babymilo_285

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Địa vị pháp lý của cơ quan hành chính trong luật hiện hành





MỤC LỤC ĐỀ TÀI
 
LỜI MỞ ĐẦU
A. Lý luận chung về cơ quan hành chính nhà nước
I. Khái niệm, đặc điểm về cơ quan hành chính nhà nước.
1- Khái niệm, đặc điểm về cơ quan hành chính nhà nước.
2- Các loại hình cơ quan hành chính nhà nước hành chính
II. Văn bản hành chính nhà nước
1- Khái niệm văn bản hành chính nhà nước
2- Phân loại văn bản hành chính
III. Văn bản quy phạm pháp luật
1- Khái niệm
2- Hệ thống
3- Nguyên tắc ban hành
B. Địa vị pháp lý của cơ quan hành chính, địa vị pháp lý của cơ quan hành chính được thể hiện như thế nào trong luật ban hành văn bản QPPL năm 1996 và luật ban hành văn bản QPPL sửa đổi, bổ sung năm 2002.
I- Một số đIểm cơ bản về hệ thống cơ quan quản lý hành chính nhà nước của nước ta.
1- Luật sửa đổi bổ sung mở rộng sự tham gia xây dựng văn bản QPPL
2- Nâng cao trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền trong soạn thảo văn bản.
3- Xác định rõ trách nhiệm của cơ quan thẩm định, kiểm tra giám sát văn bản
4- Sửa đổi về chủ thể ban hành văn bản.
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

