kiss_wind_07

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là người sáng lập Đảng cộng sản Việt Nam





Trong suốt cuộc hành trình 10 năm trên khắp các châu lục, Nguyễn Ái Quốc đã rút ra nhiều kết luận quan trọng: “ Đối với bọn thực dân, tính mạng của người thuộc địa da vàng hay da đen cũng không đáng 1 xu” và tất cả bọn đế quốc đều tàn bạo. Khi dừng chân ở ba nước đế quốc lớn, có điều kiện tìm hiểu, nghiên cứu cuộc cách mạng Mỹ 1776, cuộc cách mạng Pháp 1789 và cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa chống chủ nghĩa thực dân. Từ đó Người nhận ra những nhận xét chính xác rằng cách mạng Mỹ và cách mạng Pháp tuy nêu cao khẩu hiệu “tự do, bình đẳng, bác ái” nhưng lại không đưa lại tự do, bình đẳng, bác ái thật sự cho quần chúng lao động, tiếng là cộng hòa, dân chủ nhưng thực chất là tước đoạt quyền lợi của giai cấp công nông trong nước và bên ngoài thì áp bức các dân tộc thuộc địa. Người khâm phục ý chí giành độc lập tự do của nhân dân Mỹ, khâm phục tinh thần đấu tranh của nhân dân Pháp, nhưng Người cho rằng đó đều là cách mạng tư sản, cách mạng không đến nơi. Và Người cho rằng việc giải phóng các dân tộc bị áp bức không thể đi theo con đường của cách mạng Mỹ và cách mạng Pháp mà phải đi theo 1 con đường cách mạng khác. Nguyễn Ái Quốc đã đặt mình vào chỗ đứng của giai cấp cần lao, khảo sát thế giới và rút ra kết luận: “Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có 2 giống người là giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có 1 mối tình hữu ái là thật mà thôi, đó là tình hữu ái vô sản”.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Lời mở đầu
Cuối thế kỷ XIX, trước yêu cầu lịch sử của xã hội Việt Nam, các phong trào đấu tranh chống Pháp diễn ra sôi nổi tuy nhiên đều bị thất bại. Sự thất bại của các phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX chứng tỏ con đường cứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến và hệ tư tưởng tư sản đã bế tắc. Cách mạng Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối và giai cấp lãnh đạo. Trong hoàn cảnh đó, ngày 3/2/1930 Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, mở ra một trang sử mới đầy vẻ vang của dân tộc Việt Nam. Quá trình thành lập Đảng là một quá trình đấu tranh và chuẩn bị lâu dài, toàn diện của Nguyễn Ái Quốc và những người cách mạng Việt Nam trong đó vai trò to lớn nhất thuộc về Nguyễn Ái Quốc. Để làm rõ vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam em xin chọn đề tài: “Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là người sáng lập Đảng cộng sản Việt Nam”
Nội dung
I-Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc tìm ra con đường giải phóng dân tộc đúng đắn.
1. Hoàn cảnh lịch sử
Trên thế giới, từ cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản đã bắt đầu chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, bắt đầu đi xâm lược các nước nhỏ yếu và biến các nước này thành thuộc địa dẫn đến các mâu thuẫn ngày càng gia tăng đặc biệt là mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực dân làm bùng nổ nhiều phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa.
Vào giữa thế kỷ XX, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân phát triển mạnh đặc biệt với sự ra đời, phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa Mác-Lênin và tính đúng đắn của nó đã lay chuyển, lôi cuốn quần chúng nhân dân và cả những phần tử ưu tú, tích cực ở các nước thuộc địa vào phong trào cộng sản.
Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga giành được thắng lợi đã mở ra một thời đại mới trên thế giới – thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Cuộc cách mạng này đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân các nước và là một trong những động lực thúc đẩy sự ra đời của nhiều đảng cộng sản. Đồng thời nó cũng có tác động rất lớn tới việc lựa chọn con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc sau này.
Tháng 3-1919, Quốc tế cộng sản (Quốc tế III) được thành lập. Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản có ảnh hưởng rất lớn đến cách mạng thế giới và cách mạng Việt Nam. Quốc tế cộng sản đề ra cương lĩnh cho các dân tộc thuộc địa đứng lên đấu tranh, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế; tạo điều kiện cho lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc hoạt động cách mạng và tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin, đào tạo đội ngũ cán bộ cách mạng cho Việt Nam sau này.
Ở trong nước, năm 1958, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Sau khi tạm thời dập tắt được các phong trào đấu tranh của nhân dân ta, thực dân Pháp từng bước thiết lập bộ máy thống trị ở Việt Nam, thi hành chính sách cai trị hà khắc về chính trị, kinh tế, văn hóa, biến Việt Nam thành một nước thuộc địa nửa phong kiến và làm cho xã hội Việt Nam phân hóa sâu sắc.
Trong xã hội Việt Nam lúc này hình thành hai mâu thuẫn cơ bản đó là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với chủ nghĩa thực dân Pháp và mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến. Từ đó đặt ra yêu cầu và nhiệm vụ cho cách mạng Việt Nam: Nhiệm vụ dân tộc là phải đánh đổ đế quốc, giành độc lập dân tộc và nhiệm vụ dân chủ là đánh đổ địa chủ phong kiến giành ruộng đất cho nông dân.
Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, phong trào yêu nước ở Việt Nam diễn ra mạnh mẽ, tiêu biểu là phong trào Cẫn Vương (1885-1896), khởi nghĩa Yên Thế (1984), phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản, tiểu tư sản và nông dân cũng diễn ra mạnh mẽ trong thời kỳ này. Mặc dù diễn ra rất sôi nổi song các phong trào yêu nước ở Việt Nam đều thất bại, cách mạng Việt Nam đang lâm vào bế tắc, khủng hoảng về đường lối và con đường đấu tranh.
2. Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước.
Trong lúc đất nước đang trong cơn khủng hoảng, thế giới bắt đầu bước vào thời kỳ sôi động, năm 1911 Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước. Lý do để người thanh niên Nguyễn Ái Quốc quyết tâm ra đi tìm phương hướng mới cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc đó chính là lòng yêu nước. Cũng chính vì yêu nước mà Người đã sớm nhận ra hạn chế của các nhà yêu nước, các phong trào yêu nước đương thời, sớm nhận rõ thất bại tất yếu của các phong trào đó. 15 tuổi, Nguyễn Ái Quốc đã nhận định con đường cứu nước của Phan Bội Châu dựa vào Nhật để đánh Pháp là rất nguy hiểm, chẳng khác nào “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”, chủ trương của Phan Chu Trinh yêu cầu người Pháp thực hiện cải cách khác nào “xin giặc rủ lòng thương”, còn chủ trương của Hoàng Hoa Thám tuy có tiến bộ nhưng lại mang nặng tư tưởng phong kiến. Vì vậy mà tuy rất khâm phục tinh thần yêu nước của những nhà yêu nước đi trước nhưng Nguyễn Ái Quốc không đi theo con đường của các phong trào yêu nước vốn có.
Quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước, Người muốn xem thế giới như thế nào để tìm đường giải phóng dân tộc. Hướng đi của Nguyễn Ái Quốc cũng khác với các bậc tiền bối. Nếu như những nhà yêu nước đi trước chủ yếu sang phương Đông thì Nguyễn Ái Quốc lại hướng sang phương Tây mà cụ thể là Người đã tìm đến nước Pháp. Lý do khiến Nguyễn Ái Quốc chọn nước Pháp làm đích đến là bởi Người nhận thấy rằng muốn thắng được kẻ thù thì trước hết phải hiểu rõ kẻ thù, nhất là ở trên mảnh đất đã sản sinh ra nó. Thứ hai, người Pháp luôn nêu cao tự do, bình đẳng, bác ái và đặc biệt nước Pháp là nước có nền khoa học – kỹ thuật phát triển vì vậy chắc hẳn sẽ có những tư tưởng tiến bộ. Sau này Hồ Chí Minh cũng đã kể lại: “Vào trạc tuổi 13, lần đầu tiên tui đã được nghe những từ tiếng Pháp: tự do, bình đẳng, bác ái… Thế là tui muốn làm quen với văn minh Pháp, tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những từ ấy”.
Ra đi tìm đường cứu nước bằng con đường lao động với hành trang là hai bàn tay trắng, Nguyễn Ái Quốc đã làm đủ mọi nghề lao động chân tay vừa kiếm sống vừa hoạt động cách mạng. Từ cuộc sống cần lao, Người đã rút ra được rất nhiều điều và nhanh chóng tiếp cận xu thế cách mạng mới. Đồng thời nó cũng thế hiện quyết tâm tìm ra bằng được con đường cứu nước.
3. Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, tìm ra con đường đấu tranh giải phóng dân tộc.
Trong quá trình ra đi tìm đường cứu nước, đến với các nước phương Tây, Nguyễn Ái Quốc đã nhận rõ bộ mặt thật của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa thực dân, thấy được lỗi thống khổ của nhân dân lao động và nhận thấy hạn chế của cuộc cách mạng dân chủ tư sản.
Khi bước lên con tàu Latutsơ Tơrêvin vượt trùng dương tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đ
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
M [Free] Vai trò của lãnh tụ Nguyễn ái Quốc trong quá trình thành lập Đảng cộng sản Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0
D Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị về tư tưởng, chính trị, tổ chức cho việc thành lập Đảng Tài liệu chưa phân loại 2
A Vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập đảng cộng sản Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0
T Tiểu luận: vai trò của lãnh tụ Hồ Chí Minh trong việc thành lập Đảng cộng sản Việt nam Văn hóa, Xã hội 0
T Bác Hồ là lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế g Văn học 0
D Đảng lãnh đạo xây dựng, phát huy sức mạnh hậu phương miền Bắc (1965 - 1972) Công nghệ thông tin 0
D Phong cách lãnh đạo của nhà quản trị Trương Gia Bình Luận văn Kinh tế 0
D PHÂN TÍCH PHONG CÁCH LÃNH đạo của đại TƯỚNG võ NGUYÊN GIÁP TRONG CHIẾN TRANH VIỆT NAM Văn hóa, Xã hội 0
D 400 câu hỏi trắc nghiệm nghệ thuật lãnh đạo ( có đáp án) Luận văn Kinh tế 0
D ĐẢNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ miền bắc xã hội chủ nghĩa giai đoạn từ 1965 đến 1968 Môn đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top