Culvanawd

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Thắng lợi của cách mạng tháng tám 1945





Mục Lục
Trang
Lời nói đầu 1
Chương I:
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời các cao trào cách mạng 2
ChươngII:
Đảng phát Động và lãnh đạo các cao trào cách mạng (1939-1945) 5
ChươngIII:
Cách mạng tháng tám nổ ra và thắng lợi 12



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ng, đô đốc Đơcu được cử làm toàn quyền thay cho Catơru. Viên toàn quyền mới thực hiện một loạt chính sách nhằm phát xít hoá bộ máy thống trị của thực dân Pháp, vơ vét sức người sức của Việt Nam dốc vào cuộc chiến tranh đế quốc và đối phó với phong trào cách mạng của các dân tộc ở Đông Dương.
Trong khi đó, phát xít Nhật tăng cường sức ép với chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương. Chúng đòi đóng cửa biên giới Việt Trung, đình chỉ tiếp tế cho Tưởng Giới Thạch, được sử dụng sân bay, hải cảng ở Bắc Đông Dương...Mặc dù thực dân Pháp chấp nhận mọi yêu sách của Nhật, cuối tháng 9-1940, quân đội Nhật vẫn vượt biên giới vào Bắc Việt Nam. Chúng biến Việt Nam thành căn cứ quân sự để tiến công Nam Trung Quốc và làm bàn đạp mở rộng xâm lược khu vực Đông Nam á. Phát xít Nhật giữ nguyên bộ máy thống trị của thực dân Pháp, sử dụng nó để vơ vét kinh tế, phục vụ nhu cầu chiến tranh và đàn áp phong trào cách mạng Đông Dương, ổn định tình hình trong vùng cho chúng.
Trên thực tế, Việt Nam đã bị đặt dưới hai ách thống trị của Pháp.
2. tình hình trong nước và khu vực.
Khi ở pháp, các thế lực phat xít lên nắm chính quyền , chúng đưa pháp và các thuộc địa vào cuộc chiến tranh và Việt Nam cũng bị lôi cuốn vào cuộc chiến tranh này. Chúng thực hiện các chính sách về kinh tế , chính trị và quân sự để vơ vét bóc lột tài nguyên nhân lực của nước ta , chúng định tiêu diệt đảng cộng sản Đông Dương, chúng bắt thanh niên Đông Dương đi lính cho chúng. Trong thời kỳ đó xúât hiện mâu thuẫn giữa nhân dân Đông Dương với đế quốc Pháp và tay sai, đây là cơ sở lý luận của đảng ta quyết định điều chỉnh chiến lược cách mạng.
II.Chủ trương điều chỉnh chiến lược cách mạng của Đảng cộng sản Đông Dương.
1.Thông cáo TW của toàn đảng ra ngày 29-9-1939.
TW chỉ thị cho các cán bộ đảng viên của đảng cộng sản đang hoạt động hợp pháp phải mau chóng rút vào bí mật.
Quyết định chuyển trọng tâm hoạt động của đảng đến nông thôn nhưng vẫn phải chú trọng xây dựng, phát triển lực lượng ở thành phố.
Khẳng định đây là thời kì giải phóng dân tộc, thời kì giành lấy chính quyền.
2.Hội nghị TW lần thứ VI (11.1939).
Chỉ hai tháng sau khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, ngày 6-11-1939, hội nghị BCHTW đảng được triệu tập tại Bà Điểm ( Hóc Môn, Gia Định) do đồng chí Nguyễn Văn Cừ- tổng bí thư của đảng chủ trì.
Đảng chủ trương phải đặt nhiêm vụ chống đế quốc, giành độc lập dân tộc lên hàng đầu, nhiệm vụ chống phong kiến và các nhiệm vụ dân chủ khác phải rải ra thực hiện từng bước, phục tùng và phục vụ nhiệm vụ chống đế quốc.
Đảng nhận định: Đông Dương đã bị lôi cuốn vào guồng máy chiến tranh do đế quốc gây ra. Đặc điểm cơ bản của tình hình Đông Dương lúc này là chiến tranh đã thúc đẩy các mâu thuẫn vốn có của xã hội thuộc địa nửa phong kiến đến mức quyết liệt, đòi hỏi phải được giải quyết. Mâu thuẫn gay gắt nhất lúc ấy là mâu thuẫn giữa đế quốc và các dân tộc Đông Dương. Đảng khẳng định rằng, vấn đề sống còn của các dân tộc Đông Dương được đặt ra trước mắt thành một vấn đề khẩn cấp và hết sức quan trọng, ”bước đường sinh tồn của các dân tộc Đông Dương không có con đường nào khác hơn là con đường