Geron

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Quan hệ tài sản giữa vợ chồng trong các bộ luật từ trước đến nay





 
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG
Chương I: Quan hệ tài sản giữa vợ chồng trong bộ luật Hồng Đức
Chương II: Quan hệ tài sản giữa vợ chồng trong bộ luật Gia Long
Chương III: Quan hệ tài sản giữa vợ chồng trong bộ Dân luật Giản Yếu
I/ Sở hữu chung về tài sản
II/ Sở hữu riêng về tài sản
Chương IV: Quan hệ tài sản giữa vợ chồng trong bộ dân luật Bắc và bộ dân
luật Trung
I/ Sở hữu chung về tài sản
II/ Sở hữu riêng về tài sản
III/ Việc quản lý tài sản
Chương V: Quan hệ tài sản giữa vợ chồng trong bộ luật Hôn nhân gia đình năm 1959
I/ Sở hữu chung về tài sản
II/ Việc quản lý tài sản
Chương VI: Quan hệ tài sản giữa vợ chồng trong bộ luật Hôn nhân gia đình năm 1986 và bộ luật Hôn nhân gia đình năm 2000.
I/ Sở hữu chung về tài sản
II/ Sở hữu riêng về tài sản
III/ Việc quản lý tài sản
 
PHẦN KẾT LUẬN
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Phần mở đầu
Gia đình Việt Nam từ ngàn xưa vẫn được coi là nền tảng của xã hội, trong các bộ luật đầu tiên của ta như bộ luật Hồng Đức đời nhà Lê, bộ luật Gia Long đời nhà Nguyễn đã có nhiều điều khoản qui định về các quan hệ trong gia đình, quan hệ giữa vợ chồng với nhau, quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Gia đình cũng đặt ra những quan hệ về tài sản, đặc biệt là quan hệ tài sản giữa vợ chồng. Quan hệ đó gồm một số nguyên tắc qui định quyền hạn của hai vợ chồng trên các tài sản chung, sự đóng góp tiền bạc của hai vợ chồng trong thời gian hôn nhân. Sự qui định về quan hệ tài sản giữa vợ chồng là một điều cần thiết để bảo vệ quyền lợi của gia đình, tránh những tranh chấp có thể xảy ra làm tổn thương đến hoà khí và sự đoàn kết trong gia đình.
Quan hệ sở hữu này tồn tại ở hai hình thức: sở hữu tài sản chung và sở hữu tài sản riêng. Trong chế độ sở hữu tài sản chung, một phần hay toàn thể tài sản của hai vợ chồng hợp thành một khối chung, khối tài sản này bao gồm mọi tài sản hiện hữu và tương lai của hai vợ chồng có trước và trong thời gian hôn nhân. Trong chế độ này, vợ và chồng có thể qui định quyền hạn của mỗi người trong việc quản lý khối tài sản. Họ có thể thoả thuận với nhau người chồng một mình quản lý hay hai vợ chồng đều có quyền quản lý chung. Hình thức thứ hai là sở hữu tài sản riêng. Đó là chế độ đơn giản nhất vì mỗi vợ chồng vẫn giữ nguyên quyền sở hữu đối với tài sản của mình, họ chỉ phải cùng nhau đóng góp vào các chi tiêu chung của gia đình.
Quan hệ vợ chồng dù ở thời kỳ nào, từ phong kiến, thực dân đến XHCN vẫn là các quan hệ nền tảng của xã hội. Nó được điều chỉnh bởi các qui phạm pháp luật do Nhà nước công nhận, đặt ra và đảm bảo bằng sức mạnh của Nhà nước. Mà trong quan hệ vợ chồng, quan hệ tài sản có một ý nghĩa quan trọng đặc biệt, không một gia đình nào lại không có yếu tố tài sản. Dù cùng kiệt hay giầu quan hệ tài sản cũng góp phần chi phối quan hệ vợ chồng, vì vậy quan hệ tài sản giữa vợ chồng là quan hệ không thể thiếu được trong sự điều chỉnh của pháp luật.
Nhìn chung, qua các thời kì lịch sử, hai hình thức này đã được qui định và điều chỉnh trong các bộ luật. Tuy nhiên, tuỳ từng giai đoạn, nó được chính thức công nhận trong điều luật.
Trong bài viết này, em xin phép viết về quan hệ tài sản giữa vợ chồng, song đây là quan hệ có phạm vi rộng: gồm quan hệ sở hữu, quan hệ thừa kế, quan hệ cấp dưỡng, vì thời gian có hạn em chỉ đề cập đến quan hệ sở hữu tài sản giữa vợ chồng. Rất mong sự chỉ bảo của các thầy cô.
Phần nội dung
Chương I
quan hệ tài sản giữa vợ chồng trong bộ luật Hồng Đức
