magnate_virus

New Member

Download miễn phí Giáo trình Ngôn ngữ lập trình C cơ bản





MỤC LỤC
GIỚI THIỆU
Chương 1
CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1. Tập ký tự dùng trong ngôn ngữ C
1.2. Từ khoá
1.3. Tên
1.4. Kiểu dữ liệu
1.4.1. Kiểu ký tự (char)
1.4.2. Kiểu nguyên
1.4.3. Kiểu dấu phảy động
1.5. Định nghĩa kiểu bằng TYPEDEF
1.5.1. Công dụng
1.5.2. Cách viết
1.6. Hằng
1.6.1. Tên hằng
1.6.2. Các loại hằng
1.6.2.1. Hằng int
1.6.2.2. Hằng long
1.6.2.3. Hằng int hệ 8
1.6.2.4. Hằng int hệ 16
1.6.2.5. Hằng ký tự
1.6.2.5. Hằng xâu ký tự
1.7. Biến
1.8. Mảng
 
Chương 2
CÁC LỆNH VÀO RA
2.1. Thâm nhập vào thư viện chuẩn
2.2. Các hàm vào ra chuẩn - getchar() và putchar()
2.2.1. Hàm getchar()
2.2.2. Hàm putchar()
2.2.3. Hàm getch()
2.2.4. Hàm putch()
2.3. Đưa kết quả lên màn hình - hàm printf
2.4. Vào số liệu từ bàn phím - hàm scanf
2.5. Đưa kết quả ra máy in
 
Chương 3
BIỂU THỨC
3.1. Biểu thức
3.2. Lệnh gán và biểu thức
3.3. Các phép toán số học
3.4. Các phép toán quan hệ và logic
3.5. Phép toán tăng giảm
3.6. Thứ tự ưu tiên các phép toán
3.7. Chuyển đổi kiểu giá trị
 
Chương 4
CẤU TRÚC CƠ BẢN CỦA CHƯƠNG TRÌNH
4.1. Lời chú thích
4.2. Lệnh và khối lệnh
4.2.1. Lệnh
4.2.2. Khối lệnh
4.3. Cấu trúc cơ bản của chương trình
4.4. Một số qui tắc cần nhớ khi viết chương trình
 
Chương 5
CẤU TRÚC ĐIỀU KHIỂN
5.1. Cấu trúc có điều kiện
5.1.1. Lệnh if-else
5.1.2. Lệnh else-if
5.2. Lệnh nhảy không điều kiện - toán tử goto
5.3. Cấu trúc rẽ nhánh - toán tử switch
5.4. Cấu trúc lặp
5.4.1. Cấu trúc lặp với toán tử while và for
5.4.1.1. Cấu trúc lặp với toán tử while
5.4.1.2. Cấu trúc lặp với toán tử for :
5.4.2. Chu trình do-while
5.5. Câu lệnh break
5.6. Câu lệnh continue
 
Chương 6
HÀM
6.1. Cơ sở
6.2. Hàm không cho các giá trị
6.3. Hàm đệ qui
6.3.3. Mở đầu
6.3.2. Các bài toán có thể dùng đệ qui
6.3.3. Cách xây dựng hàm đệ qui
6.3.4. Các ví dụ về dùng hàm đệ qui
6.4. Bộ tiền sử lý C
 
Chương 7
CON TRỎ
7.1. Con trỏ và địa chỉ
7.2. Con trỏ và mảng một chiều
7.2.1.Phép toán lấy địa chỉ
7.2.2. Tên mảng là một hằng địa chỉ
7.2.3. Con trỏ trỏ tới các phần tử của mảng một chiều
7.2.4. Mảng, con trỏ và xâu ký tự
7.3. Con trỏ và mảng nhiều chiều
7.3.1.Phép lấy địa chỉ
7.3.2. Phép cộng địa chỉ trong mảng hai chiều
7.3.3. Con trỏ và mảng hai chiều
7.4. Kiểu con trỏ kiểu địa chỉ, các phép toán trên con trỏ
7.4.1. Kiểu con trỏ và kiểu địa chỉ
7.4.2. Các phép toán trên con trỏ
7.4.3. Con trỏ kiểu void
7.5. Mảng con trỏ
7.6. Con trỏ tới hàm
7.6.1. Cách khai báo con trỏ hàm và mảng con trỏ hàm
7.6.2. Tác dụng của con trỏ hàm
7.6.3. Đối của con trỏ hàm
 
