penu_iuanh

New Member

Download miễn phí Ebook Xóa mù Linux - Cài đặt và sử dụng Fedora Core 2





Mục lục
1 Giới thiệu chung 3
1.1 Một số phiên bản Linux . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3
2 Cài đặt Fedora Core 2 5
2.1 Yêu cầu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5
2.2 Chuẩn bị . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5
2.3 Cài đặt . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5
3 Làm quen 7
4 Nối mạng 9
5 Cập nhật 10
5.1 RPhần mềm Package Manager . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10
6 Sử dụng 11
6.1 Cài thêm fonts tiếng Việt và Unicode . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11
6.2 Nhập tiếng Việt bằng X-Unikey . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11
6.3 Duyệt web bằng Mozilla . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12
6.4 Liên lạc bằng Gaim . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13
6.5 Nghe nhạc mp3 bằng xmms . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14
6.6 Xem video bằng xine . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14
6.7 Sử dụng bộ Open Office . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14
6.8 Soạn thảo văn bản bằng Emacs/Vim/gEdit . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14
6.8.1 Emacs . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14
6.8.2 Vim . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15
6.8.3 gEdit . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15
6.9 Đồ hoạ bằng Gimp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16
6.10 Tạo ảnh vector bằng tgif . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16
6.11 Vẽ biểu đồ bằng gnuplot . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16
6.12 Xem file pdf bằng Acrobat Reader . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 17
6.13 Lập trình C/C++ bằng gcc . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 18
6.13.1 C . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19
6.13.2 C++ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19
6.14 Lập trình Java bằng Sun J2SDK . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 20