Bộ luật Hồng Đức đời nhà Lê được coi là một bộ luật tiến bộ trong thời kỳ phong kiến, đặc biệt là những quy định về quan hệ vợ chồng. Bộ luật này tuy không có điều khoản nào rõ rệt nói về chế độ tài sản nhưng nó công nhận khối tài sản trong gia đình gồm tài sản của vợ (thê điền sản) và tài sản của chồng(phu điền sản). Người chồng đứng ra quản trị của cải của người vợ. Song người vợ được công nhận là có tài sản riêng, nhất là khi số tài sản đó là của được cho hay thừa kế.
Quan hệ tài sản giữa vợ chồng được quy định trong từng trường hợp cụ thể. Điều 375 luật Hồng Đức quy định vợ chồng không có con mà người vợ tái giá thì của chung của hai vợ chồng được đem chia đôi, vợ được nhận một phần làm của riêng. Điều 376 định rằng trong trường hợp hai vợ chồng có con chung, nhưng côn đã chết, và vợ lại chết trước chồng, thì của riêng của vợ (thê điền sản) được đem chia làm ba phần. Ngoài ra, điều 374 cũng nói đến của riêng của chồng(phu điền sản).
Như vậy, tục lệ của ta được phản ánh rõ rệt trong bộ luật Hồng Đức đã phân biệt rõ ràng giữa tài sản riêng của vợ và tài sản riêng của chồng. Các tài sản ấy chỉ được tạm thời nhập chung trong thời gian hôn nhân. Có thể nói những quy định trong bộ Luật Hồng Đức người phụ nữ đã đạt được những vị trí nhất định trong gia đình. Dù toàn bộ tài sản chung trong gia đình hay tài sản riêng của từng người đều do người chồng quản lý, song đã có sự tách bạch tài sản riêng. Người vợ đã được công nhận là có quyền có tài sản riêng. Đây là sự công nhận mang tính pháp lý vô cùng quan trọng về sau. Nó ảnh hưởng đến cả mối quan hệ sau này của người phụ nữ. Đó là khi người chồng, người con - người trụ cột trong gia đình chết đi thì người phụ nữ vẫn có một phần tài sản riêng của mình.
Chương II
Quan hệ tài sản giữa vợ chồng trong bộ luật Gia Long
Sang đến thời nhà Nguyễn, bộ luật Gia Long được ra đời. Những quy định về quan hệ tài sản giữa vợ chồng cũng giống như các quy định khác trong bộ luật, chỉ chép nguyên văn bộ luật Mãn Thanh. Chính vì vậy, sự thay đổi trong quan hệ tài sản mang một xu hướng khác so với bộ luật Hồng Đức.
Người đàn bà đã đi lấy chồng thì không có của riêng và người chồng là chúa tể tất cả của cải trong gia đình, có quyền sử dụng tuỳ theo ý muốn mà không cần có vợ tham dự. Điều 76 của bộ luật cho rằng tất cả tài sản của vợ đều được nhập vào gia sản của chồng.
Trong bộ luật này, sự bất bình đẳng trong quan hệ vợ chồng dược thể hiện rõ. Người vợ không có môt vị trí, vai trò nào: tài sản của mình thì bị nhập vào gia sản của chồng, không có quyền quản lý, định đoạt. Tất cả đều do người chồng quyết định.
Nếu như trong bộ Luật Hồng Đức, người phụ nữ đã được pháp luật công nhân là có tài sản riêng khi tài sản đó được cho tặng hay thừa kế thì sang bộ Luật Gia Long mọi qui định trong bộ Luật Hồng Đức bị thay đổi ngược lại, người phụ nữ bị khinh rẻ, thân phận của họ bị phụ thuộc vào người đàn ông. Về mặt nhân thân và đặc biệt về tài sản người vợ càng không thể có một chút quyền hành trong gia đình đối với tài sản kể cả tài sản mà mình được cho, thừa kế. Tất cả phải thuộc về người chồng. Khi tài sản của mình được cho, thừa kế người phụ nữ không được sở hữu thì quyền quản lý, định đoạt đó người phụ nữ cũng phải chuyển cho người chồng quyết định. Người đàn ông trong thời kỳ này được tôn vinh. Tất cả tài sản trong gia đình không tính đến của chung, của riêng mà đều thuộc về sở hữu của người đàn ông. Anh ta là chủ toàn bộ vì vậy có quyền quyết định riêng không cần đến ý kiến của người vợ. Đây là một trong những bộ luật phản ánh sự bất công, sự bất bình đẳng đối với người phụ nữ nói chung và người vợ nói riêng.
Chương III
Quan hệ tài sản giữa vợ chồng trong bộ dân luật giản yếu
Trước năm 1960, văn bản luật dân sự chủ yếu tại miền Nam là tập Dân luật Giản Yếu, nhưng văn bản này chỉ quy định về hôn nhân và tử hệ chứ không hề nói đến tài sản giữa vợ chồng. Vì thế, quan hệ tài sản tại miền Na m tr ước năm 1960 hoàn toàn dựa trên án lệ.
I. Sở hữu chung về tài sản:
án lệ thời kỳ này phủ nhận một c...
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top