Chương 8
CẤU TRÚC
8.1. Kiểu cấu trúc
8.2. Khai báo theo một kiểu cấu trúc đã định nghĩa
8.3. Truy nhập đến các thành phần cấu trúc
8.4. Mảng cấu trúc
8.5. Khởi đầu một cấu trúc
8.6. Phép gán cấu trúc
8.7. Con trỏ cấu trúc và địa chỉ cấu trúc
8.7.1. Con trỏ và địa chỉ
8.7.2. Truy nhập qua con trỏ
8.7.3. Phép gán qua con trỏ
8.7.4. Phép cộng địa chỉ
8.7.5. Con trỏ và mảng
8.8. Cấu trúc tự trỏ và danh sách liên kết
 
Chương 9
TẬP TIN - FILE
9.1. Khái niệm về tệp tin
9.2. Khai báo sử dụng tệp - một số hàm thường dùng khi thao tác trên tệp
9.2.1. Khai báo sử dụng tệp
9.2.2. Mở tệp - hàm fopen
9.2.3. Đóng tệp - hàm fclose
9.2.4. Đóng tất cả các tệp đang mở- hàm fcloseall
9.2.5. Làm sạch vùng đệm - hàm fflush
9.2.6. Làm sạch vùng đệm của các tệp đang mở - hàm fflushall
9.2.7. Kiểm tra lỗi file - hàm ferror
9.2.8. Kiểmtra cuối tệp - hàm feof
9.2.9. Truy nhập ngẫu nhiên - các hàm di chuyên con trỏ chỉ vị
9.2.9.1. Chuyển con trỏ chỉ vị về đầu tệp - Hàm rewind
9.2.9.2. Chuyển con trỏ chỉ vị trí cần thiết - Hàm fseek
9.2.9.3. Vị trí hiện tại cuẩ con trỏ chỉ vị - Hàm ftell
9.2.10. Ghi các mẫu tin lên tệp - hàm fwrite
9.2.11. Đọc các mẫu tin từ tệp - hàm fread
9.2.12. Nhập xuất ký tự
9.2.12.1. Các hàm putc và fputc
9.2.12.2. Các hàm getc và fgettc
9.2.13. Xoá tệp - hàm unlink
 
Chương 10
ĐỒ HOẠ
10.1. Khởi động đồ hoạ
10.2. Các hàm đồ hoạ
10.2.1. Mẫu và màu
10.2.2. Vẽ và tô màu
10.2.3. Vẽ đường gấp khúc và đa giác
10.2.4. Vẽ điểm, miền
10.2.5. Hình chữ nhật
10.2.6. Cửa sổ (Viewport)
10.3. Sử lý văn bản trên màn hình đồ hoạ
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

