Quan điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác về tôn giáo. Ý nghĩa của nó trong thời đại ngày nay Môn đại cương 0
B Những đặc điểm cơ bản của truyền thống "Quan họ Bắc Ninh" Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top