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

heck:
Slackware, Gentoo, College, Yellow Dog, SGI, Momonga,...
4
2 Cài đặt Fedora Core 2
2.1 Yêu cầu
Để có thể thực hiện hết những gì ghi trong bản hướng dẫn này, hệ thống của bạn cần thoả
mãn những yêu cầu sau:
ˆ Máy của bạn phải khởi động được từ ổ CD/DVD
ˆ Ổ cứng của bạn phải còn dư ít nhất 6GB
ˆ Ít nhất 128MB RAM
ˆ Đường truyền internet tốc độ cao (ADSL hay cáp quang)
2.2 Chuẩn bị
Trước khi cài đặt, cần chuẩn bị những thứ sau:
1. Chuẩn bị sẵn 1 đĩa DVD hay 4 đĩa CD FC2
2. Dùng Partition Magic (trên Windows) hay một chương trình chia ổ đĩa nào đó tạo sẵn
một partition lớn khoảng 6 đến 8 GB, format dạng nào cũng được (fat, fat32, ext3, v.v.).
Từ đây chúng tui giả định trên máy của bạn có ổ C cài Windows, ổ D format dạng FAT32
để chứa dữ liệu, ổ E trống để chuẩn bị cài FC2
3. Chỉnh sửa BIOS sao cho máy có thể khởi động từ ổ CD/DVD
4. Download gói xmlinux.tbz từ để ở ổ D
2.3 Cài đặt
Phần này không trình bày thì lại bảo không chu đáo, trình bày kỹ quá thì sẽ bị nói là rỗi hơi.
Tức là cài đặt FC2 dễ như ăn kem ấy, cứ theo chỉ dẫn trên màn hình là xong! Thế này nhé:
1. Nhét đĩa CD hay DVD vào, khởi động lại máy
2. Khi boot vào CD/DVD rồi thì Enter một cái để bắt đầu cài, sẽ hiện ra một cái màn hình
Welcome to Fedora Core. Nhấn Next.
3. Language Selection: English
4. Keyboard Configuration: Japanese
5. Monitor Configuration: Để nguyên như mặc định
6. Upgrade Examine: càiFedora Core
7. Installation Type: Custom
8. Disk Partitioning Setup: Manually partition with Disk Druid
5
9. Disk Setup: Mục này phải làm thật thận trọng nếu không toàn bộ ổ cứng sẽ bị format
hết! Phần đĩa tương đương với ổ C để nguyên. Phần đĩa tương ứng với ổ D thì nhấn chuột
vào đó rồi nhấn nút “Edit”, trong hộp Mount Point nhập “/data”. Làm như vậy sau này
sẽ dùng ổ D chung với Windows được. Cuối cùng là tới phần đĩa tương ứng với ổ E. Nhấn
chuột lên đó. Nhấn nút “New”. Chọn Mount Point là “/boot”, File System Type là “ext3”,
Size (MB) là 100. Nhấn OK. Nhấn nút “New” một lần nữa. File System Type: “swap”,
Size (MB): 512 (khoảng gấp đôi RAM). OK. Nhấn nút “New” lần cuối. Mount Point: “/”,
File System Type: “ext3”, Addition Size Options: Fill to maximum allowable size (dùng
hết toàn bộ phần đĩa còn lại, cỡ 5000 đến 7000 MB). Next.
10. Boot Loader Configuration: Có thể lựa chọn Windows (DOS) hay FC2 làm hệ điều hành
mặc định khi khởi động máy. Để nguyên “Fedora Core”. Next
11. Network Configuration: Next
12. Firewall Configuration: Next
13. Additional Language Support: Chọn English (USA) và Japanese. Select the default lan-
guage for the system: English (USA)
14. Time Zone Selection: Asia/Tokyo (nhấn chuột vào thủ đô Tokyo trên bản đồ)
15. Set Root Password: Nhập password cho root (root là user đặc biệt, có quyền tối cao đối
với hệ thống). Next
16. Package Installation Defaults: Customize software packages to be installed
17. Package Group Selection: Everything (cài tất cả, ổ cứng rẻ bèo, tiếc gì mấy GB :)
18. About to Install: Next
19. Các bước còn lại cứ để như mặc định và nhấn Next. (Nó hỏi có tạo đĩa mềm khởi động
hay không, trả lời là không). Có thể mất 30 tới 60 phút. Trong thời gian đó ra làm ly cà
phê, mệt quá rồi...
20. Cài xong rồi! Máy tự khởi động lại. Hoàn thành nốt các bước còn lại theo chỉ dẫn tên màn
hình. Khi tạo user mới thì nhập tên user và password, chú ý là tên user để chữ thường và
không có dấu cách. Ví dụ: penguin, tuxedo, musketeer,... Từ nay trở đi sẽ login vào máy
bằng account vừa tạo, chỉ dùng account “root” trong những trường hợp đặc biệt.
6
3 Làm quen
Từ đây trở đi sẽ dùng một account giả định là “penguin”, các bạn hãy thay thế “penguin” bằng
account thật của mình.
Như mặc định, sau khi khởi động vào FC2, bạn sẽ gặp màn hình như dưới đây:
Bạn nhấn vào cái mũ đỏ (Redhat) và chọn các ứng dụng từ trong đó. (Cái mũ đỏ tương đương
với Start Menu của Windows) FC2 cung cấp hơn 1,000 ứng dụng các loại - tất cả đều miễn phí.
Từ nay bạn sẽ phải dùng nhiều tới một chương trình tên là “Terminal”, hãy tạo một icon
link đến “Terminal” theo cách sau: Nhấn chuột phải lên một vùng trống của thanh công cụ,
chọn Add to Panel → Launcher from menu → System Tools → Terminal
Làm quen với Terminal
Nhấn chuột trái vào icon Terminal trên thanh công cụ hay chọn từ Redhat → System Tools
→ Terminal
Thực hiện một số lệnh như:
touch foo.txt : tạo một blank file tên là “foo.txt”
mkdir bin : tạo thư mục tên là “bin”
ls : hiển thị danh sách files và thư mục
man ls : xem cách dùng lệnh ls
cd bin : chuyển từ thư mục hiện tại sang thư mục “bin”
pwd : hiển thị thư mục hiện hành, để biết là mình hiện đang ở đâu
cd .. : chuyển từ thư mục hiện hành lên thư mục cấp trên
su : chuyển thành root (nhập root password)
passwd : thay đổi password (nhập password cũ và password mới)
7
uname -a : hiển thị tên và phiên bản của hệ điều hành
less foo.txt : hiển thị nội dung file foo.txt ra màn hình Terminal
cp foo.txt bar.txt : copy file foo.txt ra bar.txt
mv foo.txt hoge.txt : đổi tên file foo.txt thành hoge.txt
mv bin sbin : đổi tên folder bin thành sbin
rm foo.txt : xoá file foo.txt
rm -r bin : xoá thư mục bin
rm -rf * : Xoá tất cả mọi thứ ở thư mục hiện hành mà không cần xác nhận lại. Hết sức thận
trọng đối với lệnh này!
ln -s foo.txt bar.txt : tạo bar.txt links đến foo.txt
man command_name : đọc hướng dẫn chi tiết về các lệnh, nghĩa là gõ man theo sau bởi tên
lệnh.
Khi nhập tham số là những file có tên dài, chỉ việc nhập 1, 2 chữ đầu tiên và ấn phím Tab,
tên file sẽ tự động được hiển thị. Đây là chức năng hỗ trợ rất tiện lợi, vừa tránh được việc
gõ nhầm tên file, vừa giảm được rất nhiều công gõ bàn phím. Ví dụ khi muốn copy một file
có tên là some-file-with-very-long-name.txt thành file short-file.txt bạn chỉ cần gõ
cp so và nhấn phím Tab, tên file some-file... sẽ tự động được bổ sung. Bạn chỉ nhập thêm
short-file.txt là xong. Thủ thuật này sẽ phát huy tác dụng khi bạn thực hiện các phần
hướng dẫn sau.
8
4 Nối mạng
Khi cài đặt, bạn đã để Lan card (eth0) theo chế độ “Active on Boot” và tự động nhận IP do
DHCP server của ISP (Internet Service Provider) cung cấp. Như vậy bạn nghiễm nhiên có thể
dùng được internet mà không cần cấu hình lại bất cứ cái gì khác. Để kiểm tra xem đã nối mạng
chưa, bạn dùng trình duyệt web Mozilla (nhấn vào icon hình quả địa cầu trên thanh công cụ
hay chọn Redhat → Internet → Web Browser), mở một trang web nào đó, ví dụ yahoo.com.
Nếu mở được trang này rồi thì bạn có thể bỏ qua phần “Nối mạng” này và đọc tiếp các phần
sau.
Phần sau đây hướng dẫn cách nối mạng qua đường broadband (xDSL) theo giao thức
PPPoE.
1. Đăng nhập với account ‘penguin’
2. Khởi động Terminal
3. Dùng lệng su để trở thành root
4. Dùng lệnh /sbin/adsl-setup
5. Phần LOGIN NAME: nhập tên user do nhà ISP cung cấp
6. Phần INTERFACE: để như mặc định (default eth0), nhấn Enter
7. Nó hỏi có muốn mình muốn nối mạng thường xuyên hay chỉ nối khi cần thiết, chọn ‘stay
up continuously’ bằng cách nhập ‘no’ và Enter
8. Phần DNS: Thông thường ISP để DNS là dynamic, nhập ‘server’ và Enter
9. Phần PASSWORD: Nhập password do ISP cung cấp
10. Phần USERCTRL: Nhập ‘yes’, Enter
11. Phần FIREWALLING: Nhập ‘1’,...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top