sonntcimas

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Tìm hiểu LASER ND:YAG & ứng dụng LASER trong y tế
Lời nói đầu 1
CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ LASER 3
I: Laser là gì? 3
II: Nguyên lý hoạt động của laser 3
2.1:Các hiện tượng quang học cơ bản 3
2.1.1: Hiện tượng hấp thụ ánh sáng 4
2.1.2: Hiện tượng phát xạ tự do 5
2.1.3: Hiện tượng phát xạ cưỡng bức 5
2.2: Nguyên lý hoạt động của laser 6
2.2.1: Nguyên lý 6
2.2.2: Quá trình bơm 7
2.2.3: Buồng cộng hưởng 9
III: Các tính chất cơ bản của laser 12
3.1: Độ định hướng cao 12
3.2: Tính đơn sắc rất cao 12
3.3: Tính kết hợp của các photon trong chùm tia laser 13
3.4: Tính chất từ phát liên tục đến phát xung cực ngắn 13
3.5: Công suất phát laser 13
IV: Phân loại laser 14
4.1: Phân loại theo môi trường hoạt chất. 14
4.2: Phân loại theo chế độ làm việc. 16
4.3: Phân loại theo bước sóng. 17
4.4: Phân loại theo chế độ an toàn. 17
CHƯƠNG II: LASER TRONG Y TẾ 19
I: Tương tác của laser với tổ chức sống 19
1.1: Cơ chế tương tác của bức xạ laser với tổ chức sống 19
1.1.1: Tương tác laser mô tế bào 19
1.1.2: Phân loại tương tác 23
1.1.3: Tham số vật lý ứng với các dạng tương tác 24
1.2: Sự tán xạ, sự hấp thụ và độ xuyên sâu 26
1.2.1: Sự tán xạ 26
1.2.2: Sự hấp thụ 26
1.2.3: Độ xuyên sâu 28
1.2.4: Kết luận 32
II: Ứng dụng kỹ thuật laser trong y học 33
2.1: Giới thiệu chung 33
2.2: Liệu pháp laser quang động học 34
2.3: Liệu pháp laser nhiệt 36
2.3.1: Laser nhiệt trong quang đông 38
2.3.2: Laser nhiệt trong phẫu thuật 38
2.3.3: Laser nhiệt trong tim mạch 39
2.4: Một số ứng dụng khác 40
2.5: Hướng phát triển 41
III: Phân loại các thiết bị laser trong y học 42
3.1: Các thiết bị laser dùng trong chuẩn đoán 42
3.2: Các thiết bị laser dùng trong điều trị 42
3.3: Các hệ laser công suất thấp 43
3.4: Các hệ laser công suất cao 45
IV: An toàn laser trong y tế 48
4.1: Ảnh hưởng hiệu ứng sinh học của tia Laser. 48
4.2: Các chuẩn về an toàn. 51
4.3: Phân líp nguy hiểm cho Laser. 52
4.3.1: Các sản phẩm Laser thuộc líp I. 56
4.3.2: Các sản phẩm Laser thuộc líp II. 58
4.3.3: Các sản phẩm Laser thuộc líp III. 60
4.3.4: Các sản phẩm líp IV. 61
4.4: Các rủi ro về Laser 62
4.5: An toàn hệ thống Laser 63
CHƯƠNG III: ỨNG DỤNG LASER ND:YAG TRONG Y TẾ 66
I: Giới thiệu chung về laser rắn 66
1.1: Đặc điểm 66
1.2: Cơ chế tạo nghịch đảo nồng độ 68
1.3: Nguồn bức xạ bơm và hệ thống bơm quang học 72
1.4: Các chế độ phát của laser rắn 74
1.4.1: Chế độ phát tự do 74
1.4.2: Chế độ điều chế hệ số phẩm chất 76
II: Laser Nd: YAG 78
2.1: Đặc điểm 78
2.2: Hệ thống quang học của laser Nd: YAG 82
2.3: Các phương pháp bơm trong laser Nd: YAG 82
III: Khảo sát thiết bị laser Nd: YAG 84
3.1: Giới thiệu về thiết bị 84
3.2: Các đặc điểm và các thông số kỹ thuật 84
3.3: Sơ đồ khối thiết bị 86
3.3.1: Điều khiển hệ thống 86
3.3.2: Điều khiển công suất 87
3.3.3: Hệ dẫn đường phẫu thuật 91
3.3.4: Hệ làm lạnh 93
3.3.5: An toàn hệ thống 94
3.4: Tính ưu việt và ứng dụng y học 95
3.5: Một số kết quả y học ban đầu của việc ứng dụng thiết bị laser
Nd: YAG 96
Tài liệu tham khảo 98

Lời nói đầu

Xuất phát từ phát minh thiên tài của nhà vật lý vĩ đại A. Einstein (Đức) về hiện tượng phát xạ cưỡng bức năm 1917, các nhà vật lý khác đã nghiên cứu và chế tạo thành công máy laser đầu tiên vào năm 1960. Cho đến nay đã có hàng trăm loại laser được chế tạo và chúng đã thâm nhập vào hầu hết các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, các nghành kinh tế và cuộc sống con người. ứng dụng laser trong y học là một trong những hướng phát triển mạnh nhất, hiệu quả nhất của trào lưu trên.

