Download miễn phí Tiểu luận

Vận dụng mô hình cạnh tranh của M.Porter để phân tích tình hình cạnh tranh của mặt hàng trà xanh C2 của công ty Universal Robina Corporation tại thị trường Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2010



MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1
1.Tính cấp thiết của đề tài. 1
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài. 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 1
4. Hướng tiếp cận. 1
NỘI DUNG 2
I. Giới thiệu chung về công ty Universal Robina Corporation và sản phẩm trà xanh C2. 2
1. Công ty Universal Robina Corporation (URC). 2
2. Sản phẩm trà xanh C2. 2
II. Phân tích tình hình cạnh tranh của sản phẩm trà xanh C2 trên thị trường Việt Nam dựa trên mô hình 5 áp lực cạnh tranh của M.Porter 3
1. Áp lực cạnh tranh đến từ đối thủ cạnh tranh hiện tại. 3
1.1. Mục tiêu tương lai của trà xanh Không Độ. 3
1.2. Nhận định của đối thủ trà xanh Không Độ. 3
1.3. Chiến lược hiện tại của trà xanh Không Độ. 3
1.4. Tiềm lực của trà xanh Không Độ. 4
1.5. Những cơ hội và thách thức đối với trà xanh C2 trong áp lực cạnh tranh đối với đối thủ trà xanh Không Độ. 4
2. Áp lực cạnh tranh đến từ khách hàng. 4
2.1. Đặc điểm sản phẩm. 4
2.2. Yếu tố giá cả. 5
2.3. Kênh phân phối. 5
2.4. Áp lực cải tiến 5
2.5. Những cơ hội và thách thức của trà xanh C2 trước áp lực cạnh tranh từ phía khách hàng. 5
3. Áp lực cạnh tranh từ các nhà cung ứng. 6
3.1. Nhà cung ứng nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất. 6
3.2. Nguồn lao động. 6
3.3. Những cơ hội và thách thức đối với trà xanh C2 trong áp lực cạnh tranh đến từ nhà cung ứng. 6
4. Áp lực đến từ các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng. 6
4.1. Sản phẩm Lipton Pure Green. 6
4.2. Những cơ hội và thách thức của trà xanh C2 trong áp lực cạnh tranh đến từ những đối thủ cạnh tranh tiềm tàng. 7
5. Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế. 7
5.1. Trà thảo mộc Dr. Thanh. 7
5.2. Thức uống chứa sữa Latte. 8
5.3. Các sản phẩm khác. 8
5.4. Những cơ hội và thách thức của trà xanh C2 trong áp lực cạnh tranh đến từ các sản phẩm thay thế. 8
III. Tổng kết. 8
KẾT LUẬN 9
LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài.
M.Porter được biết đến là nhà hoạch định chiến lược và cạnh tranh hàng đầu thế giới với tác phẩm nổi tiếng " mô hình 5 lực lượng cạnh tranh". Theo M.Porter, bất kỳ doanh nghiệp nào khi tham gia kinh doanh đều chịu 5 áp lực cạnh tranh đến từ: các đối thủ cạnh tranh hiện tại, khách hàng, nhà cung ứng, các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và từ các sản phẩm thay thế. Việc phân tích 5 áp lực này sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện về môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp mình.
Nhận thấy tầm quan trọng của mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của M.Porter trong phân tích môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp - nội dung quan trọng trong việc tìm ra cơ hội và thách thức để phục vụ cho quá trình hoạch định chương trình kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp FDI, em xin chọn đề tài "Vận dụng mô hình cạnh tranh của M.Porter để phân tích tình hình cạnh tranh của mặt hàng trà xanh C2 của công ty Universal Robina Corporation tại thị trường Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2010" cho bài kiểm tra 20% môn quản trị dự án FDI của mình.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.
- Tìm ra những cơ hội và thách thức doanh nghiệp gặp phải trong bối cảnh cạnh tranh của mặt hàng nước giải khát trên thị trường Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng: Mặt hàng trà xanh C2 của công ty Universal Robina Corporation.