a số đọc vào, giả sử là a,b,c. Nhiệm vụ của hàm main() là đọc ba giá trị vào từ bàn phím, rồi dùng hàm max3s để tính như trên, rồi đưa kết quả ra màn hình.
Chương trình được viết như sau :
#include "stdio.h"
float max3s(float a,float b,float c ); /* Nguyên mẫu hàm*/
main()
{
float x,y,z;
printf("\n Vao ba so x,y,z:");
scanf("%f%f%f",&x&y&z);
printf("\n Max cua ba so x=%8.2f y=%8.2f z=%8.2f la : %8.2f",
x,y,z,max3s(x,y,z));
} /* Kết thúc hàm main*/
float max3s(float a,float b,float c)
{
float max;
max=a;
if (max if (max return(max);
} /* Kết thúc hàm max3s*/
Quy tắc hoạt động của hàm :
Một cách tổng quát lời gọi hàm có dạng sau :
tên hàm ([Danh sách các tham số thực])
Số các tham số thực tế thay vào trong danh sách các đối phải bằng số tham số hình thức và lần lượt chúng có kiểu tương ứng với nhau.
Khi gặp một lời gọi hàm thì nó sẽ bắt đầu được thực hiện. Nói cách khác, khi máy gặp lời gọi hàm ở một vị trí nào đó trong chương trình, máy sẽ tạm dời chỗ đó và chuyển đến hàm tương ứng. Quá trình đó diễn ra theo trình tự sau :
Cấp phát bộ nhớ cho các biến cục bộ.
Gán giá trị của các tham số thực cho các đối tương ứng.
Thực hiện các câu lệnh trong thân hàm.
Khi gặp câu lệnh return hay dấu } cuối cùng của thân hàm thì máy sẽ xoá các đối, biến cục bộ và ra khỏi hàm.
Nếu trở về từ một câu lệnh return có chứa biểu thức thì giá trị của biểu thức được gán cho hàm. Giá trị của hàm sẽ được sử dụng trong các biểu thức chứa nó.
Các tham số thực, các đối và biến cục bộ :
Do đối và biến cục bộ đều có phạm vi hoạt động trong cùng một hàm nên đối và biến cục bộ cần có tên khác nhau.
Đối và biến cục bộ đều là các biến tự động. Chúng được cấp phát bộ nhớ khi hàm được xét đến và bị xoá khi ra khỏi hàm nên ta không thể mang giá trị của đối ra khỏi hàm.
Đối và biến cục bộ có thể trùng tên với các đại lượng ngoài hàm mà không gây ra nhầm lẫn nào.
Khi một hàm được gọi tới, việc đầu tiên là giá trị của các tham số thực được gán cho các đối ( trong ví dụ trên hàm max3s, các tham số thực là x,y,z, các đối tương ứng là a,b,c ). Như vậy các đối chính là các bản sao của các tham số thực. Hàm chỉ làm việc trên các đối.
Các đối có thể bị biến đổi trong thân hàm, còn các tham số thực thì không bị thay đổi.
Chú ý :
Khi hàm khai báo không có kiểu ở trước nó thì nó được mặc định là kiểu int.
Không nhất thiết phải khai báo nguyên mẫu hàm. Nhưng nói chung nên có vì nó cho phép chương trình biên dịch phát hiện lỗi khi gọi hàm hay tự động việc chuyển dạng.
Nguyên mẫu của hàm thực chất là dòng đầu tiên của hàm thêm vào dấu ;. Tuy nhiên trong nguyên mẫu có thể bỏ tên các đối.
Hàm thường có một vài đối. Ví dụ như hàm max3s có ba đối là a,b,c. cả ba đối này đều có giá trị float. Tuy nhiên, cũng có hàm không đối như hàm main.
Hàm thường cho ta một giá trị nào đó. Lẽ dĩ nhiên giá trị của hàm phụ thuộc vào giá trị các đối.
6.2. Hàm không cho các giá trị :
Các hàm không cho giá trị giống như thủ tục ( procedure ) trong ngôn ngữ lập trình PASCAL. Trong trường hợp này, kiểu của nó là void.
Ví dụ hàm tìm giá trị max trong ba số là max3s ở trên có thể được viết thành thủ tục hiển thị số cực đại trong ba số như sau :
void htmax3s(float a, float b, float c)
{
float max;
max=a;
if (max if (max }
Lúc này, trong hàm main ta gọi hàm htmax3s bằng câu lệnh :
htmax3s(x,y,z);
6.3. Hàm đệ qui :
6.3.3. Mở đầu :
C không những cho phép từ hàm này gọi tới hàm khác, mà nó còn cho phép từ một điểm trong thân của một hàm gọi tới chính hàm đó. Hàm như vậy gọi là hàm đệ qui.
