VboyTeen_FC

New Member

Download miễn phí Đề tài Bàn về hệ thống lãi suất tín dụng ở Việt Nam hiện nay





MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 3
Chương I : Lý luận chung về lãi suất tín dụng. 4
I. Khái niệm về lãi suất tín dụng: 4 Khái niệm lãi suất
II. Những vấn đề cơ bản về lãi suất tín dụng: 4
1. Nguyên tắc xác định lãi suất. 4
2. Các loại lãi suất tín dụng. 4
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất tín dụng. 5
4. Ý nghĩa của lãi suất tín dụng trong nền kinh tế thị trường. 5
5. Ngân hàng trung ương và việc điều hành lãi suất. 6
Chương II : Thực trạng điều hành lãi suất tín dụng ở Việt Nam và
định hướng điều hành lãi suất tín dụng thời gian tới. 8
I. Điều hành lãi suất tín dụng ở Việt Nam - ưu nhược điểm và
tác dụng đối với phát triển kinh tế xã hội. 8
1. Giai đoạn từ trước tháng 3 - 1989. 8
2. Giai đoạn từ tháng 3 - 1989 đến tháng 10 - 1993. 9
3. Giai đoạn từ ngày 01/ 10/ 1993 đến ngày 01/ 01/ 1996. 9
4. Giai đoạn từ sau ngày 01/ 01/ 1996 đến nay. 10
II. Một số ý kiến về hệ thống lãi suất tín dụng và định hướng
điều hành lãi suất tín dụng trong thời gian tới. 16
1. Một số ý kiến về hệ thống lãi suất tín dụng và giải pháp xử lý
những bất hợp lý về lãi suất . 16
2. Định hướng điều hành lãi suất tín dụng ở Việt Nam thời gian tới. 19
 