Bức xạ laser khi tương tác với cơ thể tạo ra những hiệu ứng đặc biệt. Đó là hiệu ứng kích thích sinh học, quang hóa, quang nhiệt, quang cơ…Trên cơ sở hiểu biết đầy đủ về các hiệu ứng sinh học của bức xạ laser, trong hơn 40 năm phát triển kỹ thuật này hàng loạt các thiét bị laser chuyên dụng cho điều trị và chuẩn đoán đã ra đời, được thử nghiệm thành công và đưa vào ứng dụng tại hầu hết các ngành và chuyên khoa y tế. Laser đã chứng minh ưu thế tuyệt đối của mình trong nhiều lĩnh vực như quang đông để hàn bong võng mạc giúp chữa trị hàng triệu người khỏi mù lòa, phẫu thuật xử lý các u ác tính hạn chế mức độ di căn và các hiệu ứng phụ, tạo hình mạch, mổ tim cấp cứu, phá sỏi, chuẩn đoán sớm bệnh tật đặc biệt là ung thư…Đến nay việc ứng dụng laser trong y tế đã hình thành một chuyên ngành y học mới – chuyên ngành y học và ngoại khoa laser.

Tại Việt Nam các thiết bị laser đã trở thành những thiết bị y tế phổ biến, được sử dụng rộng rãi tại hầu hết các bệnh viện trên toàn quốc. Trong những năm gần đây việc nghiên cứu, chế tạo các thiết bị laser trong y tế đã có những bước phát triển lớn. Trước đây chúng ta mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu ứng dụng hai loại laser đơn giản là laser He-Ne và laser CO2. Hiện nay chúng ta đã di sâu nghiên cứu những loại laser phức tạp hơn và có những ứng dụng cao hơn như laser YAG, laser excimer…

Em đã chọn đề tài về laser làm nội dung cho đồ án tốt nghiệp của mình. Trong đồ án em trình bày về những ứng dụng của laser trong y tế, tìm hiểu một loại laser cụ thể là laser Nd: YAG và thiết bị laser này trong y tế.

Trong quá trình thực hiện đồ án em xin bày tỏ lòng Thank tới tiến sĩ Nguyễn Đức Thuận, cô Đinh Thị Nhung , KS Lê Huy Tuấn và phòng điện tử y tế- trung tâm công nghệ laser đã giúp đỡ em hoàn thành đồ án này.

Do thời gian hạn chế nên đồ án của em còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến nhận xét, đánh giá của thầy cô và các bạn.




















Chương i: lý thuyết chung về laser


I: Laser là gì?

Laser là một trong những phát minh khoa học quan trọng nhất của thế kỷ XX. Thuật ngữ Laser là khuyếch đại ánh sáng bằng phát xạ bức xạ cưỡng bức (Light Amplification by Stimulated Emision of Radiation). Ông tổ của laser chính là nhà vật lý thiên tài Albert Einstein, người đã phát minh ra hiện tượng phát xạ cưỡng bức (Stimulated Emision of Radiation) vào năm 1917. Còn người phát minh ra nguyên lý cơ bản của máy laser là nhà vật lý người Mỹ Townes vào năm 1964. Cùng đồng thời trong năm đó hai nhà vật lý người Liên Xô là Prochorow và Babov cũng công bố các công trình phát hiện nguyên lý laser. Do phát minh này ba nhà vật lý trên đã được nhận giải thưởng Nobel vật lý năm 1964. Máy laser đầu tiên được chế tạo bởi nhà vật lý mỹ Meiman vào năm 1960 trên cơ sở sử dụng oxit nhôm tinh khiết (Al2O3) có phủ ion crom gọi là laser Ruby. Sau thành công này trong một thời gian ngắn, người ta đã phát hiện hàng loạt chất có khả năng phát tia laser như hỗn hợp khí He và Ne (laser He- Ne), tinh thể bán dẫn Gallium Arsenid (laser diode GaAs), tinh thể Yttrium Aluminium Garnet (laser Nd: YAG), các chất màu pha lỏng khác nhau (laser màu).

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Top