Khi hàm gọi đệ qui đến chính nó, thì mỗi lần gọi máy sẽ tạo ra một tập các biến cục bộ mới hoàn toàn độc lập với tập các biến cục bộ đã được tạo ra trong các lần gọi trước.
Để minh hoạ chi tiết những điều trên, ta xét một ví dụ về tính giai thừa của số nguyên dương n. Khi không dùng phương pháp đệ qui hàm có thể được viết như sau :
long int gt(int n) /* Tính n! với n>=0*/
{
long int gtphu=1;
int i;
for (i=1;i<=n;++i)
gtphu*=i;
return s;
}
Ta nhận thấy rằng n! có thể tính theo công thức truy hồi sau :
n!=1 nếu n=0
n!=n*(n-1)! nếu n>0
Hàm tính n! theo phương pháp đệ qui có thể được viết như sau :
long int gtdq(int n)
{
if (n==0 || n==1)
return 1;
else
return(n*gtdq(n-1));
}
Ta đi giải thích hoạt động của hàm đệ qui khi sử dụng trong hàm main dưới đây :
#include "stdio.h"
main()
{
printf("\n 3!=%d",gtdq(3));
}
Lần gọi đầu tiên tới hàm gtdq được thực hiện từ hàm main(). Máy sẽ tạo ra một tập các biến tự động của hàm gtdq. Tập này chỉ gồm các đối n. Ta gọi đối n được tạo ra lần thứ nhất là n thứ nhất. Giá trị của tham số thực ( số 3 ) được gán cho n thứ nhất. Lúc này biến n trong thân hàm được xem là n thứ nhất. Do n thứ nhất có giá trị bằng 3 nên điều kiện trong toán tử if là sai và do đó máy sẽ lựa chọn câu lệnh else. Theo câu lệnh này, máy sẽ tính giá trị biểu thức :
n*gtdq(n-1) (*)
Để tính biểu thức trên, máy cần gọi chính hàm gtdq vì thế lần gọi thứ hai sẽ thực hiện. Máy sẽ tạo ra đối n mới, ta gọi đó là n thứ hai. Giá trị của n-1 ở đây lại là đối của hàm , được truyền cho hàm và hiểu là n thứ hai, do vậy n thứ hai có giá trị là 2. Bây giờ, do n thứ hai vẫn chưa thoả mãn điều kiện if nên máy lại tiếp tục tính biểu thức :
n*gtdq(n-1) (**)
Biểu thức trên lại gọi hàm gtdq lần thứ ba. Máy lại tạo ra đối n lần thứ ba và ở đây n thứ ba có giá trị bằng 1. Đối n=1 thứ ba lại được truyền cho hàm, lúc này điều kiện trong lệnh if được thoả mãn, máy đi thực hiện câu lệnh :
return 1=gtdq(1) (***)
Bắt đầu từ đây, máy sẽ thực hiện ba lần ra khỏi hàm gtdq. Lần ra khỏi hàm thứ nhất ứng với lần vào thứ ba. Kết quả là đối n thứ ba được giải phóng, hàm gtdq(1) cho giá trị là 1 và máy trở về xét giá trị biểu thức
n*gtdq(1) đây là kết quả của (**)
ở đây, n là n thứ hai và có giá trị bằng 2. Theo câu lệnh return, máy sẽ thực hiện lần ra khỏi hàm lần thứ hai, đối n thứ hai sẽ được giải phóng, kết quả là biểu thức trong (**) có giá trị là 2.1. Sau đó máy trở về biểu thức (*) lúc này là :
n*gtdq(2)=n*2*1
n lại hiểu là thứ nhất, nó có giá trị bằng 3, do vậy giá trị của biểu thức trong (*) là 3.2.1=6. Chính giá trị này được sử dụng trong câu lệnh printf của hàm main() nên kết quả in ra trên màn hình là :
3!=6
Chú ý :
Hàm đệ qui so với hàm có thể dùng vòng lặp thì đơn giản hơn, tuy nhiên với máy tính khi dùng hàm đệ qui sẽ dùng nhiều bộ nhớ trên ngăn xếp và có thể dẫn đến tràn ngăn xếp. Vì vậy khi gặp một bài toán mà có thể có cách giải lặp ( không dùng đệ qui ) thì ta nên dùng cách lặp này. Song vẫn tồn tại những bài toán chỉ có thể giải bằng đệ qui.
6.3.2. Các bài toán có thể dùng đệ qui :
Phương pháp đệ qui thường áp dụng cho các bài toán phụ thuộc tham số có hai đặc điểm sau :
Bài toán dễ dàng giải quyết trong một số trường hợp riêng ứng với các giá trị đặc biệt của tham số. Người ta thường gọi là trường hợp suy biến.
T...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top