- Phạm vi: Nghiên cứu tại thị trường Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2010.
4. Hướng tiếp cận.- Bài làm đi từ việc phân tích cụ thể từng áp lực cạnh tranh trong mô hình 5 áp lực cạnh tranh của M.Porter để đưa ra những cơ hội và thách thức khi doanh nghiệp tham gia kinh doanh quốc tế trên thị trường Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2010

NỘI DUNG
I. Giới thiệu chung về công ty Universal Robina Corporation và sản phẩm trà xanh C2.
1. Công ty Universal Robina Corporation (URC).
- URC là một trong những tập đoàn thực phẩm lớn nhất ở Philipin với kinh nghiệm 40 năm trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm.
- URC đã có mặt tại 25 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, như Đài Loan, Mỹ, Italia, Nhật Bản và một số nước Trung Đông.
- Các sản phẩm của URC rất đa dạng về chủng loại, bao gồm: bánh snacks, kẹo, bánh biscuits, cà phê hoà tan,…
- Công ty URC Việt Nam là một công ty trực thuộc tập đoàn URC quốc tế,được thành lập và sản xuất bánh kẹo từ năm 2005 tại khu công nghiệp Việt - Singapore, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương.
- Các sản phẩm của công ty URC Việt Nam được người tiêu dùng Việt Nam biết đến là các sản phẩm bánh kẹo, sôcôla nhưng sản phẩm được người tiêu dùng Việt ưa chuộng hơn cả là sản phẩm trà xanh C2. Đây cũng là thương hiệu trà xanh đóng chai số 1 tại thị trường Philipin.
2. Sản phẩm trà xanh C2.
- Trà xanh C2 là một dạng nước giải khát trà xanh đóng chai, không có ga, được chế biến từ lá trà xanh tươi và thêm vào một số hương vị đặc trưng, được giới thiệu đến người tiêu dùng Việt vào khoảng đầu năm 2008.
- Tại thị trường Việt Nam, sản phẩm trà xanh C2 được đóng dưới dạng chai 360ml với 5 vị là: vị táo, vị đào, vị chanh, vị trái cây rừng, và gần đây nhất, vào tháng 6 năm 2010, sản phẩm trà xanh C2 xuất hiện thêm trà xanh vị cam.
- Sản phẩm trà xanh C2 được coi là sản phẩm chiến lược của công ty URC trên thị trường Việt Nam.



II. Phân tích tình hình cạnh tranh của sản phẩm trà xanh C2 trên thị trường Việt Nam dựa trên mô hình 5 áp lực cạnh tranh của M.Porter.
1. Áp lực cạnh tranh đến từ đối thủ cạnh tranh hiện tại.
- Thị trường nước giải khát của Việt Nam hiện nay rất đa dạng các sản phẩm trà xanh đóng chai song được coi là đối thủ cạnh tranh trực tiếp và lớn nhất của C2 tại thời điểm hiện tại là trà xanh Không Độ - sản phẩm của tập đoàn Tân Hiệp Phát.
1.1. Mục tiêu tương lai của trà xanh Không Độ.
- Sản phẩm trà xanh Không Độ của Tân Hiệp Phát xuất hiện vào đầu năm 2006 và được coi là người đi tiên phong trên thị thường nước trà xanh đóng chai Việt Nam.
- Với vị thế của người đi đầu, Không Độ đặt mục tiêu chính là dẫn đầu thị phần trà xanh đóng chai, chiếm lĩnh hơn 50% thị trường trà xanh đóng chai tại Việt Nam.
1.2. Nhận định của đối thủ trà xanh Không Độ.
- Không Độ hiểu rất rõ thị phần của mình đang bị đe doạ bởi rất nhiều đàn em đi sau, nhất là C2, vì sản phẩm này đã từng làm mưa làm gió trên thị trường Philipin, nó có đủ khả năng cũng như kinh nghiệm giành dật thị trường với Không Độ. Với nhận định này, chắc chắn Không Độ sẽ có những bước đi tận dụng ưu thế người đi đầu, lợi thế về hệ thống phân phối, thương hiệu để tạo áp lực cạnh tranh cho C2.
