92_90

New Member

Download miễn phí Đề tài Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo tại Thanh tra huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu





Công tác truyên truyền, phổ biến pháp luật về khiếu nại, tố cáo trong cơ quan, tổ chức và nhân dân: để đưa pháp luật đi vào thực tiễn cuộc sống, việc phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân, cán bộ là hết sức cần thiết, nhằm tổ chức thực hiện công tác này đạt hiệu quả cao, UBND huyện ban hành quyết định công nhận đội ngũ báo cáo viên cấp huyện, kiện toàn hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của huyện xây dựng kế hoạch công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý hàng năm để các phòng, ban và UBND các xã, thị trấn triển khai thực hiện đạt hiệu quả trong công tác tuyên truyền. Bên cạnh đó, UBND huyện chủ động phối hợp với trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh tổ chức hội nghị tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý tại huyện và các xã, thị trấn, đồng thời biên soạn cấp phát tài liệu tuyên truyền các loại nhằm giúp cho toàn thể cán bộ và nhân dân nâng cao nhận thức, chấp hành pháp luật. Cụ thể: trong năm 2006, 2007 đã tổ chức được 218 hội nghị tuyên truyền cho 20.621 cán bộ, nhân dân tham dự, cấp phát 38.900 tài liệu tuyên truyền các loại, trong đó phối hợp với Thanh tra tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức 01 hội nghị tại huyện cho 200 cán bộ, công chức tham dự, biên soạn cấp phát 250 tài liệu tuyên truyền.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

