boy_baby564

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Kinh tế ngoại thương trong thời kỳ quá độ lên Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam





MỤC LỤC
 
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 2
1.1. Khái niệm 2
1.2. Đối tượng nghiên cứu và nội dung của ngoại thương 2
1.3. Vai trò của ngoại thương 3
1.4. Tại sao phải phát triển kinh tế ngoại thương trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. 3
1.4.1. Phù hợp với xu thế toàn cầu hoá hiện nay 4
1.4.2. Khoa học công nghệ phát triển mạnh 4
1.4.3. Do phân bổ không đều của các yếu tố sản xuất giữa các nước. Để phát triển kinh tế các nước phải hợp tác, liên kết, trao đổi 4
1.4.4. Ngày nay thế giới đang chuyển từ đối đầu sang đối thoại, xu thế hợp tác, phát triển trở thành xu thế chủ đạo của nền kinh tế thế giới 5
1.5. Mục tiêu, phương hướng nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế ngoại thương 5
1.5.1. Mục tiêu 6
1.5.2. Phương hướng 6
II. THỰC TRẠNG KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG Ở VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 6
2.1. Xuất khẩu 7
2.2. Nhập khẩu 8
2.3. Cơ hội và thách thức của kinh tế ngoại thương trong thời kỳ quá độ lên CNXH 9
2.3.1. Cơ hội 9
2.3.2. Thách thức 9
III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG 9
3.1. Các nhân tố ảnh hưởng 10
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả của ngoại thương 11
3.2.1. Trên tầm vĩ mô 11
3.2.2. Trên tầm vi mô 12
LỜI KẾT 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

