glass_moon

New Member

Download miễn phí Chính sách tiền tệ trong vai trò điều tiết hoạt động của các ngân hàng thương mại





Cho đến cuối tháng 12/2008, tình hình kinh tế có dấu hiệu khả quan hơn, hoạt động ngân hàng đang khởi sắc trở lại, huy động vốn và cho vay đang bắt đầu trở về với nhịp độ bình thường, lãi suất không còn đóng vai trò gần như tuyệt đối trong việc hướng dẫn khách hàng có nguồn tiền gửi Tuy nhiên, hoạt động của các thị trường vẫn trong tình trạng chưa có dấu hiệu cải thiện, luồng di chuyển tiền tệ trong nền kinh tế đang có hiện tượng chậm lại, tiến độ cho vay của các ngân hàng cũng như khả năng tiếp cận vốn vay từ phía các doanh nghiệp tuy đã phần nào được giải tỏa song vẫn là vấn đề nan giải. Hoạt động tín dụng vẫn còn ở trạng thái cầm chừng, trong 10 tháng đầu năm 2008, tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 19,6%, nếu so với 30% - giới hạn tăng trưởng tín dụng NHNN đặt ra cho năm 2008 thì hoạt động tín dụng mới chỉ “đi được” 2/3 “quãng đường”. Phải chăng ngân hàng không đủ vốn để cho vay? Hay do nhu cầu xã hội như vậy là đã đủ? Hoàn toàn không phải vậy, theo thông tin từ NHNN thì vốn khả dụng của các NHTM hiện rất dồi dào; còn nếu nói đến nhu cầu xã hội thì con số 19,6% lại chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Như vậy, tỷ lệ 19,6% tăng lên của hoạt động tín dụng trong 10 tháng đầu năm 2008 là một con số chưa được thỏa mãn. Rõ ràng là dư âm và hậu quả của cuộc chạy đua lãi suất trong những tháng đầu năm 2008 vẫn còn đó mà khởi động cho nó chính là tác động của các công cụ chính sách tiền tệ đã được sử dụng. Hãy điểm qua những hệ lụy mang lại cho các NHTM để thấy được mặt trái của việc vận hành các công cụ chính sách tiền tệ.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

dịch” về cho vay bất động sản ở Mỹ là minh chứng rõ nhất cho thấy những tác động từ chính sách tiền tệ không chỉ mang lại sự tăng trưởng kinh tế mà còn có thể mang lại hiểm họa cho cả thế giới. Tình hình kinh tế Việt Nam trong thời gian gần đây cũng đang có những dấu hiệu bất ổn, ngoài những nguyên nhân khách quan, chủ quan; trong nước, ngoài nước thì trong đó, chính sách tiền tệ cũng đóng một vai trò không kém phần quan trọng.
Chính sách tiền tệ và những dấu mốc đáng nhớ
Giai đoạn từ 1998 đến 2007, để đạt mục tiêu tăng trưởng - mục tiêu được xếp hàng đầu trong nhiều năm liền, chính sách tiền tệ đã được nới lỏng liên tục theo hướng: lãi suất ổn định (từ 01/12/2005 - 01/02/2008, lãi suất cơ bản luôn giữ ở mức 8,25%/năm), tỷ giá cũng ổn định nhưng tín dụng thì mở rộng. Trong thời gian 10 năm, từ năm 1998 đến hết năm 2007, bình quân tốc độ tăng trưởng tín dụng hàng năm khoảng 25%, riêng năm 2007, con số này đạt kỷ lục (cao nhất trong 10 năm) là 37,8%. Bên cạnh họat động tín dụng, tiền còn được đưa vào lưu thông qua đường chi tiêu ngân sách, thu mua ngoại tệ… Vì vậy, đã đẩy tổng phương tiện thanh toán mỗi năm tăng thêm hơn ¼ số tiền của năm trước (từ 1996 đến hết năm 2007 tổng phương tiện thanh toán tăng thêm bình quân năm là 26,2%, riêng năm 2007 con số này là 37%) trong khi bình quân mỗi năm GDP chỉ tăng lên khoảng 7,2% (GDP từ 1997 đến hết năm 2007 tăng bình quân năm