Kết luận. 21
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

chính xác, do đó khi lấy lạm phát làm cơ sở quy định mức lãi suất đã làm cho mức lãi suất thực tế dao động mạnh, sự ổn định kinh tế vĩ mô không duy trì được trong thời gian dài. Nửa cuối năm 1990 và đầu năm 1992 lạm phát lại quay trở lại.
Trước tình hình đó, tháng 6/ 1992,Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có sự điều chỉnh lãi suất theo hướng lãi suất dương và đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng:
+ Chuyển lãi suất âm qua lãi suất dương tức là lãi suất tiền gửi cao hơn mức lạm phát và lãi suất cho vay cao hơn lãi suất huy động, xử lý hài hoà lợi ích của người gửi tiền, người vay vốn và tổ chức tín dụng.
+ Xoá bỏ bao cấp qua lãi suất ngân hàng, chuyển hoạt động ngân hàng sang kinh doanh thực sự. Nhờ kiềm chế được lạm phát, giảm được giá đôla, vàng, từ tháng 6 / 1992 Ngân hàng đã giảm dần lãi suất tiết kiệm và từ tháng 8 / 1992 thực hiện lãi suất dương.
Tuy vậy trong giai đoạn này còn một số tồn tại:
+ Đối với từng ngành kinh tế ( công - nông - thương nghiệp ) có mức lãi suất riêng.
+ Đối với các thành phần kinh tế ( quốc doanh và ngoài quốc doanh ) có phân biệt lãi suất.
Chính vì vậy chưa khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh một cách bình đẳng.
3.Giai đoạn từ 01 - 01 - 1993 đến 01 - 01 - 1996:
Ngân hàng Nhà nước vừa áp dụng lãi suất trần cho vay vừa áp dụng lãi suất thoả thuận.
a. Lãi suất trần:
Lãi suất trần cho vay doanh nghiệp Nhà nước là 1,8%/ tháng , cho vay thành phần kinh tế ngoài quốc doanh là 2,1%/ tháng.
b. Lãi suất thoả thuận:
Trường hợp các ngân hàng không huy động đủ vốn để cho vay theo lãi suất quy định phải phát hành kỳ phiếu với lãi suất cao hơn thì được áp dụng lãi suất thoả thuận: lãi suất huy động có thể cao hơn lãi suất tiết kiệm cùng kỳ hạn là 0,2%/ tháng và cho vay cao hơn mức trần 2,1%/ tháng.
Trên thực tế khoảng 30 - 60% tổng dư nợ lúc bấy giờ là từ các khoản cho vay bằng lãi suất thoả thuận và phần lớn là cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ nông dân với lãi suất phổ biến là 2,3% - 3,5%/ tháng.
Với mức lạm phát năm 1993 là 5,2%, lãi suất thực của ta trở nên quá cao ( lãi suất thực tiền gửi tiết kiệm là 11,6%/ năm, lãi suất thực cho vay theo lãi suất trần là 20%/ năm ) lãi suất tiền gửi tiết kiệm của ta cao gấp 1,1 lần của Hàn Quốc, 3,7 lần của Mỹ, lãi suất cho vay cao gấp 1,5 lần của Đức và 4,2 lần của Mỹ.
Vào cuối năm 1995, mức lãi suất trần của Việt Nam là 2,1%/ tháng ( 25,2%/ năm ) sau khi trừ đi tỷ lệ lạm phát 12,7% còn 12,5%/ năm trong khi lợi nhuận bình quân của toàn bộ nền kinh tế chưa vượt mức 6,5%/ năm cho nên nhiều ngân hàng thương mại trở nên thừa vốn, dù nền kinh tế còn rất thiếu vốn nhưng lãi suất cho vay quá cao, vượt quá khả năng thanh toán so với lợi nhuận. Một số ngân hàng thương mại chủ động hạ lãi suất cho vay, chuyển sang đầu tư bất động sản hay tài trợ cho thương mại bán hàng trả góp thậm chí đầu tư vào trái phiếu Ngân hàng Nhà nước hàng nghìn tỷ đồng với lãi suất thấp để ” *tiêu thụ” vốn dưới giá mua vào nhưng an toàn. Nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư đã chuyển vốn sang nhập hàng trả chậm lấy tiền Việt Nam , gửi tiết kiệm lấy lãi cao, ngày càng có xu hướng khuyến khích nhập khẩu, kìm hãm xuất khẩu, doanh số tín dụng ngân hàng đã một phần nhường chỗ cho doanh số tín dụng thương mại trong khi Luật Thương phiếu và Hối phiếu của Việt Nam chưa có, làm hoạt động kinh doanh của ngân hàng bị thu hẹp.
Với cơ chế lãi suất thoả thuận có thể hiểu là đã tự do hoá một phần lãi suất hay đó là cơ chế cho vay với lãi suất tương ứng đi đôi với một biên độ dao động nhất định. Tuy nhiên, mức chênh lệch giữa sàn tiền gửi và trần cho vay rất lớn từ 0,7% - 1,0%/ tháng làm cho các ngân hàng thương mại có lợi nhuận quá cao trong khi doanh nghiệp và hộ nông dân gặp nhiều khó khăn.
Từ thực tế này kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá IX tháng 8/ 1995 cùng với Nghị quyết bỏ thuế doanh thu trong hoạt động tín dụng ngân hàng đã yêu cầu các ngân hàng tiết kiệm chi phí hoạt động và khống chế mức chênh lệch lãi suất cho vay huy động và cho vay bình quân là 0,35%/tháng, đây là căn cứ để ra đời cơ chế lãi suất trần và mức khống chế từ