uan hành chính cấp trên thì không được khởi kiện tại Toà án.
Ngoài ra, với cơ chế giải quyết khiếu nại trên và việc quy định trình tự, thủ tục còn quá nhiều tầng nấc đã dẫn đến tình trạng giải quyết bị kéo dài, không dứt điểm, gây khó khăn cho cơ quan nhà nước và người khiếu nại, nhiều vụ việc không có điểm dừng, các cơ quan hành chính bị quá tải về số lượng vụ việc khiếu nại, tố cáo, trong khi Tòa án có rất ít vụ việc thụ lý giải quyết.
Để khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, đáp ứng các yêu cầu về khiếu kiện và giải quyết khiếu kiện hành chính của WTO và BTA, nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo thì việc sửa đổi, bổ sung Luật Khiếu nại, tố cáo là hết sức cần thiết. Xuất phát từ yêu cầu khách quan đó, ngày 29 tháng 11 năm 2005, kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XI đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và Luật chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 2006.
2. Khái niệm khiếu nại, tố cáo và một số nội dung liên quan:
2.1. Khiếu nại:
Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hay cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật Khiếu nại, tố cáo quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hay quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hay hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
2.2. Tố cáo:
Tố cáo là việc công dân theo thủ tục của Luật Khiếu nại, tố cáo quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hay đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
2.3. Một số khái niệm các nội dung liên quan:
Người khiếu nại:
Người khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức hay cán bộ, công chức thực hiện quyền khiếu nại
Cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại:
Cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại bao gồm: cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân.
Người tố cáo:
Người tố cáo là công dân thực hiện quyền tố cáo.
Người bị khiếu nại:
Người bị khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật bị khiếu nại.
Người bị tố cáo:
Người bị tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi bị tố cáo.
Người giải quyết khiếu nại:
Người giải quyết khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
Người giải quyết tố cáo:
Người giải quyết tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo.
Quyết định hành chính:
Quyết định hành chính là quyết định bằng văn bản của cơ quan hành chính nhà nước hay của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hay một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính.
Hành vi hành chính:
Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.
Quyết định kỷ luật:
Quyết định kỷ luật là quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng một trong các hình thức kỷ luật là khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức, buộc thôi việc đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của mình theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Giải quyết khiếu nại:
Giải quyết khiếu nại là việc xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết của người giải quyết khiếu nại.
Quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng:
Quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng là quyết định có hiệu lực thi hành và người khiếu nại không được quyền khiếu nại tiếp.
Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật:
Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật bao gồm: quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng; quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà trong thời hạn do pháp luật quy định người khiếu nại đã không khiếu nại tiếp hay không khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án; quyết định giải quyết khiếu nại lần tiếp theo mà trong thời hạn khiếu nại do luật định người khiếu nại không khiếu nại tiếp.
3. Quy trình tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo:
3.1. Quy trình tiếp công dân:
Việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh là một công việc phức tạp, quá trình này một mặt đòi hỏi phải tuân thủ một cách chặt chẽ các quy định của pháp luật song một mặt khác lại luôn đặt ra yêu cầu sáng tạo, linh hoạt về mặt phương pháp, nghiệp vụ. Về mặt pháp lý, Luật Khiếu nại, tố cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng chỉ quy định những nguyên tắc, yêu cầu chung nhất đối với việc tiếp công dân mà không đưa ra một trình tự, thủ tục chi tiết về hoạt động này. Do đó, nhìn chung không có một khuôn mẫu cứng nhắc và cố định cho mọi trường hợp, mà tuỳ từng điều kiện, hoàn cảnh, đối tượng cụ thể người tiếp công dân, cán bộ tiếp dân có cách tiếp công dân thích hợp. Tất nhiên việc tiếp công dân đó phải dựa trên cơ sở các nguyên tắc và đạt được mục đích mà pháp luật đề ra. Chính vì vậy, để hoàn thành được chức trách, nhiệm vụ của mình, người tiếp công dân, cán bộ tiếp dân phải thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ và có kiến thức tương đối sâu sắc và toàn diện về nhiều lĩnh vực từ chính sách pháp luật, công tác quản lý, cho đến văn hóa ứng xử, nghệ thuật giao tiếp và tâm lý học.
Như vậy, có thể khẳng định, trong thực tế việc tiếp công dân là hết sức đa dạng và phong phú về mặt biểu hiện và phương pháp, cách thức. Tuy nhiên, trên cơ sở các quy trình của pháp luật, có thể minh họa quy trình tiếp công dân nói chung theo mô hình tổng quát sau:
QUY TRÌNH TIẾP CÔNG DÂN
- Đọc biên bản làm việc cho người được tiếp nghe và ký xác nhận.
- Ghi nhận đầy đủ nội dung vào Sổ tiếp công dân.
- Hoàn chỉnh hồ sơ ban đầu, trình lãnh đạo, bàn giao vụ việc cho người có thẩm quyền giải quyết.
Những kiến nghị, thỉnh cầu, góp ý xây dựng chính sách, pháp luật thì hướng dẫn hay chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
Vụ việc cấp bách thì đề xuất biện pháp ngăn chặn hậu quả xấu có thể xảy ra.
Lưu trữ, quản lý hồ sơ, tài liệu tiếp công dân để phục vụ công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Những vụ việc thuộc thẩm quyền thì tiếp nhận tài liệu, hồ sơ và viết giấy biên nhận.
Làm việc với người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
Tiếp xúc ban đầu
Loại những người không thực hiện đúng quy định của pháp luật.
Vụ việc không thuộc thẩm quyền thì hướng dẫn người đư
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty Take Á Châu Luận văn Kinh tế 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng dự án đường Phù Đổng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ Khoa học Tự nhiên 0
D Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Long An Nông Lâm Thủy sản 0
D thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại Trường mầm non xã Kim Sơn – Huyện Lục Ngạn Luận văn Sư phạm 0
D Công tác xây dựng gia đinh văn hóa ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long hiện nay, thực trạng và giải pháp Văn hóa, Xã hội 0
D Thực tiễn hoạt động tư vấn giải quyết tranh chấp thương mại tại Công ty hoặc Văn phòng luật sư nơi tác giả thực tập Luận văn Luật 0
D Thực trạng công tác và một số giải pháp nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong dự thầu xây dựng tại Công ty Xây dựng và Trang trí nội thất Bạch Đằng Khoa học kỹ thuật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top