moitinhlx

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
2
Trong tiến trình lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam , các triều đại ở thế X đến
thế kỷ XIX đã xây dựng bộ máy Nhà nước và pháp luật, củng cố nền độc lập,
củng cố địa vị của giai cấp thống trị. Pháp luật phong kiến Viêt nam mang đậm
ảnh hưởng của đạo nho lễ nghi và pháp luật là yếu tố cơ bản là yếu tố kết dính các
yếu tố khác của nền quân chủ bao gồm quan hệ vua - tôi, vua quan - dân chúng,
cơ cấu bộ máy nhà nước điều chỉnh các quan hệ xã hội tạo nên trật tự xã hội. Mỗi
nhà nước phong kiến Việt nam đều ban hành các văn bản pháp luật để củng cố
quyền lực phục vụ cho công việc quản lý dất nước . Đáng chú ý là các bộ luật của
các triều đại phong kiến như Bộ luật Hồng Đức (1483), Bộ luật Gia Long (1815).
Ngoài bộ luật, các nhà nước phong kiến còn ban hành nhiều văn đơn hành như
chiếu, chỉ dụ, lệnh của Vua. Nội dung của các bộ luật điều chỉnh nhiều quan hệ xã
hội thuộc đối tượng của nhiều ngành luật hiện nay, Trong đó có những quy định
về thừa kế theo di chúc và theo pháp luật.
Trong luật Hồng Đức quy định các con ( con trai, con gái, con nuôi) đều có
quyền thừa kế của cha mẹ. Mọi người đều có quyền để lại hương hoả cho con
cháu. Điều 390 quy định: “ Cha mẹ làm chúc thư phân chia tài sản, thiết lập
hương hoả trong chúc thư”.
Luật Gia Long không thừa nhận quyền thừa kế của con gái mà chú trọng
đến quyền lợi của cuả con trai. Vấn đề thừa kế theo di chúc Điều 388 quy đinh: “
Nếu có mệnh lệnh của cha mẹ, phải theo đúng. Vi phạm điều này sẽ mất phần của
mình”. Xét về mặt nội dung, các quy định trong luật Hồng Đức và Gia Long
tương đối chặt chẽ và đầy đủ.
Trong các triều đại phong kiến, tư tưởng nho giáo đã ảnh hưởng một cách
sâu sắc, trực tiếp đến toàn bộ quan hệ xã hội của nước ta. Nhất là từ thời Lê, các
tư tưởng Nho giáo đã được Nhà nước phong kiến đề lên thành luật. Các quan hệ
về hôn nhân gia đình và thừa kế trong thời phong kiến cũng không nằm trong
trường hợp ngoại lệ, ngược lại các quan hệ này bị chi phối một cách sâu sắc của
tư tưởng trong nam khinh nữ, đề cao vai trò của người chồng trong gia đình.
Nói đến tài sản của các gia đình, các quy định trong pháp luật của triều đại
Nhà Lê đề lên hàng đầu là điền thổ. Tại các điều 374, 375 Quốc triều hình luật chỉ
đề cập đến điền thổ mà thôi, hoàn toàn không nói gì đến các động sản khác.
Dưới thời phong kiến, vợ chồng tích trữ được tiền của đều mua ruộng đất
(tậu ruộng đất). Sự giàu cùng kiệt của một gia đình được đánh giá chủ yếu ở việc có
nhiều hay ít ruộng đất. Và các chức quan trong bộ máy Nhà nước chủ yếu trả
công bằng đất gọi là chế độ lộc điền.
Ngoài ra, các đoạn 258 và 259 trong Hồng Đức Thiện chính thư (258 lệ về
vợ chồng không có con; 259 lệ đối với vợ chồng trước có con, vợ chồng sau
không có con.) còn cho ta thấy, tài sản gia đình phong kiến Việt Nam ở đời Nhà
Lê không chỉ gồm điền thổ mà còn gồm các thứ khác như vàng, bạc, nhà cửa, lụa
vải , thóc lúa, giường chiếu, màn, thau..( góp gộp lại gọi là của nổi). Những tài
sản được coi là của nổi đó chủ yếu để phục vụ tế tự và nhằm thực hiện tiếp tục trả
nợ miệng.
Quan hệ tài sản giữa vợ và chồng trong gia đình được quy định như sau:
Khi gia đình còn tồn tại, tất cả các tài sản được coi là của chung của gia đình. ở
đây, điều dễ thấy là tư tưởng gia trưởng được thể hiện khá rõ nét trong việc chi
phối tài sản đó. Trong gia đình, người gia trưởng có quyền hành nhiều hơn đối với
tài sản chung. Điều đó thể hiện ở chỗ, các thân thuộc trong gia đình có nghĩa vụ
phục tùng sự phán quyết của người gia trưởng. Tuy nhiên pháp luật thời Lê có
những quy định tiến bộ, Mặc dù bị ràng buộc bởi tư tưởng gia trưởng như vậy,
nhưng người vợ trong thời Lê không hoàn toàn mất quyền đối với tài sản gia đình,
điều này thể hiện rõ nhất trong bán, đổi tài sản đều có chữ ký của cả 2 vợ chồng.
Trong bộ luật Hồng Đức quan hệ thừa kế được quy định ở phần cuối trong
chương điền sản, phần điền sản mới tăng thêm và phần luật hương hoả.
Về mặt tổng thể, các điều khoản này cho thấy:

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

vinnycoi

New Member
Re: [Free] Tiểu luận Một số vấn đề về chế định thừa kế trong pháp luật phong kiến Việt Nam

Chủ topic này cho mình xin link đầy đủ bài tiểu luận nhé, cảm ơn.
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top