01/ 01/ 1996.
4. Giai đoạn từ sau 01 - 01 - 1996 đến nay:
4.1. Cơ chế quản lý lãi suất tín dụng thông qua mức khống chế 0,35%:
Theo quyết định số 381/ QĐ - NH1 ngày 28/ 12/ 1995 từ 01/ 01/ 1996 Ngân hàng Nhà nước đã quy định trần lãi suất cho vay tối đa và mức chênh lệch 0,35% thay cho việc điều hành theo lãi suất cho vay, lãi suất tiền gửi chi tiết và lãi suất thoả thuận quy định trước đó
Về lãi suất trần : do quy mô và địa bàn hoạt động khác nhau nên Ngân hàng Nhà nước đã quy định trần lãi suất có phân biệt như sau:
+ Trần lãi suất cho vay ngắn hạn: là mức lãi suất thấp nhất, áp dụng cho khu vực thành thị.
+ Trần lãi suất cho vay trung và dài hạn: cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn một ít do thời hạn dài dễ gặp rủi ro.
+ Trần lãi suất cho vay trên địa bàn nông thôn: cao hơn trần lãi suất cho vay ngắn hạn và trung - dài hạn do điều kiện hoạt động ở địa bàn nông thôn khó khăn hơn thành thị.
+ Trần lãi suất cho vay của quỹ tín dụng đối với các thành viên: là trần lãi suất cho vay cao nhất do quỹ tín dụng mới lập thí điểm, quy mô nhỏ bé, chi phí hoạt động cao.
Về mức khống chế 0,35%/ tháng đối với chênh lệch bình quân giữa vốn cho vay(đầu ra ) và huy động vốn ( đầu vào ) ở mỗi ngân hàng. Từ đó đã hình thành một hành lang vận động hợp pháp của vốn tín dụng về phương diện giá cả của nó đó là một hành lang mà đường biên cứng là mức lãi suất trần cho vay còn đường biên còn lại thì không đựợc cố định mà được thay thế bằng mức chênh lệch bình quân giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động của một chu kỳ kinh doanh tín dụng ở mỗi ngân hàng không được quá 0,35%/ tháng.
Tuy vậy kiểm chứng trên thực tế qua hơn một năm thực hiện, việc khống chế trực tiếp đối với ngân hàng thương mại đã bộc lộ nhiều tồn tại, vướng mắc và hạn chế về hiệu lực thi hành.
Thứ nhất: Theo tài liệu về tình hình chênh lệch lãi suất năm 1996 và 6 tháng đầu năm 1997 cho thấy phần lớn ngân hàng thương mại có mức chênh lệch thực tế bình quân đạt dưới 0,35%/ tháng là do :chất lượng tín dụng chưa cao, nợ khó đòi phát sinh làm giảm doanh thu, vốn huy động tăng mạnh, nhưng tín dụng tăng trưởng chậm do tỷ lệ nhu cầu vay vốn của tổ chức kinh tế và cá nhân không đủ điều kiện cần thiết cao, ngân hàng thương mại bị ứ đọng vốn tạm thời chi phí tăng mà doanh thu giảm, tiền gửi kỳ hạn 3 tháng chiếm tỷ trọng lớn đã làm tăng số lãi phải trả, dư nợ cho vay tăng khá nhưng lãi suất cho vay giảm, nhiều ngân hàng thương mại cho vay chủ yếu bằng ngoại tệ với mức chênh lệch lãi suất thấp ( 2% - 2,5%/ năm ) chiếm khoảng 30% tổng dư nợ cho vay.
Như vậy nội dung kinh tế của chỉ tiêu chênh lệch lãi suất chỉ phản ánh thu nhập thực tế của ngân hàng thương mại, không phản ánh tình hình chi phí và việc khống chế chi phí theo mức chênh lệc...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đề án Bàn về hạch toán biến động tài sản cố định hữu hình trong các doanh nghiệp hiện nay Luận văn Kinh tế 0
I Bàn về vấn đề tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong kế toán tài chính doanh nghi Luận văn Kinh tế 0
R Nghiên cứu đánh giá và đề xuất các giải pháp tổng hợp bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn huyện Bến Khoa học Tự nhiên 0
O Bàn về vấn đề áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế về báo cáo tài chính vào Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
N Đề án Bàn về gian lận và sai sót với trách nhiệm của kiểm toán viên trong kiểm toán tài chính Tài liệu chưa phân loại 2
B Đề án Bàn về chế độ kế toán hao mòn tài sản cố định trong doanh nghiệp Việt Nam hiện nay Tài liệu chưa phân loại 0
R Đề án Bàn về hạch toán khấu hao tài sản cố định Tài liệu chưa phân loại 2
H Bàn về vấn đề tài sản cố định vô hình Luận văn Kinh tế 2
A Đề tài Vai trò của Kho bạc Nhà nước trong quản lý quỹ ngân sách Nhà nước trên địa bàn Tỉnh Trà Vinh Tài liệu chưa phân loại 0
T Đề tài Bàn về chế độ hạch toán tỷ giá hối đoái ngoại tệ Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top