là: 7,2%). Suốt khoảng thời gian dài, khoảng cách giữa tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán và tốc độ tăng GDP luôn ở mức trên dưới 20%, mà trong đó, tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán luôn ở biên độ cao hơn so với GDP. Qua đó cho thấy, cũng trong suốt thời gian ấy, rất nhiều tiền đã được đưa vào lưu thông nhưng đã không tạo ra một lượng GDP tương ứng. Mà có lẽ thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán trong những năm qua đã trở thành kênh dẫn cho lượng tiền đó và vì thế, cho đến khi hai thị trường này bị thắt lại, lượng tiền thừa thực sự phát huy tác dụng - nếu không lạm phát mới là hiện tượng lạ (thị trường bất động sản bắt đầu phát triển từ những năm 1997, 1998 và mạnh mẽ nhất vào năm 2007. Còn thị trường chứng khoán mới có sức hút tiền trong khoảng 3 năm gần đây). (Xem biểu đồ)
Biều đồ: Tốc độ tăng cung tiền và GDP của 3 nước, lấy mốc năm 2004 bằng 100%, cung tiền đo bằng M2
Nguồn: Website của NHNN
Trong khoảng thời gian 2 năm rưỡi (tính từ đầu năm 2005 cho đến hết tháng 6/2007), GDP của Việt Nam tăng 22%, còn mức cung tiền lên đến 110%. Trong cùng một khoảng thời gian, GDP của Trung Quốc tăng 29%, nhưng mức cung tiền chỉ tăng 50%. Chênh lệch này ở Thái Lan hầu như không đáng kể.
Hai quý đầu của năm 2008, cùng với những bất ổn trên thị trường tài chính thế giới, tình hình kinh tế trong nước cũng diễn biến hết sức phức tạp. Giá cả tăng cao, cộng với sự dồn tích khá lâu về lượng tiền thừa đã làm cho thị trường hàng hoá Việt Nam có hiện tượng “bốc hoả” về giá.. So với tháng 12 năm 2007, giá tiêu dùng tăng 17,18%, mức cao nhất so với nhiều năm trở lại đây. Trong đó đáng quan tâm nhất là hai nhóm hàng lương thực và thực phẩm: lương thực tăng 59,44%, thực phẩm tăng 21,83%, đã góp phần đẩy chỉ số lạm phát bình quân 6 tháng đầu năm lên mức 2,86%/tháng. Đến cuối tháng 6, chỉ số lạm phát tuy có tăng chậm lại nhưng vẫn ở mức cao nhất so với tháng 6 của nhiều năm trước (2,14%).
Thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, ba công cụ: lãi suất, dự trữ bắt buộc và thị trường mở được sử dụng đồng thời cùng với những quy định siết chặt thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản… đã tác động mạnh đến thị trường. Và phản ứng của thị trường cũng thật mạnh mẽ: các hoạt động cho vay gần như co cụm lại, lãi suất tăng vọt, luồng tiền gửi trở lên bất ổn, thị trường bất động sản đang ở trong cơn sốt bỗng đóng băng và trở lên lạnh giá, thị trường vàng như con ngựa bất kham, giá cả hàng hoá thì tăng vọt… Chính sách tiền tệ bộc lộ thật rõ sức mạnh của nó.
Những dấu mốc đáng ghi nhớ trong việc sử dụng các công cụ để điều hành chính sách tiền tệ vào những tháng đầu năm 2008:
- Ngày 16/01/2008, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 1%. (Quyết định 187/QĐ-NHNN).
- Ngày 30/01/2008, điều chỉnh tăng các loại lãi suất: Lãi suất cơ bản tăng 0,5%, tái cấp vốn tăng 1,0%, lãi suất chiết khấu tăng 1,5% (Quyết định 305/QĐ-NHNN).
- Ngày 13/2/2008, thông báo về việc phát hành tín phiếu bắt buộc, thực hiện vào ngày 17/3, với tổng giá trị tín phiếu phát hành là 20.300 tỷ đồng, kỳ hạn là 364 ngày, lãi suất là 7,8%/năm (Quyết định 346/QĐ-NHNN).