LỜI MỞ ĐẦU
Quản lý hành chính Nhà nước là tác động của chủ thể quản lý hành chính nhà nước, chủ yếu bằng pháp luật tới các đối tượng quản lý để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao trong lĩnh vực hành pháp.
Quản lý hành chính nhà nước là bộ phận của bộ máy nhà nước do nhà nước lập ra để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước. Cơ quan hành chính nhà nước có hệ thống thống nhất từ trung ương tới địa phương đứng đầu hệ thống đó là chính phủ. Cơ quan quản lý hành chính nhà nước nhân danh nhà nước tham gia vào quan hệ pháp luật để bảo đảm sự chấp hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của cơ quan quyền lực nhà nước nhằm tổ chức và chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên công cuộc xây dựng kinh tế, văn hoá- xã hội và hành chính – chính trị. Nói cách khác, quản lý hành chính nhà nước là hoạt động chấp hành - đIều hành của nhà nước.
Đất nước ta đang tiến hành cuộc cải cách hành chính, trong đó có cải cách bộ máy hành chính nhà nước, nhằm xây dựng một nền hành chính gọn nhẹ, chính quy, hiện đại có hiệu quả quản lý cao. Mà quản lý hành chính nhà nước là việc quản lý dựa theo pháp luật của Nhà nước, đảm bảo sự phát triển ổn định, liên tục, nhưng cũng tạo đIều kiện để công tác quản lý nhà nước theo kịp với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội- đối tượng của quản lý trong nền kinh tế thị trường. Do đó, việc xây dựng pháp luật cũng phải được đổi mới sao cho các văn bản quy phạm pháp luật có ý nghĩa thực tiễn cao, có tầm bao quát sâu, rộng, chặt chẽ. Hành chính còn mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh giữa các chủ thể tham gia hoạt động nhà nước trong hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc xây dựng công tác nội bộ của các cơ quan nhà nước.
Xuất phát từ ý nghĩa quan trọng đó, tạI Kỳ họp thứ 2 quốc hội khoá XI, Quốc hội nước ta đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhằm sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng yêu cầu mới về việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, nâng cao hiệu quả hoạt động ban hành VBQPPL phù hợp tiến trình cải cách hành chính, cũng như công cuộc đổi mới của đất nước ta.
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC:
KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC:
Khái niệm cơ quan hành chính nhà nước: Cơ quan hành chính Nhà nước là các chủ thể chủ yếu của quan hệ pháp luật hành chính, bao gồm các cơ quan quản lý hành chính nhà nước theo luật định (cơ quan Hiến định) và các cơ quan được pháp luật quy định có thẩm quyền thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về nghành hay lĩnh vực công tác trên phạm vi lãnh thổ nhất định với cơ cấu tổ chức và phạm vi thẩm quyền độc lập. Nói cách khác, cơ quan HCNN thực hiện các hoạt động chấp hành, điều hành các mặt hoạt động của đời sống xã hội. Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước cũng chính là hệ thống cơ quan quản lý nhà nước.
Đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước:
Đặc điểm 1: Tính quyền lực nhà nước của cơ quan hành chính nhà nước. Hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước là những hoạt động nhân danh Nhà nước, vì lợi ích nhà nước. Cơ quan hành chính nhà nước có quyền đưa ra các quyết định để thực hiện chức năng quản lý nhà nước của mình, các quyết định này có hiệu lực bắt buộc thực hiện và cơ quan hành chính nhà nước có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế cần thiết để đảm bảo thực thi các quyết định đó.
Đặc đIểm 2: Phạm vi thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước: Thẩm quyền của cơ quan nhà nước là những quyền hạn và nghĩa vụ cụ thể do pháp luật quy định để các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước của mình.
Thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước bao giờ cũng được xác định về phạm vi, đối tượng tác động, về không gian, thời gian. Trên cơ sở đó, mỗi cơ quan hành chính nhà nước chỉ hoạt động trong phạm vi thẩm quyền của mình.
Đặc điểm 3: Hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước là hoạt động chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước, dựa trên cơ sở và để thực hiện Hiến pháp, luật và các nghị quyết của Quốc hội. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, pháp lệnh, nghị quyết của uỷ ban thường vụ Quốc hội ở địa phương, các cơ quan hành chính nhà nước chấp hành các nghị quyết của hội đồng nhân dân cùng cấp. Mặt khác, cơ quan hành chính nhà nước mỗi cấp cũng là cơ quan chấp hành đối với cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. Các cơ quan hành chính nhà nước phải báo cáo công việc của mình trước cơ quan quyền lực, chịu giám sát của cơ quan quyền lực.
Đặc đIểm 4: Về hệ thống tổ chức của cơ quan hành chính nhà nước: Hệ thống tổ chức các cơ quan hành chính nhà nước hình thành từ mối quan hệ qua lại chặt chẽ giữa các cơ quan, các bộ phận tạo thành hệ thống cơ quan hành chính nhà nước. Đó có thể là quan hệ dọc, ngang, hay quan hệ trực thuộc hai chiều. Trong hệ thống đó, Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước và các mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ quan hành chính nhà nước tạo thành bộ máy hành chính quốc gia- bộ phận hợp thành quan trọng của bộ máy nhà nước.
Các loại hình cơ quan hành chính nhà nước: Có thể phân loại cơ quan hành chính nhà nước theo nhiều cách khác nhau như sau:
Theo cơ sở pháp lý của việc thành lập cơ quan hành chính nhà nước bao gồm:
Cơ quan hành chính nhà nước được thành lập theo hiến pháp, hay còn gọi là cơ quan Hiến định. Gồm các cơ quan như sau:
+ Chính phủ: là cơ quan hành chính cao nhất.
+ Các bộ, cơ quan ngang bộ là cơ quan của Chính phủ thực hiện việc quản lý một nghành, một lĩnh vực nào đó trong phạm vi cả nước.
+ UBND các địa phương là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
Cơ quan hành chính được thành lập trên cơ sở các đạo luật, các văn bản dưới luật. Đó là các tổng cục, cục, vụ, sở, phòng ban thuộc các cơ quan Hiến định nói trên.
Căn cứ vào địa giới hoạt động có thể chia các cơ quan HCNN thành các loạI sau:
Cơ quan HCNN trung ương ( như Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ) mà hoạt động quản lý NN của nó bao trùm trong phạm vi cả nước. Các quyết định quản lý của nó có hiệu lực trong phạm vi cả nước.
Cơ quan hành chính địa phương ( UBND các cấp, các sở, phòng, ban thuộc UBND ….) hoạt động quản lý chỉ giới hạn trong phạm vi lãnh thổ địa phương. Các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương nằm trong bộ máy hành chính nhà nước thống nhất.
Căn cứ vào thẩm quyền, các cơ quan hành chính nhà nước chia thành cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung và cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền riêng.
Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung là chính phủ và UBND các cấp. Những cơ quan này thường giải quyết nhiều vấn đề chung thuộc các nghành, các lĩnh vực khác nhau trong phạm vi lãnh thổ( toàn quốc hay từng địa phương), nhằm đảm bảo sự phối hợp và sự thống nhất giữa các nghành, các lĩnh vực, các vùng trong phạ...
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top