mrnguyen239

New Member

Download miễn phí Một số vấn đề triết học về con người trong hệ tư tưởng Đức





Trong quá trình sản xuất, trước hết con người phải trao đổi chất với tự nhiên,
khai thác những sản phẩm có trong tự nhiên phục vụ cho nhu cầu tối thiểu của
mình. Sau đó, con người tác động vào tự nhiên không chỉ để khai thác nó, mà còn
làm biến đổi bộ mặt của nó, "sản xuất", "chế tạo" thêm những cái mà nó không có.
Trong quá trình đó, con người tạo ra một thiên nhiên thứ hai như là tác phẩm nghệ
thuật của chính mình. Đó là quá trình biến tự nhiên thuần tuý thành tự nhiên -xã
hội.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRIẾT HỌC VỀ CON NGƯỜI TRONG "HỆ TƯ
TƯỞNG ĐỨC"
LÊ THỊ THANH HÀ (*)
Trong Hệ tư tưởng Đức, C.Mác và Ph.Ăngghen đã luận chứng một cách khoa
học những vấn đề triết học về con người. Các ông cho rằng, cần bắt đầu từ
những con người hiện thực, cụ thể; rằng, hoạt động sản xuất là điều kiện nền
tảng cho sự tồn tại, phát triển của con người. Với tính cách một thực thể sinh
học - xã hội, có ý thức và năng lực sáng tạo, con người vừa là chủ thể, vừa là
đối tượng của quá trình phát triển lịch sử. Con người là lực lượng sáng tạo nên
lịch sử. Những nhu cầu của con người trở thành động lực thúc đẩy tiến bộ xã
hội. Với những quan niệm như vậy, C.Mác và Ph.Ăngghen đã đặt nền móng
vững chắc cho việc nghiên cứu, nhận thức triết học về con người và con đường
để hoàn thiện bản chất người.
Hệ tư tưởng Đức là một trong những tác phẩm đánh dấu sự trưởng thành của chủ
nghĩa Mác. Trong tác phẩm này, những vấn đề triết học về con người đã được
C.Mác và Ph.Ăngghen đề cập và giải quyết trên lập trường duy vật biện chứng
triệt để.
Chúng ta đều biết rằng, những vấn đề liên quan đến con người là những vấn đề
đã được đề cập từ lâu và được các nhà triết học thuộc nhiều trường phái khác
nhau tìm cách giải quyết.
Khắc phục tất cả những thiếu sót, cũng như tiếp thu, kế thừa những điểm hợp lý
của những nhà triết học đi trước trong vấn đề triết học về con người, trong Hệ tư
tưởng Đức, C.Mác và Ph.Ăngghen đã xuất phát từ con người hiện thực, từ cá
nhân đang hoạt động thực tiễn để nghiên cứu về con người. Đó là con người, cá
nhân sống trong một thời đại nhất định, với các điều kiện tự nhiên, những mối
quan hệ phức tạp và ngày càng phong phú cùng với sự phát triển của nền văn
minh nhân loại. Các ông viết: "Hoàn toàn trái với triết học Đức là triết học từ
trên trời đi xuống đất, ở đây chúng ta từ dưới đất đi lên trời, tức là chúng ta
không xuất phát từ những điều mà con người nói, tưởng tượng, hình dung, chúng
ta cũng không xuất phát từ những con người chỉ tồn tại trong lời nói, trong ý
nghĩ, trong tưởng tượng, trong biểu tượng của người khác, để từ đó mà đi tới
những con người bằng xương bằng thịt; không, chúng ta xuất phát từ những con
người đang hành động, hiện thực và chính là cũng xuất phát từ quá trình đời
sống hiện thực của họ mà chúng ta mô tả sự phát triển của những phản ánh tư
tưởng và tiếng vang tư tưởng của quá trình đời sống ấy. Ngay cả những ảo tưởng
hình thành trong đầu óc con người cũng là những vật thăng hoa tất yếu của quá
trình đời sống vật chất của họ, một quá trình có thể xác định được bằng kinh
nghiệm và gắn liền với những tiền đề vật chất"(1).
Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, quá trình sản xuất ra đời sống vật chất cũng làm
nảy sinh ra sự sản xuất đời sống tinh thần của con người. Ý thức, tinh thần của
con người suy cho cùng chỉ là phản ánh đời sống hiện thực của họ (tức phản ánh
đời sống vật chất của họ). Các ông cho rằng, "chính con người là kẻ sản xuất ra
những ý niệm, ý thức, v.v. của mình, song đây là những con người hiện thực,