1.3. Chiến lược hiện tại của trà xanh Không Độ.
- Chiến lược về sản phẩm: Hiện nay Không Độ đang có sự thay đổi dung tích chai, vì theo nghiên cứu, người tiêu dùng thường chỉ uống hết 1/2 chai. Tuy chưa tung ra nhưng chiến lược này thực hiện sẽ gây áp lực lên C2 vì C2 luôn có lợi thế về thể tích phù hợp hơn so với Không Độ.
- Chiến lược giá: Không Độ có giá cao hơn mặt bằng chung, do vậy, Tân Hiệp Phát đã tung ra thêm trà xanh Không Độ không đường với giá rẻ hơn nhằm tạo cơ hôi lựa chọn cho người tiêu dùng phải băn khoăn với giá cả sản phẩm khi mua.
- Chiến lược Marketing: Trước nay, Không Độ luôn có những chương trình quảng cáo hoàn hảo, với mục đích chính là nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về tác dụng của trà xanh, cùng với đó, lợi thế được thừa hưởng kênh phân phối của Tân Hiệp Phát khiến chiến lược marketing hiện tại thực sự hiệu quả cho trà xanh Không Độ, trong khi các chiêu thức quảng cáo của C2 không được đánh giá cao.
1.4. Tiềm lực của trà xanh Không Độ.
- So với trà xanh C2, Không Độ có những tiềm lực khá vượt trội để:
+ Sản phẩm: Lợi thế của người đi tiên phong, đa số người dân đã quen sử dụng trà xanh Không Độ và không có ý muốn chuyển đổi.
+ Chính sách Marketing: Luôn được quan tâm một cách kỹ càng và nhận được sự ủng hộ của người tiêu dùng.
+ Quan hệ xã hội: Tân Hiệp Phát luôn có những quan hệ xã hội tốt, đặc biệt là sự tài trợ cho đoàn leo núi đầu tiên của Việt Nam chinh phục đỉnh Everest năm 2008 để người Việt tự hào với lá quốc kỳ đất nước mình tung bay trên nóc nhà thế giới.
1.5. Những cơ hội và thách thức đối với trà xanh C2 trong áp lực cạnh tranh đối với đối thủ trà xanh Không Độ.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Vận dụng mô hình mundell-fleming để phân tích tác động của chính sách tài khóa Luận văn Kinh tế 0
D Vận dụng mô hình chiến lược Portfolio (BCG) trong công tác hoạch định chiến lược tại công ty TNHH TM Luận văn Kinh tế 0
H Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích quy mô, cơ cấu và hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh Luận văn Kinh tế 0
C Vận dụng mô hình chiến lược Portfolio (BCG) trong công tác hoạch định chiến lược tại công ty TNHH TM Luận văn Kinh tế 0
T Vận dụng nguyên tắc đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh trong việc giải quyết mối quan hệ giữa cộ Văn hóa, Xã hội 0
G Nghiên cứu ứng dụng và phát triển mô hình Athen vận hành liên hành hồ chứa lưu vực Sông Ba Khoa học Tự nhiên 0
U Ứng dụng mô hình (VNU/MDEC) tính toán chế độ thủy động lực và vận chuyển trầm tích vùng cửa sông ven Môn đại cương 0
C Triển khai ứng dụng mô hình ecomsed tính toán vận chuyển trầm tích lơ lửng khu vực cửa sông ven biển Môn đại cương 0
H Tìm hiểu và vận dụng ngôn ngữ chuyển đổi mô hình trong phát triển phần mềm Công nghệ thông tin 0
S Vận dụng dạy học khám phá bằng các mô hình quy nạp đối với dạy học khái niệm, Hình học không gian lớ Luận văn Sư phạm 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top