Cả ba giải pháp trên đều hướng tới mục tiêu rút bớt tiền trong lưu thông về. Các giải pháp sau đó cũng không kém phần quyết liệt. Theo Quyết định 305/QĐ-NHNN ngày 30/01/2008, lãi suất cơ bản sau 25 tháng giữ ổn định ở mức 8,25%/năm tăng lên 0,5%/năm, chuyển sang mức 8,75%/năm. Sau hơn 3 tháng thực hiện, đến 19/5/2008, lãi suất cơ bản vọt lên 12%/năm và chưa đầy 1 tháng sau, ngày 11/6/2008, Quyết định 1317/QĐ-NHNN của NHNN đã nâng thêm 2% đưa lãi suất cơ bản lên mức 14%/năm...(Xem bảng 1)
Bảng 1: Những dấu mốc thay đổi lãi suất cơ bản từ tháng 12/2005 - đến tháng 6/2008
Lãi suất
Quyết định
Ngày thực hiện
14%/năm
1317/QĐ-NHNN ngày 10/6/2008
11/06/2008
12%/năm
1099/QĐ-NHNN ngày 16/5/2008
19/05/2008
8.75%/năm
305/QĐ-NHNN ngày 30/1/2008
01/02/2008
8,25%/năm
1746/QĐ-NHNN ngày 1/12/2005
01/12/2005
Trong điều kiện tiền quá nhiều trong lưu thông thì việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ để giảm lượng tiền thừa là hoàn toàn đúng xét cả về lý thuyết lẫn thực tiễn. Sự can thiệp quyết liệt của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy được chính kiến cũng như sự quyết tâm của toàn hệ thống ngân hàng trong việc kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng thực sự các NHTM đã phải trải qua những tháng ngày (đặc biệt là trong tháng 2, tháng 3) cực kỳ khó khăn về thanh khoản và luôn nằm trong tình trạng “nguy cơ”. Chiến dịch lãi suất của các ngân hàng giai đoạn này đã tạo nên một dấu ấn khá sâu đậm. Có lẽ mãi sau này người ta cũng không thể quên được cảnh tượng “tháo chạy” của khách hàng khỏi ngân hàng có lãi suất thấp và dòng người xếp hàng bất chấp thời gian trước những ngân hàng có lãi suất cao để gửi tiền vào. Chỉ trong khoảng thời gian vài ngày, có ngân hàng đẩy lãi suất tiền gửi từ 15%/năm lên 19%/năm, lãi suất cho vay được đẩy lên đúng với lãi suất tối đa 21%/năm ở hầu hết các ngân hàng. Cũng giai đoạn này, đã nảy sinh nhiều vấn đề trong việc tìm cách giữ chân người gửi tiền và qua đó mới thấy khách hàng gửi tiền quan trọng cỡ nào. Lãi suất không chỉ là vấn đề trên thị trường giữa ngân hàng và khách hàng (thị trường I) mà nó còn diễn ra không kém phần quyết liệt chính giữa các ngân hàng với nhau (thị trường II).
Sự bình ổn trở lại được bắt đầu vào quý III năm 2008. Những ngày đầu quý III, nền kinh tế trong nước phải đối mặt với nhiều khó khăn, tăng trưởng kinh tế giảm dần, thị trường chứng khoán, thị trường bất đ
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Hoàn thiện chính sách tiền lương tại cơ quan Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Hà Nội Luận văn Kinh tế 2
C Một số vấn đề về việc Sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ trong điều kiện nền kinh tế thị trư Công nghệ thông tin 0
N Tình hình thực hiện chính sách tiền lương tại Việt Nam Công nghệ thông tin 0
M Các công cụ của chính sách tiền tệ tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện Công nghệ thông tin 2
Y Những vấn đề xung quanh chính sách phát hành tiền mới Luận văn Kinh tế 0
G Quan điểm định hướng và các giải pháp thực thi chính sách tiền tệ Luận văn Kinh tế 0
C Chính sách tiền tệ và các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ Luận văn Kinh tế 0
D Vận dụng lý luận về lạm phát để phân tích chích sách quản lý tiền tệ chống lạm phát của chính phủ Vi Luận văn Kinh tế 0
B Đổi mới điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước trong tiến trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
S Chính sách tiền tệ - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện chính sách tiền tệ ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top