LỜI MỞ ĐẦU
Thực hiện đường lối đổi mới và hội nhập kinh tế, quốc tế của Đảng và Nhà nước; Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Đến nay Việt Nam đã là thành viên của nhiều tổ chức liên kết kinh tế quốc tế (ASEAN, WTO, APEC...) đã ký hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ và gần 90 quốc gia khác. Những cam kết chủ yếu và quan trọng nhất trong quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam là phát triển kinh tế đối ngoại. Do vậy việc nghiên cứu một cách khoa học, có hệ thống và toàn diện những vấn đề về kinh tế đối ngoại là một vấn đề có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn đối với đất nước ta hiện nay. Trong đó thì ngoại thương luôn là hoạt động chủ yếu có hiệu quả nhất cần được coi trọng bởi nó giữ vị trí trung tâm và có tác dụng to lớn trong việc phát triển nền kinh tế quốc dân, tạo cơ sở vật chất vững mạnh cho chủ nghĩa xã hội. Nhận thức được tính cấp bách của hoạt động ngoại thương, trên cơ sở hệ thống hoá và phân tích vấn đề lý luận cơ bản, chúng ta cần đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm đẩy nhanh thương mại hoá, phát triển ngoại thương đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh Việt Nam vẫn đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đây là vấn đề đang mang tính thời sự và có ý nghĩa khi chọn đề tài: "Kinh tế ngoại thương trong thời kỳ quá độ lên Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam", em cảm giác rất hứng thú và say mê. Tuy nhiên do hiểu biết còn hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót trong tiểu luận này. Kính mong sự giúp đỡ của thầy cô để bài viết phong phú, hoàn thiện hơn.
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
1.1. Khái niệm
Ngoại thương là sự trao đổi hàng hoá giữa các nước thông qua mua bán. Sự trao đổi đó là một hình thức của mỗi quan hệ xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau giữa những người sản xuất riêng biệt của các quốc gia. Ngoại thương là lĩnh vực quan trọng, qua đó một nước tham gia vào phân công lao động quốc tế. Nói đến phát triển ngoại thương và các quan hệ kinh tế đối ngoại khác là nói đến khái niệm liên kết kinh tế, hoà nhập với kinh tế bên ngoài đòi hỏi có khả năng xử lý thành công mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau.
Ngoài ra chúng ta có thể hiểu ngắn gọn và đơn giản hơn: ngoại thương (hay thương mại quốc tế) là sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ (hàng hoá hữu hình, vô hình) giữa các quốc gia thông qua xuất nhập khẩu.
1.2. Đối tượng nghiên cứu và nội dung của ngoại thương
*) Đối tượng nghiên cứu:
Kinh tế ngoại thương là một môn ngành, khái niệm ngoại thương vẫn được hiểu như là một tổ hợp cơ cấu tổ chức thực hiện chức năng mở rộng giao lưu hàng hoá, dịch vụ với nhiều nước.
- Đối tượng nghiên cứu của kinh tế ngoại thương là các quan hệ kinh tế trong lĩnh vực buôn bán của một nước với nước ngoài. Nghiên cứu kinh tế nói chung và kinh tế ngoại thương nói riêng là nghiên cứu lý luận vấn đề đặt ra trong thực tiễn và trở lại phục vụ cho việc giải quyết các vấn đề của thực tiễn.
- Cơ sở lý luận của kinh tế ngoại thương là kinh tế chính trị học Mác - Lênin, các lý thuyết về thương mại và phát triển, trong đó khi nghiên cứu đặc biệt chú ý đến lý luận về vai trò của kinh tế ngoại thương đối với sự phát triển của một nước chưa qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.
- Kinh tế ngoại thương có quan hệ chặt chẽ với nền khoa học khác như kinh tế chính trị, lịch sử các học thuyết kinh tế, kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương... Một mặt nó sử dụng các khái niệm, phạm trù của môn khoa học đó, mặt khác tạo điều kiện để nhận thức sâu sắc hơn các khái niệm và phạm trù đó.
*) Nội dung:
Nội dung của ngoại thương bao gồm: xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá, thuế nước ngoài gia công tái xuất khẩu trong đó xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm của hoạt động kinh tế đối ngoại ở các nước nói chung và ở nước ta nói riêng.
1.3. Vai trò của ngoại thương
- Góp phần nối liền sản xuất và trao đổi trong nước với sản xuất và trao đổi quốc tế, nối liền thị trường trong nước với thị trường thế giới và khu vực.
- Tiếp thu được khoa học, công nghệ, kỹ thuật, khai thác và ứng dụng những kinh nghiệm xây dựng và quản lý nền kinh tế hiện đại vào nước ta.
- Là nguồn thu hút ngoại tệ chính cho nền kinh tế quốc dân. Góp phần tích luỹ vốn phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, đưa nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu lên nước công nghiệp tiên tiến hiện đại.
- Góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo ra nhiều công ăn việc làm, giảm tỉ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập ổn định và cải thiện đời sống nhân dân theo mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Tất nhiên, những vai trò to lớn của ngoại thương chỉ đạt được khi hoạt động kinh tế này vượt qua được những thách thức của toàn cầu hoá, cũng như nắm bắt tốt các thời cơ thuận lợi và giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa.
1.4. Tại sao phải phát triển kinh tế ngoại thương trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Ngày nay có thể khẳng định rằng, phát triển kinh tế ngoại thương là nhiệm vụ chiến lược, là con đường tất yếu. Bởi dựa trên những cơ sở khách quan sau:
Lực lượng sản xuất phát triển (cách mạng KHKT phát triển)
Phân công lao động xã hội phát triển
Phân công lao động quốc tế phát triển (phân công lao động xã hội vượt ra khỏi phạm vi biên giới)
1.4.1. Phù hợp với xu thế toàn cầu hoá hiện nay
Toàn cầu hoá mang tính qui luật.
Hợp tác quốc tế
phát triển
Các nền kinh tế hoà nhập với nhau phụ thuộc lẫn nhau trên phạm vi toàn cầu (WTO, WCO, WB, APEC...)
Liên kết kinh tế quốc tế
Ngày nay nước nào không tham gia vào xu thế vận động trên kết quả tất yếu là sẽ bị tụt hậu, lạc hậu.
1.4.2. Khoa học công nghệ phát triển mạnh
Buộc các nước phải mở cửa kinh tế để nhanh chóng tiếp thu được những thành tựu khoa học công nghệ mới. Hiện nay, nước ta đã và đang liên doanh với các công ty của nước ngoài sản xuất hàng chất lượng cao để phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. hay các doanh nghiệp có đủ năng lực mua công nghệ, dây chuyền sản xuất hiện đại, tiên tiến của nước ngoài. Ngoại thương có thể coi là con đường ngắn nhất, nhanh nhất tiếp thu những thành tựu khoa học của thế giới.
1.4.3. Do phân bổ không đều của các yếu tố sản xuất giữa các nước. Để phát triển kinh tế các nước phải hợp tác, liên kết, trao đổi
Sự phân bổ không đồng đều của các yếu tố sản xuất đã buộc không phải chỉ các nước đang và chậm phát triển mở rộng quan hệ ngoại thương mà còn buộc các nước phát triển cũng phải tăng cường ngoại thương. Chúng ta có thể thấy rõ cuộc khủng hoảng dầu lửa vào những năm 73 - 74 đã làm cho kinh tế các nước phát triển bị suy thoái trầm trọng. Điều này minh chứng cho sự phụ thuộc vào các nước phát triển vào nguồn nguyên liệu nước ngoài.
Các yếu tố cơ bản ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Bài giảng KẾ TOÁN KINH DOANH NGOẠI TỆ VÀ THANH TOÁN QUỐC TẾ Luận văn Kinh tế 0
H Những vấn đề lí luận về kinh tế đối ngoại, phân tích hiện trạng của vấn đề và đưa ra các giải pháp Luận văn Kinh tế 0
B Nâng cao hiệu quả của kinh tế đối ngoại nhằm thực hiện thành công sự nghiệp CNH,HĐH đất nước Luận văn Kinh tế 0
P Phân tích lợi ích và chi phí kinh tế hàng có thể ngoại thương và ngoại hối Luận văn Kinh tế 0
E Một số vấn đề về phát triển kinh tế trang trại trong nông nghiệp ngoại thành Hà Nội Công nghệ thông tin 0
C Tiến trình AFTA và những thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam, một số tác động đến ngoại thương v Công nghệ thông tin 0
A Mở rộng hoạt động tín dụng đối với khu vực kinh tế tư nhân của ngân hàng ngoại thương nội chi nhánh Luận văn Kinh tế 0
S Nhiệm vụ của phòng Kinh tế đối ngoại và thanh toán quốc tế chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Luận văn Kinh tế 0
L Bối cảnh và sự phát triển thể chế các quan hệ kinh tế - Chính trị, ngoại giao quốc gia khu vực và qu Luận văn Kinh tế 0
G Tình hình hoạt động của Bộ kế hoạch và đầu tư vụ kinh tế đối ngoại, ban hợp tác Việt - Lào Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top