đánh đổ đế quốc Pháp, chống tất cả ách ngoại xâm vô luận da trắng hay da vàng để tranh lấy giải phóng dân tộc”. Và Đảng cho rằng: “cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị gây nên bởi đế quốc đấu tranh lần này sẽ nung nấu cách mạng Đông Dương nổ bùng và tiền đồ cách mạng Đông Dương sẽ vinh quang rực rỡ”. Tuy “cách mạng phản đế và cách mạng giải phóng dân tộc “ cao hơn, thiệt dung hơn, song nếu không làm được cách mạng thổ địa thì cách mạng phản đế khó thành công. Tính chất cơ bản của cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương không thay đổi.
Đảng xác định mục tiêu chiến lược trước mắt của cách mạng Đông Dương là đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Đông Dương vẫn phải bao gồm hai nội dung là chống đế quốc và chống phong kiến. Đó là hai nhiệm vụ cơ bản của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ( lúc đó gọi là cách mạng tư sản dân quyền ) do giai cấp công nhân lãnh đạo.
Cách mạng phản đế và cách mạng điền địa là hai bộ phận khăng khít, là hai cái mấu chốt của cách mạng tư sản dân quyền, không giải quyết được cách mạng điền địa thì không giải quyết được cách mạng phản đế. Trái lại, không giải quyết được cách mạng phản đế thì không giải quyết được cách mạng điền địa – cái nguyên tắc chính ấy không bao giờ thay đổi được nhưng nó phải ứng dụng một cách khéo léo thế nào để thực hiện được nhiệm vụ chính cốt của cách mạng là đánh đổ đé quốc. Đảng nhấn mạnh : “Tất cả mọi vấn đề của cách mạng, kể cả vấn đề điền địa cũng phải nhằm vào cái đích ấy mà giải quyết”. Đây là chuyển hướng quan trọng nhất về chỉ đạo chiến lược.
Để tập trung lực lượng đánh đổ đế quốc, đảng chủ trương tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất mà thay bằng khẩu hiệu tịch ký ruộng đất của đế quốc Pháp và của những địa chủ phản bội quyền lợi đân tộc, chưa đánh vào toàn bộ giai cấp địa chủ phong kiến. Đảng chủ trương tạm gác khẩu hiệu lập chính quyền Xô Viết công-nông-binh thay khẩu hiệu lập chính phủ cộng hoà dân chủ. Đảng chỉ ra rằng, Mặt trận dân chủ thích hợp với hoàn cảnh trước kia nay không còn thích hợp nữa, do đó chủ trương lập mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương thay Mặt trận dân chủ Đông Dương.
Hội nghị TW Đảng tháng 11-1939 đánh dấu sự chuyển hướng cơ bản về chỉ đạo chiến lược và phương pháp cách mạng của Đảng. Điều đó thể hiện sự nhạy bén về chính trị và năng lực sáng tạo của Đảng. Được hướng dẫn bởi tư tưởng đó, phong trào cách mạng Việt Nam có những bước tiến mới.
3. Hội nghị TW lần thứ VII (11.1940)
Hội nghị TW lần thứ VII 11-1940, diễn ra ở Đìng Bảng, Bắc Ninh do đồng chí Trường Chinh lúc đó là bí thư Đảng uỷ Bắc Kì đứng ra tổ chức.
Hội nghị chỉ ra kẻ thù của nhân dân Đông Dương lúc này là thực dân Pháp và phát xít Nhật (22-9-1940, Nhật Bản đã vào nước ta).
Hội nghị đã đặt hẳn vấn đề khởi nghĩa vũ trang vào chương trình nghị sự của cách mạng Đông Dương.
Hội nghị quyết định đình chỉ cuộc khởi nghĩa Nam Kì vì cả nước chưa có thời cơ ( cuộc khởi nghia Nam Kì nổ ra ngày 23-11-1940).
Hội nghị đã cử đồng chí Trường Chinh làm tổng bí thư lâm thời của Đảng.
4. Hội nghị TW Đảng lần thứ VIII (5.1941).
Tháng 2-1941, đồng chí Nguyễn ái Quốc từ Trung Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam. Sau một thời gian nắm tình hình và chuẩn bị, ngày 10-5-1941, Người triệu tập và chủ trì hội nghị Trung ương đảng tại Pắc Bó, Cao Bằng. Sau khi phân tích tình hình thế giới và trong nước, hội nghị đã quyết nghị những vấn đề quan trọng sau đây:
- Phải đ
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top