đang hành động, đúng như họ bị quy định bởi một sự phát triển nhất định của
những lực lượng sản xuất của họ và bởi sự giao tiếp phù hợp với sự phát triển
ấy, kể cả những hình thức rộng rãi nhất của những sự giao tiếp đó. Ý thức không
bao giờ có thể là cái gì khác hơn là sự tồn tại được ý thức, và tồn tại của con
người là quá trình đời sống hiện thực của con người"(2).
Như vậy, có thể nói, khi xuất phát từ tiền đề con người hiện thực, C.Mác và
Ph.Ăngghen không những đã giải quyết triệt để vấn đề cơ bản của triết học - vật
chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức, mà các ông còn khẳng
định vai trò của con người trong tiến trình lịch sử - vai trò chủ thể sáng tạo lịch
sử. Chân lý này tưởng như đơn giản, nhưng tất cả các trường phái triết học trước
Mác đều không giải quyết triệt để.
Con người hiện thực mà C.Mác và Ph.Ăngghen đã đề cập là con người hoạt động,
sản xuất ra của cải vật chất trong những giới hạn tiền đề và điều kiện vật chất nhất
định. Nói cách khác, con người hiện thực hoạt động sản xuất ra đời sống của họ
trong giới hạn của sự phát triển nhất định của lực lượng sản xuất và các quan hệ sản
xuất phù hợp với sự phát triển ấy.
Sau khi khẳng định tiền đề xuất phát để nghiên cứu con người, C.Mác và
Ph.Ăngghen đã chứng minh đời sống hiện thực của con người. Theo các ông,
đầu tiên là con người phải có khả năng sống, sau đó mới có thể làm ra mọi sản
phẩm vật chất và tinh thần. "Nhưng muốn sống được thì trước hết cần có
thức ăn, thức uống, nhà ở, quần áo và một vài thứ khác nữa"(3). Vì vậy, con
người phải tham gia vào sản xuất ra những thứ đó. Quá trình sản xuất hay quá
trình lao động ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu tối thiểu đầu tiên của con
người đã giúp con người trở thành "Người" theo đúng nghĩa của nó. Nhờ lao
động, con người đã sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình và đó là điểm
khác biệt giữa con người và con vật. C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ rõ rằng, "bản
thân con người bắt đầu bằng tự phân biệt với súc vật ngay khi con người bắt đầu
sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình"(4). Trong quá trình đó, con người
làm ra lịch sử - xã hội của chính mình.
Trong quá trình sản xuất, trước hết con người phải trao đổi chất với tự nhiên,
khai thác những sản phẩm có trong tự nhiên phục vụ cho nhu cầu tối thiểu của
mình. Sau đó, con người tác động vào tự nhiên không chỉ để khai thác nó, mà còn
làm biến đổi bộ mặt của nó, "sản xuất", "chế tạo" thêm những cái mà nó không có.
Trong quá trình đó, con người tạo ra một thiên nhiên thứ hai như là tác phẩm nghệ
thuật của chính mình. Đó là quá trình biến tự nhiên thuần tuý thành tự nhiên - xã
hội.
Trong quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen, con người là một thực thể nhu cầu.
Vì vậy, khi nhu cầu tối thiểu được đáp ứng, trước sự vận động của thực tại và do
tác động của hoàn cảnh, ở cá nhân con người lại xuất hiện những nhu cầu mới.
Nhu cầu này được thực hiện lại xuất hiện những nhu cầu khác cao hơn, tạo cho
con người những khả năng sáng tạo hơn để tiếp tục thoả mãn nhu cầu. Nếu
không có nhu cầu mới, con người chỉ tự thoả mãn với những "tư liệu" vốn có
ban đầu thì đương nhiên, xã hội sẽ dừng lại ở trạng thái không phát triển. Theo
các ông, những nhu cầu mới làm cho cá nhân luôn phát huy chức năng động của
bản thân, khơi dậy trong họ ý thức tư duy sáng tạo tìm ra những "cách"
để thoả mãn nhu cầu: "Bản thân cái nhu cầu đầu tiên đã được thoả mãn, hành
động thoả mãn với công cụ để thoả mãn mà người ta có được -đưa tới những nhu
cầu mới"(5). Vì vậy, nhu cầu...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top